Đọc văn
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(Hồ Chí Minh)

Người soạn: NGUYỄN VĂN HÙNG
Trường THPT Hồng Đức
TP. Buôn Ma Thuột
ĐT: 0983160001


A. PHẦN I
Tác giả:
NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
(1890 - 1969)
I. VÀI NÉT VỀ TỂU SỬ:
- (19/5/1890 - 02/9/1969)
- Quê quán: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung.
- Các tên khác Nguyễn Tất Thành (thời dạy học); Nguyễn Ái Quốc, HCM (thời hoạt động CM).
Gia đình có truyền thống khoa bảng, bản thân biết nhiều thứ tiếng (tự học).
- 05/6/1911 ra đi tìm đường cứu nước.
- 1919 gửi Bản yêu sách 8 điều của nhân dân An Nam về quyền tự do bình đẳng đến hội nghị Vecxay (Pháp).
- 1920 dự đại hội Tua, là một trong những thành viên sáng lập Đảng CS Pháp.

- 1925, thành lập Việt Nam thanh niên CM đồng chí hội và hội liên hiệp bị áp bức Á Đông.
- 03/02/1930, thành lập Đảng CSVN tại Hương Cảng (TQ)
- 1941, bí mật về nước lãnh đạo nhân dân đánh Pháp , đuổi Nhật .
- 1945, đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh nước VNDCCH và được bầu làm Chủ tịch cho đến lúc qua đời.
- Năm 1990, nhân kỉ niêm 100 ngày sinh, Tổ chức Unesco suy tôn Người là: “Anh hùng giải phóng dân tộc , danh nhân văn hóa thế giới”.
chủ tịch hồ chí minh - thân thế và sự nghiệp
Bà Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954)
Ông Nguyễn Sinh Khiêm (1888 - 1950)
BẾN NHÀ RỒNG - NƠI BÁC HỒ RA ĐI
TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC NĂM 1911
BÁC HỒ LÀM PHỤ BẾP TRÊN TÀU TƠREVIN
Tàu Đô đốc Latouche - Tréville, chàng thanh niên Văn Ba đã làm phụ bếp khi rời Việt Nam
chủ tịch hồ chí minh - thân thế và sự nghiệp
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP NGÀY 02/9/1945
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm những ngày Bác ốm năm 1969
Tối 30/8/1969, Bác lại phải trải qua một cơn đau và sau đó đi vào hôn mê sâu. Những biện pháp tốt nhất được các bác sĩ sử dụng để cấp cứu cho Bác. Rồi Bác dần dần tỉnh lại. Thấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng đang đứng cạnh, Bác hỏi:
“Các chú chuẩn bị lễ Quốc khánh đến đâu rồi?”
Nghe đồng chí Phạm Văn Đồng báo cáo, Bác dặn dò:
“Các chú phải tổ chức lễ quốc khánh thật long trọng để cho nhân dân vui. Phải nhớ bắn pháo hoa mừng chiến thắng để cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân”.
9 giờ sáng ngày 2 tháng 9, Bác phải trải qua một cơn đau nặng làm cho Bác phải quặn nghiêng người và cứ thế lịm dần.
9 giờ 15 phút, trái tim Bác ngừng đập hẳn. 
9 giờ 47 phút, Thủ tướng Phạm Văn Đồng trào nước mắt:
“Thôi các đồng chí ạ. Bác của chúng ta không qua khỏi nữa rồi. Bác đã trút hơi thở cuối cùng vĩnh biệt chúng ta.”
LỄ TANG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC:
1. Quan điểm sáng tác
a) Hồ Chí Minh xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp CM. Nhà văn cũng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
b) Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học; tránh lối viết xa lạ cầu kì; đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ; phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
→ tính chân thật là cái gốc của văn chương xưa và nay.
c) Người luôn xác định mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm; luôn đặt ra câu hỏi: viết cho ai ? Viết để làm gì ?...

2. Di sản văn học
Sáng tác chủ yếu trên 3 lĩnh vực:
a) Văn chính luận (luận chiến)
- Mục đích: phục vụ nhiệm vụ CM, đấu tranh chính trị.
- Nội dung: lên án thực dân Pháp, kêu gọi thức tỉnh nô lệ, đấu tranh gp dân tộc.
- Nghệ thuật: văn ngắn gọn, dễ hiểu, lí lẽ đanh thép, thuyết phục, thủ pháp linh hoạt.
Tp tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Di chúc …
b) Truyện và kí:
Gồm những sáng tác bằng tiếng Pháp, được sáng tác khi Bác hoạt động ở nước ngoài (1922 - 1925).
- Nội dung: lên án, tố cáo tội ác của bọn thực dân, tay sai; đề cao những tấm gương yêu nước; dự báo khả năng phát triển của cách mạng.
- Nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo; bút pháp hiện đại; cô đọng, hàm súc; cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo, ý tưởng thâm thúy, lạc quan...
- Tác phẩm tiêu biểu: Con rồng tre, Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu…
c) Thơ ca:
Nổi bật nhất trong sáng tạo văn chương của HCM (chữ Hán và Việt)
- Nội dung:
+ Giá trị hiện thực sâu sắc;
+ Bức chân dung tinh thần tự họa con người Hồ Chí Minh.
- Nghệ thuật: Linh hoạt, đa dạng về bút pháp; Kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và tinh thần hiện đại; Hình tượng thơ luôn vận động hướng về ánh sáng, tương lai, sự sống…
Ba tập thơ tiêu biểu: Nhật kí trong tù (134 bài); Thơ Hồ Chí Minh (86 bài - Tiếng Việt); Thơ chữ Hán (36 bài)
chủ tịch hồ chí minh - thân thế và sự nghiệp
TẤM THẺ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC KHI NGƯỜI ĐẾN
DỰ ĐẠI HỘI LẦN THỨ V CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN
CUỐN SÁCH “ĐƯỜNG CÁCH MỆNH”
BẢN YÊU SÁCH 8 ĐIỂM CỦA NHÂN DÂN AN NAM DO NGUYỄN ÁI QUỐC GỬI TỚI HỘI NGHỊ VÉC – XÂY NĂM 1919
CUỐN SÁCH “BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP”
3. Phong cách nghệ thuật
Kết hợp sắc sảo những quan hệ: chính trị và văn học, tư tưởng và nghệ thuật, truyền thống và hiện đại, đặt nền móng cho văn học CM; Phong cách riêng độc đáo, đa dạng, hiệu quả cao.
- Văn chính luận: sắc sảo, giàu chất trí tuệ; giàu tính luận chiến; đa dạng bút pháp; kết hợp lí luận và thực tiễn.
- Truyện và kí: lối kể chuyện giản dị, linh hoạt; trào phúng trữ tình; giàu chất trí tuệ và rất hiện đại…
- Thơ ca: đa dạng, cổ thi, hàm súc, uyên thâm, phong cách hiện đại, lạc quan phục vụ CM.
III. KẾT LUẬN:
Văn thơ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, thể hiện sâu sắc tấm lòng yêu thương và tâm hồn cao cả của Người, là tiếng nói đấu tranh, niềm lạc quan, tin tưởng, mang giá trị và bài học tinh thần phong phú.
chủ tịch hồ chí minh - thân thế và sự nghiệp
nguon VI OLET