TĂNG VĂN Y TÀI LIỆU LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019-2020
THPT LỤC NAM BẮC GIANG (chỉnh 03/11/2019)
PHẦN LỚP 11 CHƯƠNG 1 - SỰ ĐIỆN LI (In 02 bản)

1- Sự điện li
Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li.
2- Chất điện li
Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li.
Axit, bazơ và muối là những chất điện li.
Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li.
3- Phân loại các chất điện li
Dựa vào mức độ phân li ra ion của các chất điện li khác nhau, người ta chia các chất điện li thành chất điện li mạnh và chất điện li yếu.
- Chất điện li mạnh là chất điện li khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3, HClO4,...; các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ba(OH)2,... và hầu hết các muối.
Trong phương trình điện li của chất điện li mạnh, dùng một mũi tên (() chỉ chiều của quá trình điện li.
- Chất điện li yếu là chất điện li khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
Những chất điện li yếu là các axit yếu như CH3COOH, HClO, H2S, HF, H2SO3...; các bazơ yếu như Mg(OH)2, Bi(OH)3,...; (NH3 và các amin).
Trong phương trình điện li của chất điện li yếu, dùng hai mũi tên ngược chiều nhau ().
- Chất không điện li là những chất tan trong nước không phân li ra ion.
Ví dụ ancol etylic (C2H5OH), glixerol (C3H5(OH)3), saccarozơ (C12H22O11)...
4- Axit, bazơ và muối
Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
Các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các ion H+ trong dung dịch.
Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH(.
Các dung dịch bazơ đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các ion OH( trong dung dịch.
Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
Các hiđroxit lưỡng tính thường gặp là Zn(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2. Chúng đều ít tan trong nước, lực axit (khả năng phân li ra ion) và lực bazơ đều yếu.
(Cách viết dạng axit H2ZnO2, HAlO2.H2O...).
Lưỡng tính: Nói về những hợp chất hay ion vừa thể hiện cả tính axit, cả tính bazơ.
Chất lưỡng tính
Tính axit
Tính bazơ

Al(OH)3, Zn(OH)2... là hiđroxit l.tính
Al(OH)3 + OH(( AlO2( + 2H2O
Al(OH)3 +3H+ ( Al3+ + 3H3O

HCO3(, HS(... là một ion lưỡng tính
HCO3( + OH( ( CO32( + H2O
HCO3( + H+ ( CO2 + H2O

Al2O3, ZnO... là oxit lưỡng tính
Al2O3 + 2OH(( 2AlO2( + H2O
Al2O3 + 6H+ ( 3Al3+ + 3H3O

(NH4)2CO3, CH3COONH4... là một chất lưỡng tính
NH4+ + OH( ( NH3 + H2O
CO32( + 2H+ ( CO2 + H2O

 Hiđroxit tan trong dung dịch NH3 dư (xem T1-tr49- 26.KB-09)
Các hiđroxit tan trong dung dịch NH3 dư là Cu(OH)2 (tạo dung dịch xanh lam đậm), Zn(OH)2.
Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+.
Muối axit là muối mà anion gốc axit của muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+.
Muối trung hoà: NaCl, Na2SO4, Na2CO3. Muối axit: NaHSO4, NaHCO3, NaH2PO4.
Sự điện li của muối trong nước
Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit (trừ một số muối như HgCl2...)
Nếu anion gốc axit còn hiđro có tính axit, thì gốc này tiếp tục phân li yếu ra ion H+ (NaHSO3).
(Chú ý : Muối NaHSO4, KHSO4 khi tan
nguon VI OLET