Công ty Cổ phần Mạng giáo dục Bạch Kim - 27 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội
Trang bìa
Trang bìa:
TIẾT 6: ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC NHẠC SĨ HOÀNG VÂN VÀ BÀI HÁT HÒ KÉO PHÁO I. ÔN TẬP BÀI HÁT - LÝ DĨA BÁNH BÒ
1. Nghe lại bài hát mẫu:
I. ÔN TẬP BÀI HÁT - LÝ DĨA BÁNH BÒ 1. Nghe lại bài hát mẫu 2. Cùng hát lại:
I. ÔN TẬP BÀI HÁT - LÝ DĨA BÁNH BÒ 2. Cùng hát lại II. ÔN TẬP TĐN SỐ 2
1. Nghe bài TĐN mẫu:
2. Đọc hoàn chỉnh cả bài:
II. ÔN TẬP TĐN SỐ 2 2. Đọc hoàn chỉnh cả bài III. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC
1. Nhạc sĩ Hoàng Vân:
1. Nhạc sĩ Hoàng Vân III. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC - Tên thật là Lê Văn Ngọ ( Bút danh là Y-Na), sinh năm 1930 tại Hà Nội. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp từ khi còn ít tuổi. - Gia đình ông sống ở phố Hàng Thùng. Hoàng Vân vẫn tự hào là ít có người sống trong phố cổ Hà nội từ lúc sinh ra đến năm hơn 80 tuổi. - Năm 16 tuổi, ông gia nhập Đội thiếu niên cứu quốc Mai Hắc Đế, là liên lạc viên tự vệ khu Đông Kinh Nghĩa Thục (Liên khu I), Hà Nội, rồi làm phụ trách Thiếu sinh quân Trung đoàn 165, Sư đoàn 312. Sau đó ông tham gia Đội Tuyên truyền võ trang Lao Hà, làm báo chí và công tác địch vận của trung đoàn, sư đoàn, và sau đó phụ trách văn nghệ ở Sư đoàn 312. - Sau 1954, hòa bình lập lại, ông được gửi đi tu nghiệp tại Nhạc viện Bắc Kinh, Trung Quốc. Khi về nước, ông chỉ huy dàn nhạc đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam kiêm chỉ đạo nghệ thuật, đồng thời tham gia giảng dạy môn sáng tác và phối khí tại Nhạc viện Hà Nội cho đến năm 1989 Một vài hình ảnh về nhạc sĩ Hoàng Vân:
2. Sự nghiệp sáng tác:
III. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC 2. Sự nghiệp sáng tác - Hoàng Vân bắt đầu sáng tác từ năm 1951 với những ca khúc được phổ biến rộng rãi tại vùng Tây Bắc, Việt Bắc như "Chiến thắng Hoà Bình", "Tin chiến thắng", "Chiến thắng Tây Bắc",... - Năm 1954, ông sáng tác ca khúc nổi tiếng "Hò kéo pháo". Từ đây sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu nở rộ với hàng loạt ca khúc, hợp xướng, hòa tấu. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho phim, kịch nói, chèo, cải lương. - Ông có những bài hát nổi tiếng như: Quảng Bình quê ta ơi, Hai chị em, Tôi là người thợ mỏ, Bài ca xây dựng, Tình ca Tây Nguyên, Người giáo viên nhân dân, Hát về cây lúa hôm nay…. - Ông là “nhạc sĩ của tuổi thơ”: Em yêu trường em, Con chim vành khuyên, Muà hoa phượng nở, Ca ngợi tổ quốc… 3. Bài hát: Hò kéo pháo:
III. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC 3. Bài hát: Hò kéo pháo Bài hát sáng tác năm 1954 Tác giả tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, cảm nhận tinh thần chiến đấu của quân dân ta, đã thôi thúc nhạc sĩ viết nên bài hát này. Bác Hồ giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
Các chiến sĩ đang mở đường vào Điện Biên Phủ:
Chiến sĩ Lương Văn Soi vác hòm vũ khí nặng 100kg:
Đoàn xe thồ vận chuyển lương thực:
Các chiến sĩ đang kéo pháo:
4. Nghe bài hát: hò kéo pháo:
IV. DẶN DÒ
1. Hướng dẫn học bài :
Hướng dẫn học bài Ôn tập TĐN số 2 Học nhạc sĩ Hoàng Vân, nhạc sĩ Trần Hoàn, Gam Thứ, giọng thứ, hai bài hát, hai bài TĐN đã học tuần sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. Làm đủ các bài tập ở SBT Đọc thêm phần có thể Chuẩn bị bài mới: Bài Tuổi hồng 2. Kết bài:
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM ĐÃ THAM DỰ TIẾT HỌC
nguon VI OLET