TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 8 THEO BÀI
Bài 2: Chất
Câu 1: Cho các chất sau: hoa đào, hoa mai, con người, cây cỏ, quần áo…Hãy cho biết vật nào là nhân tạo?
A. Hoa đào B. Cây cỏ C. Quần áo D. Tất cả đáp án trên
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
A. Nước cất là chất tinh khiết.
B. Chỉ có 1 cách để biết tính chất của chất
C. Vật thể tự nhiên là do con người tạo ra
D. Nước mưa là chất tinh khiết
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Cao su là chất…., có tính chất đàn hồi, chịu được ăn mòi nên được dùng chế tạo lốp xe”
A. Thấm nước B. Không thấm nước
C. Axit D. Muối
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
“ Thủy ngân là kim loại nặng có ánh bạc, có dạng (1) ở nhiệt độ thường. Thủy ngân thường được sử dụng trong(2) (3) và các thiết bị khoa học khác.”
A.(1) rắn (2) nhiệt độ (3) áp kế B.(1) lỏng (2) nhiệt kế (3) áp kế
C.(1) khí (2) nhiệt kế (3) áp suất D. 3 đáp án trên
Câu 5: Tìm từ sai trong câu sau
“Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất lỏng (1) vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có vật chất (2) theo ý muốn.
Thân mía gồm các vật thể(3): đường (tên hóa học là saccarozo(4)), nước, xenlulozo…”
A. (1), (2), (4) B. (1), (2), (3)
C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4)
Câu 6: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết
A. Nước cất B. Nước mưa C. Nước lọc D. Đồ uống có gas
Câu 7: Chất tinh khiết là chất
A. Chất lẫn ít tạp chất B. Chất không lẫn tạp chất
C. Chất lẫn nhiều tạp chất D. Có tính chất thay đổi
Câu 8: Tính chất nào sau đây có thể quan sát được mà không cần đo hay làm thí nghiệm để biết?
A. Tính tan trong nước B. Khối lượng riêng
C. Màu sắc D. Nhiệt độ nóng chảy
Câu 9: Cách hợp lí để tách muối từ nước biển là:
A. Lọc B. Bay hơi
C. Chưng cất D. Để yên thì muối sẽ tự lắng xuống
Câu 10: Vật thể tự nhiên là
A. Con bò B. Điện thoại C. Ti vi D. Bàn là
Đáp án
1.C
2.A
3.B
4.B
5.B

6.A
7.B
8.C
9.B
10.A

Bài 4: Nguyên tử
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và (1) về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi (2) mang (3)”
A. (1) trung hòa, (2) hạt nhân, (3) điện tích âm
B. (1) trung hòa, (2) một hay nhiều electron, (3) không mang điện
C. (1) không trung hòa, (2) một hạt electron, (3) điện tích dương
D. (1) trung hòa, (2) một hay nhiều electron, (3) điện tích âm
Câu 2: Chọn đán án đúng nhất
A. Số p=số e
B. Hạt nhân tạo bởi proton và electron
C. Electron không chuyển động quanh hạt nhân
D. Eletron sắp xếp thành từng lớp
Câu 3: Cho biết số p, số e, số lớp e và số e lớp ngoài cùng của (I)

A. Số p = số e = 5
      Số lớp e = 3
      Số e lớp ngoài cùng =3
B. Số p = số e = 5
      Số lớp e = 2
      Số e lớp ngoài cùng =3
C. Số p là 5
      Số e = số lớp e là 3
      Số e lớp ngoài cùng là 2
D
nguon VI OLET