LỜI NÓI ĐẦU

             

            Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.

            Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chọn năm học 2008-2009 là "Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012, việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một điều hết sức cần thiết và là một xu hướng không thể cưỡng lại khi muốn đổi mới phương pháp dạy học “quan niệm lấy người học làm trung tâm”.

             Và thông thường các quý thầy cô giáo và các em học sinh mong muốn có những thông tin chính xác để phục vụ cho việc dạy và học của mình thì Internet - nguồn tài nguyên vô tận, sẽ được khai thác đầu tiên. Nhưng ở việc làm này, ta tốn khá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Kế tiếp đến là ở các sách tham khảo tồn tại tràn lan trên thị trường mà sự quản lí và thẩm định chất lượng chúng chưa chặt chẽ khiến người đọc còn nhiều băn khoăn, thắc mắc, tranh cãi, ...

             Hiện nay, chúng ta đang thực hiện việc đổi mới rất mạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy học ở bậc trung học phổ thông. Đối với các môn khoa học thực nghiệm nói chung và môn Vật lí nói riêng thì việc đổi mới đó gắn liền với việc phải tăng cường sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy - học. Đây là một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn vì nhiều nguyên nhân: thiết bị thí nghiệm còn thiếu thốn và chưa đồng bộ; phòng bộ môn chưa có hoặc đã có thì việc sắp xếp, quản lí và bảo quản các trang thiết bị - đồ đùng dạy học chưa hợp lí và khoa học; Có những thí nghiệm khó thực hiện thành công vì nhiều điều kiện như do thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm; thiết kế dụng cụ khá phức tạp, nặng, cồng kềnh, hoặc quá nhỏ khó quan sát; nguồn điện không ổn định; hiện tượng không rõ rệt; độ chính xác chưa cao, ...; có các hiện tượng Vật Lí trừu tượng, chưa thể thực hiện thí nghiệm để quan sát thấy; có những bộ thí nghiệm khá đắt tiền; có những thí nghiệm biểu diễn, chứng minh về chất lượng và số lượng chưa đủ để đảm bảo tốt (thời lượng, hiệu quả…) trong quá trình dạy học; việc lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đòi hỏi nhiều thời gian trong khi thời gian nghỉ chuyển giữa hai tiết chỉ có từ 5 phút đến 10 phút; thí nghiệm không đảm bảo thành công nhanh;… Bên cạnh đó thì có một nguyên nhân rất quan trọng là năng lực thí nghiệm của giáo viên trên thực tế còn nhiều hạn chế. Sự hạn chế đó thể hiện cả ở mặt kĩ thuật lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm lẫn phương pháp sử dụng các thí nghiệm đó trong giờ học sao cho tăng cường được hoạt động nhận thức tự chủ, sáng tạo của học sinh. Điều đó đặt ra vấn đề là muốn thành công trong việc đổi mới phương pháp dạy - học Vật lí ở trường phổ thông thì trước hết phải thành công trong việc bồi dưỡng để nâng cao được năng lực thí nghiệm cho giáo viên Vật lí. Trong nhiều năm qua, việc bồi dưỡng thí nghiệm cho giáo viên Vật lí vẫn được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn. Tuy nhiên, việc tổ chức các lớp tập huấn này không thể đáp ứng được nhu cầu thực tế với số lượng giáo viên rất lớn, đồng thời nội dung của chương trình cũng rất phong phú.

             Kính thưa quý thầy cô giáo, các bậc cha mẹ học sinh (CMHS) cùng các em học sinh (HS) thân mến! Hiện nay có rất nhiều CLB Gia sư, trung tâm(hoặc công ty) dạy kèm, bồi dưỡng văn hoá, luyện thi đại học tràn lan chưa được các cấp chính quyền quản lí và kiểm định chất lượng đầy đủ. Nhiều CMHS rất hoang mang, không yên tâm việc học của con em mình.

             Vì vậy, tôi đã mạnh dạn xây dựng CD “Sách giáo khoa điện tử Vật lí 10” bám sát chương trình chuẩn, bám sát thực tế có phần "Em có biết" và "Bài học thêm" để dành cho các học sinh khá - giỏi). CD này đã được biên soạn công phu, cẩn thận, trình bày dưới dạng Web.

             Sản phẩm này có sử dụng một số tư liệu của các đồng nghiệp và của các website (*). Với phương châm đơn giản, rẻ tiền, giao diện thân thiện, hiệu quả và phổ biến cao, tôi hy vọng sẽ giúp các quý thầy cô giáo trong việc soạn giảng tốt hơn. Với CD "Sách giáo khoa điện tử Vật lí lớp 10", các em HS có thể tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm tra - đánh giá. Đồng thời, nó cũng giúp cho các giáo viên và học sinh có thể tự học cách làm thí nghiệm cũng như tự học phương pháp sử dụng các thí nghiệm đó trong dạy - học. Qua đó, các em HS có niềm tin, gần gũi với Vật lí học; thích thú, say mê tìm hiểu khoa học.

 

             Biến từ ý tưởng thành hiện thực chỉ trong 1 năm, tất yếu không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong mọi sự đóng góp ý kiến phản hồi từ mọi người để các phiên bản sau hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Chúc các quý thầy cô giáo cùng các em học sinh thành công trên con đường dạy và học!

 

MỤC TIÊU

HƯỚNG DẪN


(*) Xem thêm tài liệu tham khảo

Đà Nẵng, tháng 7 năm 2010

Bản quyền thuộc về Lê Thái Trung - GV Vật Lí & Công Nghệ - Trường THPT Phạm Phú Thứ - TP Đà Nẵng

Website: http://ltt-physics.violet.vn - Email: lethaitrung@moet.edu.vn">lethaitrung@moet.edu.vn">lethaitrung@moet.edu.vn">lethaitrung@moet.edu.vn">lethaitrung@moet.edu.vn">lethaitrung@moet.edu.vn">lethaitrung@moet.edu.vn">lethaitrung@moet.edu.vn" - Tel: 0905417191

 

 

 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ VẬT LÍ 10

 

1. SGK điện tử Vật Lí 10 gồm 7 chương chia làm 2 phần Cơ học và Nhiệt học, mỗi chương có các "bài học" được đánh số thứ tự dành cho các em học sinh theo chương trình chuẩn và thêm các "bài học thêm" không đánh số thứ tự để dành cho các em học sinh theo chương trình nâng cao.

2. Cấu trúc mỗi 1 bài học gồm có các phần theo trình tự sau:

a) Tên bài học: Ví dụ

1

 

CHUYỂN ĐỘNG CƠ

 

b) Mục tiêu bài học(mức độ cần đạt): chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ (nếu có).

1. Kiến thức

 

2. Kỹ năng

c) Đặc vấn đề: Nêu lên các vấn đề gợi mở, thắc mắc và thường thấy trong cuộc sống.

Chuyển động của các vật xảy ra hằng ngày xung quanh ta: ôtô, xe máy,...

d) Phần nội dung bài học được chia làm 2 cột:

- Cột chính: các kiến thức chính được trình bày (kiến thức bổ sung, nếu có, dạng chữ nhỏ-nghiêng), có các liên kết (Ví dụ: hệ quy chiếu) liên quan,...

- Cột phụ: chữ nhỏ hơn phía bên phải, gồm: một số hình vẽ, video minh hoạ, thí nghiệm ảo (Flash Video), những biểu bảng, những ghi chú và các ví dụ cụ thể để làm rõ hơn các kiến thức đã trình bày ở cột chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Muốn xem, ta cần nhấn trái chuột (click chuột trái) vào các nút (biểu tượng) có dạng sau: , , , , , , , , ...

 

Ngoài ra còn có các câu hỏi kí hiệu

4. Lúc 8h5’ ôtô chạy từ Đà Nẵng ra đến Huế lúc 10h15’. Hỏi thời gian ôtô đã chạy? Nếu chọn mốc thời gian lúc 7h00’ thì thời điểm ôtô ở Đà Nẵng và Huế mấy giờ?

để nêu vấn đề và gợi mở trong bài học.

e) Sau phần nội dung bài học là phần tóm tắt bài học bao gồm các kiến thức trọng tâm (tóm tắt) của bài:

Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

Khi kích thước của vật là nhỏ so với phạm vi chuyển động, ta có thể coi vật như một chất điểm có khối lượng bằng khối lượng của vật. Những vật có hình dạng và kích thước không thay đổi theo thời gian gọi là vật rắn.

Để xác định vị trí của một vật trong không gian ta chọn một vật làm mốc, một hệ trục toạ độ gắn với vật làm mốc và xác định các toạ độ của vật đó. Đã biết rõ quỹ đạo thì chỉ cần chọn một điểm làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo.

Để xác định thời gian trong chuyển động, ta chọn một gốc thời gian và dùng đồng hồ.

Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ trục toạ độ, thước đo, mốc thời gian và đồng hồ.

f) Sau đó là phần câu hỏi giáo khoa và bài tập về nhà:

Câu 1. Chất điểm là gì?

Câu 2. Quỹ đạo là gì?

Câu 3. Cách xác định vị trí của vật trong không gian?

Câu 4. Cách xác định thời gian trong chuyển động?

 

 

1.1...

1.2...

g) Tiếp theo là phần "Em có biết?" (nếu có) gồm các thông tin, kiến thức thú vị :

 

 

 

Hoa tuyết

h) Tiếp theo là phần "Kiểm tra" (nếu có) gồm các câu hỏi - bài tập trắc nghiệm khách quan (tương tác) kiểm tra kiến thức đã học của học sinh, có đánh giá - chấm điểm sau khi làm bài:

 

 

Gồm có 2 hình thức trắc nghiệm Offline và trắc nghiệm Online, đề bài không hoàn toàn giống nhau:

- Offline (chạy file trên đĩa)

Ví dụ:

 

 

 

- Online (phải có kết nối Internet)

Ví dụ: (nhấn vào liên kết bên dưới)

http://hocmai.vn/mod/quiz/view.php?id=3206

 

3. Bài học thêm có cấu trúc như bài học chính.

 

CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG LỰC HỌC

Tuy nhiên, có 1 số đoạn Video Clip phải kết nối Internet mới hiển thị. Ví dụ:

 

(Link: http://d.violet.vn/uploads/resources/184/Mo_phong_Becnuli.flv

hoặc http://ltt-physics.violet.vn/document/show/entry_id/3815866)

4. Ở cuối mỗi chương có bài:

ÔN TẬP CHƯƠNG I - ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

 có các câu hỏi và bài tập ôn tập, luyện tập; có đề kiểm tra, đánh giá kiến thức chương (dạng tương tự như trên 2h).

5. Có 2 bài Ôn tập và 2 đề KTHK (dạng tương tự như trên 4, 2h)./.

 

 

Xem online tại: http://thuvienvatly.com/tai-lieu/neohacker/sgk-vat-ly-10/

 

Tải trọn bộ về để xem trên máy tính tại: http://mspil.net.vn/pvote/default.aspx?mod=product&atv=product_detail&idproduct=13&page=14

 

Hoặc:  http://thuvienvatly.com/home/component/option,com_remository/Itemid,215/func,fileinfo/id,11306/

 

Mong nhận được mọi sự góp ý của các bạn đọc!

 

 

 

nguon VI OLET