Giáo viên: Nguyễn Hồng Minh
Tổ: Nghệ thuật- Thể chất
Trường THCS Trưng Vương Hoàn Kiếm- Hà Nội
Âm nhạc lớp 8
Bài 2 Tiết 6
- Ôn bài hát: Lí dĩa bánh bò
- Ôn tập đọc nhạc số 2
- Âm nhạc thường thức:
Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát “ Hò kéo pháo”
I- Ôn bài Tập Đọc nhạc số 2
TRở về Su-ri-en-tô ( Trích )
Bài hát I-ta-li-a
Em cho biết tên bài hát? Bài hát của nước nào?
Bài hát gốc bằng tiếng I-ta-li-a
Bài TĐN số 2 được viết ở nhịp gì? Nêu định nghĩa?
Bài TĐN được viết ở giọng gì?
1c
1
1c
1c
1
Em yêu trường em
Con chim vành khuyên
Bài ca xây dựng
Ca ngợi Tổ Quốc
Ông có bút danh là
Y – Na
Ông được nhận giải thưởng HCM về VHNT vào năm 2000

II- Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo
- Hoàng Vân (tên khai sinh: Lê Văn Ngọ, sinh 24 tháng 7 năm 1930) là một nhạc sĩ nhạc đỏ Việt Nam, người được coi là có nhiều nhất sáng tác về các ngành và các bài hát của ông đều trở thành bài truyền thống. Ông nổi tiếng với hàng loạt ca khúc như "Bài ca xây dựng", "Hò kéo pháo", "Người chiến sĩ ấy", "Quảng Bình quê ta ơi", "Tôi là người thợ lò",... Ông còn có bút danh là Y - Na(tức "Yêu Ngọc Anh" - Ngọc Anh là người bạn đời của ông).
- Hoàng Vân bắt đầu sáng tác từ năm 1951 với những ca khúc được phổ biến rộng rãi tại vùng Tây Bắc, Việt Bắc như "Chiến thắng Hoà Bình", "Tin chiến thắng", "Chiến thắng Tây Bắc",... Năm 1954, ông sáng tác ca khúc nổi tiếng "Hò kéo pháo". Từ đây sự nghiệp sáng tác của ông bắt đầu nở rộ với hàng loạt ca khúc, hợp xướng, hòa tấu. Ngoài ra ông còn viết nhạc cho phim, kịch nói, chèo, cải lương.
 - Ngoài ra ông còn viết các ca khúc thiếu nhi như: "Ca ngợi Tổ quốc", "Mùa hoa phượng nở", "Em yêu trường em", "Mùa hè" (rút từ tổ khúc "Bốn mùa"), "Con chim vành khuyên", "Bảy sắc cầu vồng", "Đường lên đỉnh Olympia",..
- Ông còn viết nhạc cho phim, kịch nói, chèo, cải lương. Ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Bộ đội ta theo giao thông hào tiến sát vào vị trí Him Lam, ngày 17/3/1954
Gian nan đường kéo pháo
Kéo pháo vào chiến trường Điện Biên Phủ
Anh hùng liệt sỹ Tô Vĩnh Diện, người đã lấy thân mình chèn pháo 60 năm trước 
Thiết lập trận địa tiêu diệt không lực Pháp
Bài hát Hò kéo pháo sánh tác năm nào?
Ông xúc động khi lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy pháo lớn của ta. Ông kinh ngạc khi được biết rằng những khẩu pháo nặng hàng tấn ấy được kéo lên trận địa đặt trên núi cao chỉ bằng đôi vai và đôi tay người lính. Đúng lúc ấy, một lệnh truyền xuống: “Kéo pháo ra!”. Những khối thép nặng hàng tấn lại phải dùng sức người quay những cuộn tời để kéo ra ngoài, bố trí lại theo một phương án khác.
Nếu lúc kéo pháo vào, kẻ địch hoàn toàn không hay biết gì thì lúc kéo pháo ra, bọn chúng đã đoán được. Đạn pháo và bom bắt đầu giội xuống những ngã đường chúng nghi ngờ. Nhiều lần, mảnh bom đạn đã chặt đứt giây cáp. Trong một trường hợp như thế, Tô Vĩnh Diện dũng cảm cứu pháo. Tin Tô Vĩnh Diện hy sinh đến với Hoàng Vân vào lúc 3 giờ sáng. Ông xúc động mở sổ tay ghi những nét nhạc đầu tiên xuất hiện trong đầu, dưới ánh sáng đèn dù chập chờn. Bỗng có tiếng gà rừng gáy xa xa...
“Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo. Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi…” Đó là bài hát của mồ hôi nhỏ giọt, của chung tấm lưng ướt đầm, của bàn tay siết vào dây tời, của những bắp thịt cuộn sóng... Những lời hát như tiếp thêm sức mạnh cho quân và dân ta, để làm nên một chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”,
III- Ôn bài hát ‘ Lí dĩa bánh bò
Dân ca Nam bộ
Đây là loại bánh gì? Có Xuất xứ từ đâu?

Đây là câu hát trong bài hát nào?

Em hãy đọc 2 câu thơ mà từ đó nhân dân ta sang tác ra bài hát : lí dĩa bánh bò?

Bài hát lí dĩa bánh bò

Dặn dò
Học thuộc lời và ôn kỹ động tác của bài hát’ Lí dĩa bánh bò”
Xướng âm và đập phách tốt bài TĐN số 2
Nắm vững những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Vân.

Chúc các em luôn có những giờ học bổ ích và thú vị
nguon VI OLET