Chính tả- lớp 5
Tuần 25&26 (giảm tải)
Chính tả- lớp 5
Tuần 25&26 (giảm tải)
Thứ ba ngày 12 tháng 5 năm 2020
CHÍNH TẢ
AI LÀ THỦY TỔ LOÀI NGƯỜI
LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
Ôn bài cũ



Em có nhận xét gì về cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam?

Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.


Em hãy nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
Viết vào vở nháp
Niu Y-oóc
Chi-ca-gô
Pít-sbơ-nơ
HĐ1: Chính tả:
Về nhà viết Bài:
- Ai là thủy tổ loài người ?
- Lịch sử ngày quốc tế Lao động
HĐ2: Luyện tập
BÀI TẬP 2: Tìm các tên riêng trong mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào?
Dân chơi đồ cổ
Xưa có một anh học trò rất mê đồ cổ. Một hôm, có người đưa đến manh chiếu rách bảo là chiếu Khổng Tử đã ngồi dạy học. Anh chàng hết sức mừng rỡ,đem hết ruộng ra đổi.
Chẳng bao lâu, lại có kẻ đem một cây gậy cũ kĩ đến bảo:
- Đây là cây gậy cụ tổ Chu Văn Vương dùng lúc chạy loạn, còn xưa hơn manh chiếu của Khổng Tử mấy trăm năm.
Quá đỗi ngưỡng mộ, anh ta bèn bán hết đồ đạc trong nhà để mua gậy.
Sau đó, lại có kẻ mang đến một chiếc bát gỗ, nói:
- Bát này được làm từ thời Ngũ Đế. So với nó, cây gậy gỗ đời nhà Chu thua gì ?
Chẳng thèm suy nghĩ, anh học trò bán cả nhà đi để mua cái bát nọ.
Thế là trắng tay phải đi ăn mày, nhưng anh ta không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào lên:
- Ới các ông các bà, ai có tiền Cửu Phủ của Khương Thái Công cho tôi xin một đồng.
Chú giải:
Khổng Tử (551- 479 trước Công nguyên): tên thật là Khổng Khâu, nhà tư tưởng lớn của Trung Hoa cổ đại.
Chu Văn Vương: vua nước Chu, sống vào khoảng đầu thế kỉ XI trước Công nguyên.
Ngũ Đế: tức Hoàng Đế, Chuyên Húc, Nghiêu, Thuấn – theo truyền thuyết là năm vị vua thời thượng cổ ở Trung Hoa.
Khương Thái Công: còn gọi là Khương Tử Nha hay Lã Vọng, quân sư của Chu Văn Vương.
BÀI TẬP 2: Tìm các tên riêng trong mẩu chuyện vui dưới đây và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào?
Dân chơi đồ cổ
Xưa có một anh học trò rất mê đồ cổ. Một hôm, có người đưa đến manh chiếu rách bảo là chiếu Khổng Tử đã ngồi dạy học. Anh chàng hết sức mừng rỡ,đem hết ruộng ra đổi.
Chẳng bao lâu, lại có kẻ đem một cây gậy cũ kĩ đến bảo:
- Đây là cây gậy cụ tổ Chu Văn Vương dùng lúc chạy loạn, còn xưa hơn manh chiếu của Khổng Tử mấy trăm năm.
Quá đỗi ngưỡng mộ, anh ta bèn bán hết đồ đạc trong nhà để mua gậy.
Sau đó, lại có kẻ mang đến một chiếc bát gỗ, nói:
- Bát này được làm từ thời Ngũ Đế. So với nó, cây gậy gỗ đời nhà Chu thua gì ?
Chẳng thèm suy nghĩ, anh học trò bán cả nhà đi để mua cái bát nọ.
Thế là trắng tay phải đi ăn mày, nhưng anh ta không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào lên:
- Ới các ông các bà, ai có tiền Cửu Phủ của Khương Thái Công cho tôi xin một đồng.
BÀI 2/ trang 81: Tìm các tên riêng trong câu chuyện sau và cho biết tên riêng đó được viết như thế nào?
Ơ-gien Pô-chi-ê sinh trưởng trong một gia đình công nhân nghèo ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Thuở nhỏ, ông không có điều kiện đi học. Năm 15 tuổi, ông theo cha làm thợ đóng gói, rồi chạy việc cho một hiệu bán giày. Mãi về sau, ông mới học đọc, học viết và làm thợ in hoa trên vải.
Tháng 3-1871, Pô-chi-ê tham gia Công xã Pa-ri. Công xã thất bại, ông bị truy nã gắt gao, phải trốn trong nhà một người bạn. Chính trong giờ phút khó khăn này, nhớ lại những ngày chiến đấu hào hùng, ông đã sáng tác bài thơ Quốc tế ca. Bài thơ được nhạc sĩ Pi-e Đơ-gây-tê phổ nhạc năm 1888, nhanh chóng truyền đi khắp nơi và trở thành bài ca của giai cấp công nhân thế giới. Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian!
Vùng lên, hỡi ai cực khổ bần hàn!
Lời ca hùng tráng vang lên trong các cuộc đấu tranh sục sôi của người lao động có sức mạnh kì lạ, lay động hàng triệu con tim, thôi thúc những người bị áp bức, bóc lột siết chặt hàng ngũ phấn đấu cho một ngày mai tươi sáng, một thế giới công bằng.
BÀI 2/ trang 81: Tác giả bài Quốc tế ca
Em hãy nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
Khi viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
Vd: Đa-nuýp; Tô-mát Ê-đi-xơn; Lốt Ăng-giơ-lét
DẶN DÒ:
Về nhà viết bài vào vở chính tả.
nguon VI OLET