SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THAM KHẢO BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA 2 BGD
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
ĐỀ SỐ 23
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề


Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: ..........................................................................

Câu 81: Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa
A. Rễ và thân. B. Lá và rễ. C. Cành và lá. D. Thân và lá.
Câu 82: Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp bằng phổi?
A. Ếch. B. Cá ngừ. C. Rắn. D. Cào cào.
Câu 83: Trong cấu trúc phân tử của loại axit nucleic nào sau đây được đặc trưng bởi nuclêôtit loại timin?
A. rARN. B. ADN. C. mARN. D. tARN.
Câu 84: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể?
A. Đột biến lặp đoạn. B. Đột biến chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
C. Đột biến đảo đoạn. D. Đột biến mất đoạn.
Câu 85: Đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này là
A. 8. B. 13. C. 15. D. 21.
Câu 86: Sự điều hòa hoạt động của operon Lac ở E. coli dựa vào tương tác của protein ức chế với?
A. Gen điều hòa. B. Vùng vận hành.
C. Vùng khởi động. D. Nhóm gen cấu trúc.
Câu 87: Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thứ tự xuất hiện của các đại là?
A. Tân sinh →Trung sinh →Thái cổ →Cổ sinh → Nguyên sinh.
B. Thái cổ →Nguyên sinh →Cổ sinh →Trung sinh →Tân sinh.
C. Nguyên sinh →Thái cổ →Cổ sinh →Tân sinh →Trung sinh.
D. Nguyên sinh →Thái cổ →Cổ sinh →Trung sinh →Tân sinh.
Câu 88: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?
A. AABb. B. AaBb. C. AABB. D. aaBB.
Câu 89: Hiện tượng tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá là một ví dụ về mối quan hệ sinh thái
A. Sinh vật này ăn sinh vật khác. B. Kí sinh.
C. Hợp tác. D. Ức chế cảm nhiễm.
Câu 90: Hai hình nào dưới đây là thuộc một cặp NST tương đồng?
A. Hình 1 và hình 5.
B. Hình 2 và hình 4.
C. Hình 3 và hình 5.
D. Hình 1 và hình 3.
Câu 91: Hiện tượng tương tác gen thực chất là do:
A. Các gen tương tác trực tiếp với nhau.
B. Các sản phẩm của các gen tác động qua lại với nhau.
C. Các gen tương tác trực tiếp với môi trường.
D. Các tính trạng tương tác trực tiếp với nhau.
Câu 92: Hệ tuần hòa của loài động vật nào sau đây có máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp?
A. Ốc. B. Bạch tuộc.
C. Sư tử. D. Gà.
Câu 93: Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây
A. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp carôten ở trong hạt.
B. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao.
C. Tạo ra chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người.
D. Tạo ra cừu Đôly.
Câu 94: Với kiến nâu (Formica rufa), nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20oC thì trứng nở ra toàn cá thể cái; nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20oC thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực. Đây là một ví dụ về đặc trưng nào của quần thể?
A. Tỷ lệ đực/cái. B. Thành phần nhóm tuổi.
C. Sự phân bố cá thể. D. Mật độ cá thể.
Câu 95: Xét chuỗi thức ăn: Cây ngô  Sâu  Nhái  Rắn  Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này
nguon VI OLET