Tiếng Việt
Hướng dẫn học trang 44
BÀI 4B. TRÁI ĐẤT LÀ CỦA CHÚNG MÌNH (tiết 3)
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH KHAI
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯNG
Chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng học tập, sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 quyển 1.
Tập trung lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô giáo.
Hoàn thành bài tập cô giao.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
KHỞI ĐỘNG
KỂ LẠI CÂU CHUYỆN:
“LÝ TỰ TRỌNG”
1.  Anh Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Tĩnh. Anh giác ngộ cách mạng rất sớm và được tổ chức đưa ra nước ngoài học tập. Vốn thông minh, anh học rất giỏi, nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
2.  Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước. Các đồng chí lãnh đạo giao cho anh nhiệm vụ liên lạc, chuyển nhận thư từ, tài liệu tới các tổ chức Đảng ở nước bạn qua đường tàu biển. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác, anh đã đóng vai người nhặt than ở bến cảng Sài Gòn.
     Có lần, anh buộc chặt gói tài liệu giấu trong một chiếc màn đằng sau xe đạp rồi thong thả đạp xe trên đường. Bất ngờ, tên đội sếp Tây gọi lại đòi khám. Lý Tự Trọng xuống xe, vờ lúi húi cởi dây nhưng thực ra là buộc chặt hơn. Chờ lâu sốt ruột, tên đội Tây quăng xe bên vệ đường, tự tay mở bọc. Lý Tự Trọng liền nhảy lên xe đạp của hắn, phóng rất nhanh, mất hút. Lần khác, anh chuyển tài liệu từ tàu biển lên, bị bọn lính giữ lại định khám. Anh nhảy ùm xuống nước, lặn qua gầm tàu, trốn thoát.
     Đầu năm 1931, một cán bộ ta đang tuyên truyền trước đông đảo công nhân và dân chúng trong một cuộc mít-tinh thì tên thanh tra mật thám Pháp tên là Lơ-grăng ập tới, định bắt. Lý Tự Trọng nhanh tay rút súng bắn chết hắn, cứu thoát đồng chí của mình. Riêng anh, vì chạy không kịp nên đã bị giặc bắt.
LÝ TỰ TRỌNG
3. Trong tù, anh bị chúng tra tấn dã man, chết đi sống lại nhưng chúng không moi được từ anh bất cứ bí mật nào của phong trào cách mạng. Đám cai ngục người Việt khâm phục gọi anh là “Ông Nhỏ”.
    Chính quyền thực dân Pháp đưa Lý Tự Trọng ra xử trước toà. Anh không hề run sợ mà lớn tiếng vạch trần bản chất xâm lược của chúng và biến vành móng ngựa thành nơi tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa nói rằng vì anh còn nhỏ nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh khẳng định là mọi việc của mình đều xuất phát từ suy nghĩ, cân nhắc chín chắn: ‘`Tôi chưa đến tuổi thành niên thật nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi ách áp bức, nô lệ của thực dân, phong kiến. Không thể có con đường nào khác".
    Bất chấp sự phản đối của dư luận và báo chí, thực dân Pháp đã xử bắn Lý Tự Trọng vào một ngày cuối năm 1931. Trước khi chết, người anh hùng thiếu niên ấy vẫn hát vang bài Quốc tế ca. Lý Tự Trọng ngã xuống vì quê hương, đất nước lúc anh mới 17 tuổi.
Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.
Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
CHÚC MỪNG CÁC EM!
Cô cảm ơn các em!
Thứ Hai, ngày 27 tháng 9 năm 2021
Tiếng Việt
BÀI 4B. TRÁI ĐẤT LÀ CỦA
CHÚNG MÌNH (tiết 3)
Hướng dẫn học trang 44
MỤC TIÊU
HS kể lại được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
CÁC NHÂN VẬT
Mai-cơ cựu chiến binh Mĩ
Côn-bơn xạ thủ súng máy
An-đrê-ốt-ta cơ trưởng
Hơ-bớt (ở giữa) anh lính da đen
Rô-nan người sưu tầm tài liệu
Tôm-xơn chỉ huy đội bay
Các em hãy theo dõi câu chuyện để tìm
câu trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Mai –cơ quay trở lại vùng đất Mỹ Lai với mong muốn gì?

2.Quân Mĩ đã hủy diệt mảnh đất Mỹ Lai vào ngày tháng năm nào?

3.Em có suy nghĩ gì về chiến tranh?
TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
1. Bên dòng sông Trà Khúc thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Mai-cơ – một cựu lính Mĩ – mang theo chiếc đàn vĩ cầm với mong muốn đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai - mảnh đất mà cách đây 30 năm đã chịu nỗi đau thảm sát, hủy diệt...
2. Mỹ Lai là một vùng quê thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Chỉ trong vòng bốn tiếng đồng hồ ngày 16 tháng 3 năm 1968, quân Mĩ đã hủy diệt hoàn toàn mảnh đất này: thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn; giết hại gia súc; bắn chết 504 người, phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Có gia đình mười một người bị lính Mĩ ập tới, xả súng đồng loạt. Có những em bé bị bắn chết khi miệng vẫn còn ngậm vú trên xác mẹ…
3. Trong cuộc thảm sát tàn khốc ấy, chỉ có mười người may mắn sống sót nhờ ba viên phi công có lương tâm. Ba người đó là Tôm-xơn, Côn-bơn và An-đrê-ốt-ta. Sáng hôm đó, đang bay trên cánh đồng Mỹ Lai, ngồi trên máy bay nhìn xuống họ kinh hoàng thấy quân đội của họ đang dồn phụ nữ và trẻ em vào một con mương cạn rồi xả súng bắn. Tôm-xơn bèn ra lệnh hạ trực thăng xuống ngay trước mặt bạn lính, ra lệnh cho xạ thủ máy chĩa súng về phía chúng. Anh nói với chúng rằng, anh sẵn sàng cho nhả đạn nếu chúng tiếp tục tiến lên. Sau đó, anh đưa người dân về nơi an toàn.
Trên đường đi, anh còn cứu được một đứa bé vẫn còn sống trong đống xác chết nơi một con mương cạn.
4. Trong cuộc thảm sát tàn bạo của quân đội Hoa Kì, ngoài ba người lính Mĩ có lương tâm còn có anh lính da đen Hơ-bớt tự bắn vào chân mình để khỏi nhúng tay vào tội ác. Ngoài ra còn có Rô-nan bền bỉ sưu tầm tài liệu, kiên quyết đưa vụ thảm sát dã man này ra ánh sáng với 40 bức ảnh trắng, 18 bức ảnh màu được công bố, là bằng chứng quan trọng buộc tội, tòa án Mĩ phải đem vụ Mỹ Lai ra xét xử.
5. Mai-cơ đã thực hiện ý nguyện của mình. Tiếng đàn của anh vang lên ở Mỹ Lai nói lên lời giã từ quá khứ, ước vọng hòa bình và cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất.
1. Mai – cơ quay trở lại vùng đất Mỹ Lai với mong muốn gì?
Đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai.
2.Quân Mỹ đã hủy diệt mảnh đất Mỹ Lai vào ngày tháng năm nào?
 Ngày 16 tháng 3 năm 1968.
3.Em có suy nghĩ gì về chiến tranh?
 Chiến tranh gây nên rất nhiều thảm họa, mất mát, chia li và để lại hậu quả đau thương lâu dài.
Để kể lại được câu chuyện mời các em mở sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1 trang 45.
HÌNH 1: Tiếng vĩ cầm của Mai- cơ vang lên trên mảnh đất Mỹ Lai
HÌNH 2: Năm 1968, quân đội Mỹ đã huỷ diệt vùng quê này
HÌNH 3: Chỉ có 10 người dân sống sót nhờ 3 người lính có lương tâm
HÌNH 4: Anh lính da đen tự bắn vào chân để khỏi tham gia cuộc càn quét
HÌNH 5: Vụ thảm sát Mỹ Lai bị báo chí phanh phui trước công luận
HÌNH 6: Côn-bơn và Tôm-xơn gặp lại những người dân mà họ đã cứu sống
Kể chuyện
Thi kể
CÁ NHÂN
Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

Trong câu chuyện này, Giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ em, cụ già ở Mỹ Lai mà còn tàn sát, hủy diệt cả môi trường sống của con người (thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc.....).
Dặn dò
TIẾT HỌC KẾT THÚC TẠI ĐÂY !
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯNG
CÁC EM NHỚ THỰC HỆN TỐT
PHÒNG, CHỐNG COVID-19 NHÉ!
CHÚC CÁC EM:
CHĂM NGOAN, HỌC TỐT!
CHÀO TẠM BIỆT
CÁC EM!
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HƯNG
nguon VI OLET