TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
GVC.THS HOÀNG NGỌC VĨNH









TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH “CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP
VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”
HUẾ, 9/2016
TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH “CUỘC VẬN ĐỘNG HỌC TẬP
VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”
1. Nhận thức về tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, vấn đề đạo đức cách mạng luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm ở vị trí hàng đầu. Đạo đức cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm vun đắp xây dựng và nêu gương cho dân tộc Việt Nam là đạo đức suốt đời tận tụy cung phụng vì hạnh phúc nhân dân.
Người đề ra những chuẩn mực đạo đức cụ thể phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng đối tượng người Việt Nam: Với thiếu niên nhi đồng, là năm điều Bác dạy(1). Với thanh niên, là 6 lời khuyên(2). Với lực lượng vũ trang là 12 điều kỷ luật(3). Với đảng viên, Người quy định 4 tư cách(4). Với cán bộ công chức nhà nước, Người quy định “6 điều không nên và 6 điều nên làm”(5). Với giáo viên, Bác dạy phải là tấm gương 4 mặt. Với đội ngũ y, bác sỹ, Bác dạy “lương y như từ mẫu”. v.v.
Những chuẩn mực đạo đức chung, cơ bản và phổ cập đối với mọi người do Người đề ra có thể khái quát lại là: 1. Trung với nước, hiếu với dân. 2. Có lòng yêu thương con người. 3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. 4. Có tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung.
Trong tính cụ thể, chi tiết về những chuẩn mực đạo đức cách mạng, Người quy định đúng cho từng đối tượng người, ngành nghề, giới tính, lứa tuổi, và những chuẩn mực chung có ý nghĩa cơ bản mang tính phổ cập của đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được Hồ Chí Minh quy định đều thể hiện cả trên ba bình diện: 1. Với tự mình phải rất nghiêm khắc. 2. Với người phải thật sự khoan dung, độ lượng. 3. Với công việc phải tận tâm, tận lực.
Trước Cách mạng Tháng Tám, chuẩn mực đạo đức được Người đặt lên hàng đầu là vì độc lập của Tổ Quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám, mối quan tâm hàng đầu về chuẩn mực đạo đức của Người là liêm chính chí công vô tư, tận tụy, cung phụng chăm lo lợi ích của nhân dân.
Về đạo đức cách mạng của Đảng chân chính, Người viết: “Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ngày càng ít, mà những đức tính tốt như sau (nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm), ngày càng thêm”(7). Người nhắc nhở, đảng viên phải suốt đời tranh đấu cho độc lập của dân tộc, phải đặt lợi ích của cách mạng lên trên hết, phải luôn là kiểu mẫu cho quần chúng trong mọi công việc. Phải luôn khắc phục khuyết điểm, xây dựng đạo đức cách mạng là để “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”(8).
Người chỉ ra, “thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân... Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội. Người cách mạng phải tiêu diệt nó”(9).
Người cũng chỉ ra, nước ta vẫn còn một số ít cán bộ, đảng viên “Do chủ nghĩa cá nhân mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ.
Cũng do chủ nghĩa cá nhân mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân”(10).
Người kêu gọi: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ”(11).
Trong “Di chúc” của mình, Người căn dặn, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, “trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân”(12).
Trong công cuộc đổi mới định hướng xã hội chủ nghĩa, chấp nhận nền kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam, những thách thức “xa dân”, “chệch hướng xã hội chủ nghĩa”, “tham nhũng”, “thoái hóa biến chất về đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên” mà Đảng ta gọi là các nguy cơ mất nước.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) nêu rõ: “Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Đây là lúc hơn lúc nào hết càng cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:“Suốt cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam”.
2. Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động
Điểm nổi bật trong đạo đức cách mạng của Bác Hồ, đó là lòng thương yêu, quý trọng đối với nhân dân. Có thể nói, mọi suy nghĩ, mọi hành động của Bác đều vì lợi ích của nhân dân. Người luôn đặt đời sống của mình trong đời sống của nhân dân và suốt đời gắn bó với nhân dân.
Tầm quan trọng của cuộc vận động Học tập va làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị tổ chức, thực hiện từ ngày Kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng (3/2/2007) cho tới hết nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng:
Giai đoạn 1 đã tổng kết vào ngày 10/10/2010 với 2 đợt triển khai “Thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Triển khai học tập, nghiên cứu 4 tác phẩm đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh”.
Giai đoạn 2 bắt đầu từ 10/10/2010 và sẽ kết thúc vào 2015 khi hết nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng, với 2 đợt “Đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thông qua hình thức chủ yếu “Thi kể chuyện tấm gương học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và “Tổng kết 45 năm thi đua thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Hiện nay tiếp tục cuộc vận động lớn này, giúp mỗi đảng viên, cán bộ, sinh viên, học sinh và nhân dân tăng thêm thấm nhuần tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và các tệ nạn xã hội; lành mạnh hóa môi trường xã hội, đẩy mạnh dân chủ thực hiện công bằng xã hội; nâng cao lập trường đạo đức cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và Đảng viên... Đây chính là những hành động thiết thực nhất để Chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII thành công và Kỷ niệm ngày thành lập Đảng ta 3/2, Kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5, Kỷ niệm Quốc khánh 2/9.
3. Những nội dung cụ thể trong thực hiện “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của trường Đại học Khoa học Huế
Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh chói người cả trên ba phương diện: 1. Với mình phải nghiêm khắc: Tự giác tu dưỡng rèn luyện đạo đức suốt đời. Luôn luôn tự giác chấp hành nghiêm túc mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vì lợi ích của Đảng, của Dân tộc, của Nhân dân, của Tập thể là trước hết, trên hết.
2. Với người phải thật sự khoan dung, độ lượng: Thật sự yêu thương con người, có niềm tin mãnh liệt vào sự vươn dậy của con người. Đấu tranh tự phê bình và phê bình trên tinh thần xây dựng, thống nhất, đoàn kết, cùng tiến bộ. Đồng thời, luôn cảnh giác, nghiêm khắc và kiên quyết đấu tranh đến cùng đối với những ai lợi dụng lòng nhân ái mưu cầu lợi ích riêng không chính đáng, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân, của tập thể.
3. Với công việc phải tận tâm, tận lực: Luôn phấn đấu học tập để không ngừng nâng cao trình độ lý luận Mác-Lênin và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có ý chí và nghị lực vượt mọi khó khăn, thách thức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đã nhận việc là phải hoàn thành công việc được giao đến nơi, đến chốn với hiệu quả, chất lượng cao. Luôn luôn có ý thức và thực hiện cải tiến, đổi mới phương pháp làm việc vì sự tiến bộ và phát triển của nước Việt Nam.
- Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay ở Đại học Khoa học Huế
Trong nền kinh tế thị trường, phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức của Đại học Huế và ĐHKH Huế luôn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh; cần cù, sáng tạo trong học tập; sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặt với những khóa khăn, thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười; luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bên cạnh đó, đã có một bộ phận sinh viên trong các trường của Đại học Huế và ĐHKH Huế phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không có chí lập thân, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào nghiện ngập, hút xách, thiếu trung thực, gian lận trong thi cử, chạy điểm, chạy thầy, chạy trường, mua bằng cấp...
Nguyên nhân
Do đặc thù đào tạo theo hệ thống tín chỉ, mỗi nhóm phải ghép nhiều chuyên ngành nên việc triển khai dạy và học các học phần lý luận Mác-Lênin nói chung và Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng có chất lượng luôn gặp không ít khó khăn nên chất lượng không cao, nhất là phải dạy và học vào ca 3 (ban đêm); lại thêm cơ sở vật chất của các trường thuộc Đại học Huế còn hạn chế (phòng học, ánh sáng, trang thiết bị dạy học,.. đặc biệt máy chiếu của các trường hầu hết không đủ và đều đã bị hỏng nên có mà như không). Công tác Đoàn, Hội chưa thực sự hấp dẫn đối với thanh niên sinh viên. Môi trường xã hội còn nhiều bất cập.
Về phía người học, cũng do chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của môn học, nên hầu hết sinh viên chỉ chú trọng môn học chuyên ngành và chỉ học đối phó cần 5 điểm đối với các học phần lý luận Mác-Lênin nói chung và Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng. Nếu giáo viên không kiên nhẫn, không thấu hiểu đặc thù này thì chất lượng giảng dạy môn học nói chung, chất lượng vận dụng Nghị quyết Trung ương 3 của Bộ Chính trị khóa X về “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đối với sinh viên của Đại học Huế và ĐHKH Huế không cao.
- “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đối với sinh viên của Đại học Huế, Bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh đã hướng dẫn sinh viên các nội dung sau:
Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người của Bác. Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng, yêu Tổ Quốc, yêu nhân dân gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội. Xây dựng tinh thần đoàn kết, tình nguyện, tương thân tương ái vì cộng đồng. Chống lối sống bàng quan, vị kỷ cá nhân, thiếu trách nhiệm đối với Tổ Quốc, với nhân dân, với cộng đồng.
Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường của Bác. Xây dựng ý thức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thật thà, ngay thẳng, khiêm tốn, giản dị, trong sạch, chất phác, tiêu dùng đúng khả năng, thực hiện khẩu hiệu: “cần kiệm là nếp sống đẹp của tuổi trẻ”. Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ mãi. Chống tham ô, lãng phí, xa hoa, tính phô trương trong sinh hoạt, lao động, chống chủ nghĩa cá nhân.
Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người của Bác. Xây dựng ý thức công dân, ý thức cộng đồng, thói quen ứng xử văn hoá, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, trung thực, sáng tạo, tích cực tham gia xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Chống tự do, tuỳ tiện, các biểu hiện coi thường pháp luật cũng như các hành vi thiếu văn hoá trong đời sống, sự giả dối và nạn giáo điều, thiếu sáng tạo. Chống tính ích kỷ, vụ lợi, lối sống tạm thời.
Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống của Bác. Xây dựng tinh thần hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ, siêng học, siêng làm, quyết hoàn thành bằng được kế hoạch đã đặt ra theo tinh thần “chủ trương một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi”. Chống chây lười, thụ động, ỷ lại, thiếu sáng tạo, vô kỷ luật trong học tập, lao động, ngại khó, ngại khổ, thiếu ý chí tiến thủ; chống vết tích nô lệ trong tư tưởng và hành động. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, nâng cao trình độ chính trị, khoa học kỹ thuật và quân sự, nghiên cứu khoa học thực chất, làm việc gì cũng phải học: Học mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời; học ở trường, học sách vở, học lẫn nhau, học nhân dân, học từ thực tiễn cuộc sống, trong việc làm hàng ngày; có thái độ cầu thị. Có ý thức thi đua và thực hành dân chủ trong học tập. Bồi đắp bản lĩnh chính trị, ý chí tự lực, tự cường, tự tin trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Chống tiêu cực, bệnh thành tích trong học tập, bệnh thi đưa hình thức, hư danh, giả dối, sao chép, học thuộc lòng, sự tụt hậu về trình độ, kiến thức khoa học và nhận thức xã hội; những biểu hiện tự ti, mặc cảm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chống kiêu căng, tự mãn trong học tập.
Năm là, học những nguyên tắc tu dưỡng đạo đức mới của Hồ Chí Minh. Tu dưỡng bền bỉ suốt đời, học đi đôi với lao động, lý luận đi đôi với thực hành, cần cù đi đôi với tiết kiệm. Chống đầu voi đuôi chuột, thiếu thực tế, bệnh anh hùng, tự cao tự đại, chuộng hình thức, ít xem xét kết quả. Nêu gương đạo đức, nói đi đôi với làm. Chống nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói một đường làm một nẻo.
Chú thích: 1. Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, Tập 4, trang 421. 2. Sdd, Tập 5, trang 185-186. 3. Sdd, Tập 11, trang 350. 4. Xem Sdd, ,Tập 9, Trang 285. 5. Xem Sdd, Tập 5, Trang 409. 6. Sdd, Tập 4, Tập 5, Trang 233. 7. Sdd, Tập 5, Trang 251-253. 8. Sdd, Tập 5, Trang 293. 9. Sđd,Tập 9, Trang 292. 10. Sđd, Tập 12, Trang 438-439. 11. Sđd,Tập 12, Trang 439. 12. Sđd,Tập 12, Trang 503.
CHỈ THỊ Số: 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2015 VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THẾ HỆ TRẺ GIAI ĐOẠN 2015-2030
Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ luôn được Đảng, Nhà nước, gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm.
Những năm qua, nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác thanh niên và giáo dục thế hệ trẻ đã được triển khai, đạt nhiều kết quả. Hệ thống pháp luật, công tác quản lý nhà nước về thanh thiếu nhi ngày càng được hoàn thiện. Giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ không ngừng được tăng cường và đổi mới.
Nhìn chung, thế hệ trẻ Việt Nam được giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng ngày một tốt hơn; phần lớn thanh thiếu nhi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển của đất nước, sống có trách nhiệm với Tổ quốc, gia đình và bản thân, có ước mơ, hoài bão, kiến thức, kỹ năng, sức khỏe tốt, tư duy năng động, sáng tạo, lạc quan, tự tin, dám nghĩ, dám làm; có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Nhiều tổ chức, cá nhân chưa nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, nhất là trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi.
Việc cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục thế hệ trẻ chưa kịp thời và hiệu quả; nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu.
Vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ chưa được như mong muốn, chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay.
Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Một số ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp.
Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, song, chủ yếu là do các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên chưa làm tốt trách nhiệm chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục và phát huy thế hệ trẻ; chưa giải quyết thoả đáng những vấn đề của thực tiễn đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, hội nhập quốc tế; nhận thức về tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác giáo dục thế hệ trẻ chưa đầy đủ.
Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể còn thiếu chặt chẽ. Đạo đức xã hội có mặt xuống cấp, ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách, đạo đức của thế hệ trẻ. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất, chưa là tấm gương để thế hệ trẻ học tập và noi theo. Nội dung, hình thức dạy và học các môn lý luận chính trị, đạo đức, lối sống chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng thế hệ trẻ.
Những năm tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ; mức độ toàn cầu hoá ngày càng cao. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế hệ trẻ tiếp tục là đối tượng, mục tiêu mà các thế lực thù địch tập trung lôi kéo, kích động, chia rẽ.
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp. Khoảng cách giàu - nghèo, phân hoá xã hội ngày càng tăng. Môi trường văn hoá, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp rất đáng lo ngại. Bảo vệ chủ quyền Tổ quốc đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Mặt trái của các phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là thông tin trên Internet, cùng quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm lớp trẻ và công tác giáo dục thế hệ trẻ.
Trong thời gian tới, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ phải được tiếp tục tăng cường và nâng cao về chất lượng, nhằm góp phần xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức trong sáng, ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng lao động, trở thành những công dân tốt, tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
1- Nhận thức đúng, đầy đủ tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ, từ đó xác định trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và toàn xã hội đối với công tác này
Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng. Đầu tư cho giáo dục, trong đó có giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là đầu tư cho tương lai của đất nước. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội; tạo điều kiện tối đa cho thế hệ trẻ học tập, lao động, cống hiến, là lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục và vận động toàn xã hội thấy được ý nghĩa, vai trò, sự cần thiết của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ; nhìn nhận đúng thế mạnh, cũng như những hạn chế vốn có của giới trẻ Việt Nam, đổi mới nội dung, phương thức giáo dục thanh thiếu nhi. Lãnh đạo cấp uỷ, tổ chức đảng và chính quyền định kỳ gặp gỡ, đối thoại, nắm bắt tâm tư, tình cảm, định hướng tư tưởng, giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thế hệ trẻ.
Chủ động, kịp thời cung cấp thông tin chính thống về tình hình trong nước và thế giới cho thanh niên. Chú trọng tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đấu tranh phòng, chống "diễn biến hoà bình", phản bác các luận điệu, thông tin sai trái; tăng sức đề kháng cho thế hệ trẻ trước sự chống phá của các thế lực thù địch.
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan truyền thông, nhất là các cơ quan báo chí, xuất bản của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ. Khắc phục tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, làm ảnh hưởng đến nhận thức, tư tưởng của thế hệ trẻ. Chú trọng khai thác, sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thông hiện đại, thành tựu khoa học - công nghệ, nhất là Internet trong công tác giáo dục thanh thiếu nhi.
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục thanh thiếu nhi các cấp. Xây dựng đội ngũ làm công tác thông tin, định hướng tuyên truyền trên mạng Internet; nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, giảng viên chính trị… làm công tác giáo dục thế hệ trẻ.
2- Xây dựng môi trường lành mạnh, tạo điều kiện để thế hệ trẻ học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khoá XI về công tác xây dựng Đảng; Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên; ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, công chức, đảng viên.
Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến thanh thiếu nhi, gắn với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chiến lược Phát triển thanh niên Việt Nam, Chương trình xây dựng nông thôn mới… Tăng cường giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn, lên án các hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến công tác giáo dục thanh thiếu nhi.
Xây dựng và phát huy lối sống "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người", có ý thức tự trọng, tự chủ, trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, phù hợp thuần phong mỹ tục, truyền thống của người Việt Nam.
Tăng cường quản lý văn hoá, thông tin, kịp thời ngăn chặn các sản phẩm văn hoá độc hại, thông tin sai trái tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của thế hệ trẻ, nhất là qua các trang mạng xã hội, trang web phản động, đồi truỵ. Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ quan văn hoá, văn học nghệ thuật, xuất bản, báo chí sáng tác và phổ biến tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, góp phần định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ. Khai thác, phát huy hiệu quả các thiết chế và sản phẩm văn hoá hiện có; đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá mới; phát triển các loại hình giải trí lành mạnh cho thanh thiếu nhi. Xây dựng môi trường văn hoá công sở; khu dân cư tiên tiến; làng, xã, gia đình văn hoá.
Từng bước tăng ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ. Ưu tiên bố trí quỹ đất và kinh phí để xây dựng trường học, công trình phúc lợi, vui chơi, giải trí cho thanh thiếu nhi.
Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, tạo chuyển biến trong phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội (nhất là ma tuý, mại dâm, mê tín dị đoan), an toàn giao thông, bảo vệ môi trường sống, bảo đảm cho thế hệ trẻ được an toàn trong cuộc sống, học tập, vui chơi.
3- Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ
Đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ thanh thiếu nhi; cùng với nhà trường giáo dục hình thành nhân cách và trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hoá, ông bà, cha mẹ, anh chị mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hoà thuận, gia đình đoàn kết, thương yêu nhau, bảo vệ cái tốt, cái đúng, chống lại cái xấu, cái ác.
Xây dựng trường học thực sự trở thành trung tâm văn hoá, giáo dục, rèn luyện thanh thiếu nhi; kết hợp hài hoà giữa học chính khoá và ngoại khoá, qua đó góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ. Tạo điều kiện để các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong trường học phát huy vai trò, ảnh hưởng và tích cực tham gia quá trình giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị, đạo đức, bảo đảm thực chất, giúp thế hệ trẻ nhận thức sâu sắc, toàn diện về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sống có văn hoá, nghĩa tình, phấn đấu thực hiện mục tiêu "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội", bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển đất nước.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", các phong trào thi đua yêu nước; tạo điều kiện thuận lợi để thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó rèn luyện, cống hiến, trưởng thành.
4- Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức của thanh thiếu nhi
Tăng cường giáo dục chính trị cho thế hệ trẻ bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, với sự tham gia, phối hợp có trách nhiệm của nhà trường, gia đình, đoàn thể và toàn xã hội. Thường xuyên trao đổi, đối thoại với thế hệ trẻ, kịp thời nắm bắt, dự báo tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội trong thanh thiếu nhi, nhất là ở các thành phố lớn và địa bàn nhạy cảm. Kịp thời đấu tranh, phê phán, uốn nắn nhận thức lệch lạc, biểu hiện sai trái trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.
Đề cao vai trò nêu gương của cán bộ Đoàn, Hội, Đội, nhân rộng điển hình tiên tiến gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy tinh thần tự học tập, rèn luyện, phấn đấu trong cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.
Tổ chức Đoàn, Hội, Đội chủ động phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ. Xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của hệ thống các nhà văn hoá thanh thiếu nhi, trường đào tạo, báo chí, xuất bản của Đoàn trong công tác này.
Chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thanh thiếu nhi qua các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ, qua đó, vừa làm công tác giáo dục, vừa phát huy vai trò của lớp trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; đồng thời, tăng cường khả năng đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi vào tổ chức.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về công tác giáo dục của Đoàn; tiến hành đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội, Đội phù hợp với yêu cầu, tình hình mới.
Nâng cao chất lượng đoàn viên và công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng.
5- Tổ chức thực hiện
Cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp có biện pháp cụ thể, thiết thực thực hiện Chỉ thị này.
Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc thể chế hoá, xây dựng các đề án, chương trình thực hiện Chỉ thị.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ động phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện Chỉ thị này.
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các bộ, ngành liên quan đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ báo cáo Ban Bí thư.
T/M BAN BÍ THƯ
(đã ký)
Lê Hồng Anh
Nắm vững nội dung cơ bản, những điểm mới trong
Văn kiện Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thông qua Nghị quyết và các văn kiện quan trọng, có ý nghĩa về chính trị, tư tưởng và hành động đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.
Việc học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII là một nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2016, mà tập trung nhất là những nội dung cơ bản, mới, các giải pháp thực hiện phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực.
Chỉ thị số 01-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ ra nội dung cần tập trung gồm: Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng do đồng chí Tổng Bí thư trình bày; Báo cáo chính trị; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay".
Nội dung Văn kiện Đại hội XII được xây dựng trên cơ sở tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới, có sự kế thừa, bổ sung, phát triển Văn kiện Đại hội XI, của các nghị quyết Hội nghị Trung ương trong nhiệm kỳ và đường lối, quan điểm của Đảng trong các nhiệm kỳ trước đây. Trong đó, những quan điểm cơ bản, tư tưởng chỉ đạo, nội dung cốt lõi, những vấn đề mới, đều hiện diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cụ thể như sau:
I. Về đổi mới mô hình tăng trưởng và hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế thừa những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XI, Văn kiện Đại hội XII có những phát triển mới rất rõ nét, nêu rõ hơn định hướng và giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, xác định đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
 II. Về lĩnh vực văn hoá – xã hội, Văn kiện đặc biệt chú trọng các nhiệm vụ, giải pháp gắn kết giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ với phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ hiệu quả quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược. Việc xây dựng, phát triển văn hoá con người Việt Nam, Văn kiện lựa chọn, định hướng 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó nhấn mạnh và đặt lên hàng đầu là nhiệm vụ xây dựng con người. Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đặc biệt là bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội là một trong những thành tựu nổi bật trong 30 năm đổi mới, Văn kiện xác định điểm nhấn và cũng là điểm mới, đó là thực hiện hiệu quả hơn trong 5 năm tới vấn đề quản lý phát triển xã hội. 
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước tron
nguon VI OLET