TRƯỜNG TH-THCS-THPT BÙI THỊ XUÂN
KỂ CHUYỆN
KHỐI 5
GV :Vũ Thị Thúy Nga
Lý Tự Trọng
Thứ tư , ngày 08 tháng 09 năm 2021.
Kể chuyện.
Lý Tự Trọng.
LÝ TỰ TRỌNG (1914-1931)
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Văn Trọng, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1914. Quê quán ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Sinh ra tại làng Bản Mạy, tỉnh Nakhonphanom – Thái Lan trong một gia đình Việt kiều yêu nước có đông anh chị em.
Ông là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập và nói thạo tiếng Thái Lan, tiếng Hán và tiếng Anh. Ông hoạt động trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mit tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Le Grand, ông bị bắt và kết án tử hình vào ngày 20 tháng 11 năm 1931 khi ông mới 17 tuổi.
Giới thiệu tiểu sử Lý Tự Trọng
Đêm 30/4/2011, hài cốt của liệt sĩ Lý Tự Trọng được chuyển từ TP.HCM về đến sân bay Vinh. Tại sân bay, các cấp, các ngành, thân nhân liệt sĩ Lý Tự Trọng cùng người dân Hà Tĩnh đã làm lễ truy điệu tiễn đưa hài cốt và di ảnh liệt sĩ từ sân bay Vinh về an táng tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Cuộc đời của Lý Tự Trọng là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của tuổi trẻ Việt Nam. Ông đã hy sinh nhưng câu nói : “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác” mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam.
1.  Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Năm 1928, anh tham gia cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài. Anh học rất sáng dạ, tiếng Trung Quốc và tiếng Anh đều nói thạo.
2.  Mùa thu năm 1929, anh về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. Để tiện cho công việc, anh đóng vai người nhặt than ở bến cảng Sài Gòn.
     Có lần, anh Trọng mang một bọc truyền đơn, gói vào chiếc màn buộc sau xe. Đi qua phố, một tên đội Tây gọi lại đòi khám. Anh nhảy xuống vờ cởi bọc ra, kì thật buộc lại cho chặt hơn. Tên đội sốt ruột, quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Nhanh trí, anh vồ lấy xe của nó, nhảy lên, phóng mất. Lần khác, anh chuyển tài liệu từ tàu biển lên, lính giặc giữ lại chực khám. Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước, lặn qua gầm tàu, trốn thoát.
Nội dung truyện:
Đầu năm 1931, trong một cuộc mít-tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện trước đông đảo đồng bào. Tên thanh tra mật thám Lơ-grăng ập tới, định bắt anh cán bộ. Lý Tự Trọng rút súng lục bắn chết tên mật thám. Không trốn kịp, anh bị giặc bắt.
3. Giặc tra tấn anh rất dã man khiến anh chết đi sống lại nhưng chúng không moi được bí mật gì ở anh. Trong nhà giam, anh được những người cai ngục rất khâm phục và kiêng nể. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”.
    Trước toà án, anh dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho anh nói là anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh lập tức đứng dậy nói:
- Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác...
    Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước khi chết, anh hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy, anh mới 17 tuổi.
Theo báo THIẾU NIÊN TIỀN PHONG.
Câu chuyện có những nhân vật nào?
Lý Tự Trọng, luật sư, mật thám, tên đội Tây
Tranh 1

Lý Tự Trọng là một thiếu niên rất sáng dạ. Anh được tổ chức cách mạng giác ngộ và gửi ra nước ngoài học tập.


Anh Lý Tự Trọng được cử đi học tập nước ngoài năm nào?

NĂM 1928
Tranh 2
Về nước, anh được cấp trên giao nhiệm vụ chuyển nhận thư từ, tài liệu, trao đổi với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển.


Về nước anh làm nhiệm vụ gì?
Tranh 3
Lý Tự Trọng rất
nhanh trí, gan dạ và
bình tĩnh trong công
việc. Nhiều lần, anh
thoát khỏi sự vây bủa
của lũ mật thám
Pháp.


Tranh 4
Trong một buổi mít-tinh, anh đã bắn chết tên mật thám để cứu đồng đội nên bị giặc bắt.


Tranh 5
Trước toà án thực
dân, anh vẫn hiên
ngang khẳng định lí
tưởng cách mạng
với câu nói đanh thép
Của mình




“Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kỹ thì các ông cũng thấy cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao động như tôi.”
Tranh 6
Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca.



QUỐC TẾ CA
Nhạc Quốc tế - Lời Việt.
Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!
Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn!
Sục sôi nhiệt huyết trong tim đầy chứa rồi.
Quyết phen này sống chết mà thôi.
Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành
Toàn nô lệ vùng đứng lên đi.
Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa
Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình.


Điệp khúc:
Đấu tranh này là trận cuối cùng
Kết đoàn lại để ngày mai
Lanh-téc-na-xi-ông-na-lơ
Sẽ là xã hội tương lai.
Đấu tranh này là trận cuối cùng
Kết đoàn lại để ngày mai
Lanh-téc-na-xi-ông-na-lơ
Sẽ là xã hội tương lai.
Thứ tư , ngày 08 tháng 09 năm 2021.
Kể chuyện.
Lý Tự Trọng.
Kể chuyện theo tranh và thi kể chuyện trước lớp.
Thứ tư , ngày 08 tháng 09 năm 2021.
Kể chuyện.
Lý Tự Trọng.
Ý nghĩa:
Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dung cảm bảo vệ đồng chí, đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
Dặn dò:
- Dựa vào bức tranh, kể lại câu chuyện đã được nghe.
- Viết bài và ý nghĩa vào vở Tiếng Việt.
Thân chào tất cả các em, hẹn gặp lại các em ở tiết sau!
DẶN DÒ:
Dựa vào bức tranh, kể lại câu chuyện đã được nghe.
Viết bài và ý nghĩa vào vở Tiếng Việt.
nguon VI OLET