1
3
2
5
4
6


MĨ THUẬT 8 CHỦ ĐỀ 9: TỈ LỆ MẶT NGƯỜI(4TIẾT)
TIẾT 3: MÔ PHỎNG MẶT NẠ TUỒNG



1. Tìm hiểu
Mặt nạ Tuồng được sử dụng để hóa trang nhân vật trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật sân khấu Tuồng, có khi người ta vẽ lên mặt nạ hoặc trực tiếp lên mặt?
Tuồng, tức hát bộ, còn gọi là hát bội hay luông tuồng là một loại kịch hát cổ truyền ở Việt Nam.


1. Tìm hiểu
Câu hỏi:

Câu1: Màu sắc trên mặt nạ Tuồng tượng trưng cho đặc điểm gì của nhân vật?

Trả lời: Màu sắc trên mặt nạ Tuồng tượng trưng cho tính cách của nhân vật như: Mặt trắng(trầm tính), mặt đỏ(trí dũng, chững chạc), mặt rằn (nóng nảy), mặt mốc(nịnh)...

Mặt đỏ
(cương
trực, trí dũng)
Mặt hồng (điềm đạm,
hiền hòa)
Mặt mốc (nịnh)
1. Tìm hiểu
Câu hỏi:
Câu2: Mắt thường được thể hiện ra sao?
Trả lời:
Mắt là yếu tố được nhấn mạnh nhất trong tất cả các chi tiết ở mặt nạ Tuồng. Mắt trên mặt nạ luôn được vẽ xếch lên, đặc biệt với nhân vật võ.

1. Tìm hiểu
Câu hỏi:
Câu 3: Trạng thái cảm xúc trên mặt nạ biểu hiện qua những yếu tố nào?
Trả lời:
Các chi tiết mày, môi, khóe miệng cũng thể hiện trạng thái cảm xúc của nhân vật
Ngoài biểu diễn Tuồng mặt nạ còn dùng nhiều vào mục đích như trang trí và trong các lễ hội hóa trang (Halloween), rước đèn Trung thu
2. Thực Hiện
Cách vẽ (Tùy theo vật liệu )
*Tìm hình dáng chung của mặt nạ
* Chia tỉ lệ mặt .
* Vẽ các chi tiết, bộ phận của mặt nạ
* chọn màu phù hợp với đặc điểm nhân vật.
3. Thực hành
Lưu ý:
Luôn so sánh điều chỉnh tỉ lệ, màu sắc cho phù hợp.
Có thể Nhấn mạnh một vài chi tiết trên mặt nạ cho tính cách nhân vật bộc lộ rõ hơn.
Dặn dò
Về nhà hoàn thành bài vẽ.
Chuẩn bị tốt cho tiết sau trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
Chân thành cảm ơn
Quý thầy cô giáo và các em học sinh
CHÀO TẠM BIỆT
nguon VI OLET