Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia 2019                                                   Chuyên đề Di truyền cấp phân tử 

 

Câu 1: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5’UAX3’. B. 5’UGX3’. C. 5’UGG3’. D. 5’UAG3’.

Câu 2: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền

(1) là mã bộ ba;

(2) gồm 62 bộ ba;

(3) có 3 mã kết thúc;

(4) được dùng trong quá trình phiên mã;

(5) mã hóa 25 loại axit amin;

(6) mang tính thoái hóa.

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 3: Trong số các tính chất của mã di truyền, hiện tượng thoái hóa mã di truyền thể hiện ở khía cạnh nào dưới đây?

A. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.

B. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.

C. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

D. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin.

Câu 4: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên một mạch là: 3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch còn lại của

đoạn ADN này là

A. 5'...GTTGAAAXXXXT...3'.                          B. 5'...GGXXAATGGGGA...3'.

C. 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.                          D. 3'...TTTGTTAXXXXT...5'.

Câu 5: Trên phân tử mARN, mã di truyền được đọc

A. Theo chiều 5' → 3' từng bộ ba nuclêôtit liên tục, không gối lên nhau.

B. Theo chiều 3' → 5' từng bộ hai nuclêôtit liên tục, không gối lên nhau.

C. Theo chiều 3' → 5' từng bộ ba nuclêôtit liên tục, không gối lên nhau.

D. Theo chiều 5' → 3' từng bộ hai nuclêôtit liên tục, không gối lên nhau.

Câu 6: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội

bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là

A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

- (1) Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là phân tử ARN hoặc chuỗi pôlipeptit.

- (2) Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi pôlypeptit mà gen đó tổng hợp.

- (3) Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5’UAA3’; 5’UAG3’ và 3’UGA5’.

- (4) Gen bị đột biến sẽ tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu sai?

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 8: Một mARN trưởng thành của người được tổng hợp nhân tạo gồm 3 loại Nu A, U G. Số loại bộ ba mã hóa axit amin tối đa có thể có trên mARN trên

A. 27. B. 24. C. 61. D. 9.

Trung tâm luyện thi Phan Châu Trinh 80 Lê Duẫn                                       Thầy Lữ Hải Đình Trường THPT Trần Phú


Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia 2019                                                   Chuyên đề Di truyền cấp phân tử 

 

Câu 9: Một đoạn mạch trên vùng mã hóa của một phân tử ARNm chỉ có 2 loại nu A và G với tỉ lệ A : G = 4. Để có đủ các loại mã di truyền với 2 loại nu đó

thì đoạn mạch trên phải có ít nhất số nu là

A. 120. B. 90. C. 60.   D. 72.

Câu 10: Trong số các phát biểu về mã di truyền sau đây, số phát biểu không đúng là:

1. Mã di truyền chỉ được đọc theo một chiều nhất định trên phân tử ARN thông tin.

2. Tính thoái hóa của mã di truyền làm giảm thiểu hậu quả của đột biến thay thế cặp nu đặc biệt là cặp nu thứ 3 trong 1 codon.

3. Mã di truyền là trình tự nu trên gen quy định trình tự axit amin trên chuỗi polypeptit.

4. Tính đặc hiệu của mã di truyền giúp cho việc truyền đạt thông tin di truyền được chính xác từ ADN đến polypeptit.

Câu 11: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về mã di truyền?

(1) Mã di truyền có tính liên tục, đọc từ một điểm xác định từng bộ ba và không gối lên nhau.

(2) Mã di truyền mang tính đặ hiệu, một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

(3) Mã di truyền ở các loài sinh vật khác nhau thì khác nhau.

(4) Mã di truyền được đọc trên mạch gốc của gen theo chiều 3’ → 5’, và đọc trên mARN theo chiều 5’ → 3’.

(5) Mã di truyền là trình tự các nucleotit trên axit nucleic (ARN và trên gen) mang thông tinh quy định trình tự axit amin trên chuỗi polipeptit

(protêin).

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 12:Mạch mã gốc của gen có cấu trúc như sau:

3"TAX – XXX – GGA – TTA – XXG – TTG – TTX – ATX 5".

Đột biến gen thuộc dạng nào có thể biến đổi mã chính thức TTX thành vô nghĩa?

A. Thay thế một cặp nucleotit XG thuộc mã đó thành một cặp AT.

B. Mất đi một cặp nucleotit thuộc mã đó.

C. Thay thế một cặp nucleotit TA thuộc mã đó bằng 1 cặp AT.

D. Lặp thêm một cặp nucleotit vào mã đó.

Câu 13: Axit amin xistêin được mã hóa bởi hai bộ ba trên mARN là 5’UGU3’ và 5’UGX3’. Ví dụ này thể hiện đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?

A. Tính thoái hóa. B. Tính đặc hiệu.

C. Tính liên tục. D. Tính phổ biến.

Câu 14: Một trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của phân tử ADN 3’...TTA XGT ATG GXT AAG...5’ mã hóa cho một đoạn pôlipeptit gồm 5 axit amin. Tính

theo chiều 3’ → 5’ của mạch trên thì sự thay thế một nuclêôtit nào sau đây sẽ làm cho đoạn pôlipeptit chỉ còn lại 3 axit amin?

A. Thay thế X ở bộ ba thứ tư bằng A. B. Thay thế G ở bộ ba thứ tư bằng A.

C. Thay thế G ở bộ ba thứ hai bằng U. D. Thay thế X ở bộ ba thứ hai bằng A.

Câu 15: Trong tế bào có bao nhiêu loại phân tử tARN mang bộ ba đối mã khác nhau?

A. 64. B. 61. C. 60. D. 4.

Câu 16: Cho các phát biểu sau:

Trung tâm luyện thi Phan Châu Trinh 80 Lê Duẫn                                       Thầy Lữ Hải Đình Trường THPT Trần Phú


Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia 2019                                                   Chuyên đề Di truyền cấp phân tử 

 

(1) Có tất cả 64 bộ ba trên mARN, mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin, trừ bộ ba kết thúc.

(2) Tất cả các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, không có ngoại lệ.

(3) Trong một đoạn phân tử mARN chỉ được cấu tạo từ 2 loại nuclêôtit là A và U, vẫn có thể có bộ ba kết thúc.

(4) Mỗi axit amin đều được mã hóa bởi hai hay nhiều bộ ba.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về mã di truyền?

A. 1. B. 4.               C. 3. D. 2.

Câu 17: Một mARN nhân tạo có vùng mã hóa liên tục và có tỉ lệ các loại nuclêôtit A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1. Tỉ lệ các bộ ba mã hóa axit amin chứa 3

loại nuclêôtit A, U và G có trong phân tử mARN trên là: Chọn câu trả lời đúng.

A. 9,6%.                  B. 2,4%.                C. 7,2%. D. 14,4%.

Câu 18: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực?

A. Với 3 loại nuclêôtit (A, U, X) có thể tạo ra tối đa 26 bộ ba mã hóa axit amin khác nhau trên mỗi mARN.

B. Vì có 3 bộ ba kết thúc và 1 bộ ba mở đầu nên chỉ có 60 bộ ba mã hóa các axit amin.

C. Khi ribôxôm tiếp xúc với 3 bộ ba 5’UAG3’ trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.

D. Nếu bộ ba 5’UAG3’ nằm ở vị trí bất kì trong vùng mã hóa của mARN đều mã hóa cho axit amin mêtiônin.

Câu 19: tARN vận chuyển axitamin mở đầu cho bộ ba đối mã là?

A. 5' UAX 3'. B. 3' UAX 5'.              C. 5' AUG 3'. D. 3' AUG 5'.

Câu 20: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi codon có thể mã hóa cho nhiều loại aa.

B. Với 3 loại nucleotit A, U, G có thể tạo ra 24 loại bộ ba mã hóa aa.

C. Tính phổ biến của mã di truyền có nghĩa là tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền.

D. Ở sinh vật nhân thực, codon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin metionin.

Câu 21: Nói về bộ mã di truyền ở sinh vật, có một số nhận định như:

(1) Bảng mã di truyền của mỗi sinh vật có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng sinh vật đó.

(2) Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit mà không gối lên nhau.

(3) Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều từ 5’ – 3’.

(4) Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là mỗi loài khác nhau có riêng một bộ mã di truyền.

(5) Mã di truyền có tính phổ biến, tức là một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.

(6) Có 61 bộ mã di truyền tham gia mã hóa các axit amin.

(7) Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin trừ AUG và UGG.

Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định không đúng

A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Trung tâm luyện thi Phan Châu Trinh 80 Lê Duẫn                                       Thầy Lữ Hải Đình Trường THPT Trần Phú


Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia 2019                                                   Chuyên đề Di truyền cấp phân tử 

 

Câu 22: Chuyển gen quy định tổng hợp hoocmon insulin của người vào vi khuẩn. Bộ máy di truyền của vi khuẩn tổng hợp được hoocmon insulin vì mã di

truyền có tính 

A. Tính đặc trưng.                                                          B. Tính phổ biến. 

C. Tính thoái hóa.                                            D. Tính đặc hiệu.

Câu 23:Trong một ống nghiệm chứa các loại nucleotit A, U, G, X với tỉ lệ tương ứng là 2 : 2 : 1 : 2. Từ 4 loại nucleotit này, người ta tổng hợp một phân tử ARN

nhân tạo. Tính theo lí thuyết xác suất xuất hiện bộ bộ ba AUG trên phân tử ARN nhân tạo

A. B. C. D.

Câu 24: Khi nói về mã di truyền ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sao đây là không đúng?

A. Bộ ba mở đầu mã hóa cho axit amin methionin.

B. Trong thành phần của codon kết thúc không có bazơ loại X.

C. Mỗi axit amin do một hoặc một số bộ ba mã hóa.

D. Mã di truyền được đọc liên tục theo chiều 5’ → 3’ trên mạch mang mã gốc.

Câu 25: Có một trình tự ARN [5’-AUG GGG UGX XAU UUU-3’] mã hoá cho một đoạn polipeptit sơ khai gồm 5 axit amin. Sự thay thế nucleotit nào sau đây

sẽ dẫn đến việc đoạn polipeptit sơ khai được tổng hợp từ trình tự ARN này chỉ còn lại 2 axit amin?

A. Thay thế G ở bộ 3 nucleotit thứ ba bằng A.

B. Thay thế A ở bộ 3 nucleotit đầu tiên bằng X.

C. Thay thế U ở bộ 3 nucleotit đầu tiên bằng A.

D. Thay thế X ở bộ 3 nucleotit thứ ba bằng A.

Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?

A. Mã di truyền được đọc theo một chiều liên tục, không chồng gối nhau.

B. Mã di truyền có tính đặc hiệu và phổ biến cho mọi loài.

C. Mã di truyền không ổn định, thay đổi theo quá trình tiến hóa.

D. Mã di truyền có tính thoái hóa (dư thừa).

Câu 27: Căn cứ vào đặc điểm nào của mã di truyền mà có thể tính được số bộ ba = số Nu 1 mạch : 3?

A. Tính thoái hóa.

B. Là mã bộ ba đọc liên tục theo 1 chiều xác định.

C. Tính đặc hiệu.

D. Là mã bộ ba đọc liên tục không chồng gối lên nhau.

Câu 28: Trong 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào. Các bộ ba đó là

A. AUG, UGA, UAG.                                 B. AUG, UAA, UGA.

C. AUU, UAA, UAG.                D. UAG, UAA, UGA.

Câu 29: Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?

A. Mã di truyền thống nhất ở hầu hết các loài sinh vật.

B. Mã di truyền mang tính bán bảo toàn, trong quá trình đọc mã chúng giữ lại một nửa.

C. Mã di truyền được đọc một cách liên tục từng cụm bộ ba một mà không chồng gối lên nhau.

Trung tâm luyện thi Phan Châu Trinh 80 Lê Duẫn                                       Thầy Lữ Hải Đình Trường THPT Trần Phú


Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia 2019                                                   Chuyên đề Di truyền cấp phân tử 

 

D. Mỗi bộ ba trong mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin nhất định.

Câu 30: Các bộ ba trên ADN khác nhau bởi:

1. Số lượng nuclêôtit.

2. Thành phần nuclêôtit.

3. Trình tự các nuclêôtit.

4. Số lượng liên kết Photphodieste.

A. 2 và 3.                                    B. 1 và 3. C. 1 và 4. D. 3 và 4.

Câu 31: Phân tử mARN có tỉ lệ loại nuclêôtit như sau A:G:X = 3:1:4. Tính theo lí thuyết tỉ lệ bộ ba có chứa 2 nuclêôtit loại A là

A. 26,37%. B. 27,36%. C. 8,79%. D. 7,98%.

Câu 32: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là

A. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’.                   B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.

C. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.                   D. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.

Câu 33: Một phân tử mARN được tổng hợp nhân tạo từ một dung dịch chỉ chứa U và G với số lượng U lớn hơn G. Biết tỉ lệ của nhóm bộ ba có chứa 2

ribônuclêôtit loại này và 1 ribônuclêôtit loại kia là . Tỉ lệ U và G trong dung dịch là

A. U:G = 1:3           B. U:G = 3:1   C. U:G = 2:3 D. U:G = 3:2

Câu 34: Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra tại vùng exôn của gen cấu trúc nhưng không làm thay đổi trình tự các axit

amin do gen đó qui định tổng hợp. Nguyên nhân là do

A. mã di truyền có tính phổ biến.                           B. mã di truyền là mã bộ ba.

C. mã di truyền có tính thoái hoá.                           D. mã di truyền có tính đặc hiệu.

Câu 35: Trong các bộ mã di truyền, với hầu hết các loài sinh vật ba codon nào dưới đây không mã hóa cho các axit amin?

A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG

C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA

Câu 36: Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tiến hành tổng hợp nhân tạo một chuỗi mARN từ dung dịch chứa A và U trong đó tỷ lệ 80% A: 20%U. Trong số các đoạn mARN thu được từ quá trình tổng hợp, người kỹ thuật viên đưa một số chuỗi vào dịch mã invitro (trong ống nghiệm). Tiến hành xác định thành phần của các chuỗi polypeptide tạo thành nhận thấy tỷ lệ các axit amin: Lys > Ile > Asn > Tyr = Leu > Phe. Nhận xét nào dưới đây về các mã

bộ ba tương ứng với axit amin là thiếu thuyết phục nhất?

A. Axit amin Lys được mã hóa bởi bộ ba AAA và 1 bộ ba khác là AAU.

B. Có tổng số 8 loại codon khác nhau trong các đoạn mARN được tổng hợp và có xuất hiện bộ ba kết thúc.

C. Các bộ ba mã hóa cho Tyr và Leu có cùng thành phần nhưng đảo vị trí các nucleotide.

D. Có hiện tượng thoái hóa mã di truyền trong các bộ ba hình thành từ dung dịch được sử dụng trong thực nghiệm.

Câu 37: Đột biến thay thế nucleotit ở vị trí thứ 3 của bộ ba nào dưới đây trên mạch mã gốc của gen sẽ làm cho quá trình dịch mã không diễn ra được?

A. 5’-TAX-3’ B. 5’ –ATX – 3’

C. 5’ – AGA – 3’ D. 5’ – XAT- 3’

Trung tâm luyện thi Phan Châu Trinh 80 Lê Duẫn                                       Thầy Lữ Hải Đình Trường THPT Trần Phú


Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia 2019                                                   Chuyên đề Di truyền cấp phân tử 

 

Câu 38: Cho các bộ ba nucleotit sau:

5’GAU3’ 5’GUA3’ 3’GAU5’ 3’UAA5’ 5’AGU3’ 3’GUA5’

Các bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc của một gen lần lượt là

A. 6 và 3 B. 6 và 4

C. 2 và 1 D. 2 và 5

Câu 39: Cho các đặc điểm sau:

1. Là tín hiệu kết thúc cho quá trình dịch mã.

2. Là bộ ba mã hóa cho loại axit amin methionine.

3. Là tín hiệu mở đầu cho quá trình dịch mã.

4. Là bộ ba mã hóa cho axit amin lizin.

5. Là trình tự nucleotit nằm tại vị trí đầu tiên trong vùng vận hành của operon.

Có bao nhiều đặc điểm nói về bộ mã 5’AUG3’?

A. 4 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 40: Xét các phát biểu sau:

(1) Mã di truyền có tính thoái hoá tức là một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại axit amin.

(2) Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép.

(3) Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô.

(4) Trong các loại ARN ở sinh vật nhân thực thì mARN có hàm lượng cao nhất.

(5) Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleotit có kích thước lớn nhất.

(6) ARN thông tin được dùng làm khuôn để tổng hợp phân tử protein nên mARN có cấu trúc mạch thẳng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 41: Một nhà di truyền học xác định rằng một bệnh gây ra bởi một đột biến gen lặn trong một alen của một gen. Các alen đột biến bị mất tymin ở vị trí

25 của gen. Các gen này được tìm thấy trên các nhiễm sắc thể X. Dưới đây là trình tự nuclêôtit của gen bình thường và các kết luận:

5’-ATG-TTA-XGA-GGT-ATX-GAA-XTA-GTT-TGA-AXT-XXX-ATA-AAA-3’

(1). Các protêin đột biến có chứa nhiều hơn bốn axit amin so với các protêin bình thường.

(2). Các protêin đột biến có chứa ít hơn một axit amin so với các protêin bình thường.

(3). Nam giới có nhiều khả năng bị bệnh hơn nữ.

Kết luận nào về hậu quả của đột biến này là đúng?

A. (1) và (3). B. (3). C. (1) và (2). D. (1).

Câu 42: Gen, Mã di truyền và Nhân đôi ADN đề cập đến các khái niệm, đặc điểm của mã di truyền, gen, nhân đôi ADN. Mã di truyền là được coi là mật mã mang thông

tin di truyền từ mạch mã gốc trên phân tử ADN đến trình tự axit amin trong chuỗi polipetit.Bộ ba nào sau đây quy định mã mở đầu tổng hợp aa mở đầu ở sinh vật nhân thực?

A. UGA B. UAA. C. AUG. D. GAU.

Câu 43: Bản chất của mã di truyền là

A. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

Trung tâm luyện thi Phan Châu Trinh 80 Lê Duẫn                                       Thầy Lữ Hải Đình Trường THPT Trần Phú


Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia 2019                                                   Chuyên đề Di truyền cấp phân tử 

 

B. các axit amin đựơc mã hoá trong gen

C. ba nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một aa

D. một bộ ba mã hoá cho một axit amin.

Câu 44: Số bộ ba mã hoá cho các axit amin là

A. 61 B. 42 C. 64   D. 21

Câu 45: Axit amin mêtiônin được mã hoá bởi mã bộ ba

A. AUU B. AUX C. AUG D. AUA

Câu 46: Thông tin di truyền được mã hoá trong ADN dưới dạng:

A. trình tự của các bộ 4 nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

B. trình tự của các bộ 1 nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

C. trình tự của các bộ 2 nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

D. trình tự của các bộ 3 nuclêôtit quy định trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit.

Câu 47: Đặc điểm thoái hóa của mã di truyền thể hiện ở

A. Một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin.

B. Các bộ ba nằm kế tiếp, không gối lên nhau.

C. Nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một axit amin.

D. Nhiều bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã.

A. ADN→ mARN→Protein→ Tính trạng

B. ADN→ tARN→ Polipeptit→ Kiểu hình

C. ADN→ tARN→ Protein→ Tính trạng

D. ADN→ mARN→ Protein→Kiểu gen

Câu 48: Một gen dài , có số liên kết Hidro là 3900. Gen trên nhân đôi 2 lần đã lấy từ môi trường số Nucleotide từng loại là

A. A = T = 1800; G = X = 2700 B. A = T = 900; G = X = 600

C. A = T = 600; G = X = 900 D. A = T = 1200; G = X = 1800

Câu 49: Đặc điểm nào sau đây không phải của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính thoái hóa B. Mã di truyền là mã bộ 3

C. Có 64 bộ 3 đều mã hóa cho các axit amin D. Mã di truyền có tính đặc hiệu

Câu 53: Bộ ba nào đây mã hóa axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ

A. 5’ AUG 3’ B. 5’XAT 3’ C. 5’GUA3’ D. 5 AGU 3’

Câu 50: Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã ( anticôdon)?

A. mARN B. ADN C. tARN D. rARN

Câu 55: Mã di truyền có tính thoái hóa vì

A. Các loài đều có chung một bộ mã di truyền

B. Có nhiều bộ ba khác nhau cùng tham gia mã hóa cho 1 axitamin

C. Một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axitamin

D. Có nhiều axitamin được mã hóa bởi một bộ ba

Câu 51: Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là

A. Một phân tử protein B. Một phân tử mARN

C. Một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN D. Một phân tử protein hay 1 phân tử ARN

Trung tâm luyện thi Phan Châu Trinh 80 Lê Duẫn                                       Thầy Lữ Hải Đình Trường THPT Trần Phú


Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia 2019                                                   Chuyên đề Di truyền cấp phân tử 

 

Câu 52: Ở một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14, số nhóm gen liên kết của loài là

A. 14. B. 2. C. 28. D. 7.

Câu 53:Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản (chạc chữ Y) có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián

đoạn?

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.

B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 5’→3’.

C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 3’→5’.

D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’.

Câu 54: Trong tự nhiên, có bao nhiêu loại mã di truyền mà trong mỗi bộ ba có ít nhất 2 nuclêôtít loại G?

A. 18. B. 9. C. 37. D. 10.

Câu 55: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ờ sinh vật nhân sơ, có bao nhiêu kết luận dưới đây là đúng?

(1) Quá trình nhân đôi có sự hình thành các đoạn okazaki.

(2) Nucleotide mới được tổng hợp liên kết vào đầu 3* của mạch mới.

(3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu sao chép.

(4) Quá trình sao chép diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

(5) Enzyme ADN polymeraza có khả năng tự khởi đầu quá trình tổng hợp mạch mới.

(6) Quá trình sao chép sử dụng 8 loại nucleotide làm nguyên liệu.

A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.

Câu 56: Đoạn giữa của 1 phân tử ADN ở một loài động vật khi thực hiện quá trình nhân đôi đã tạo ra 5 đơn vị tái bản. Các đơn vị tái bản này lần lượt có 14,

16, 22, 18 và 24 đoạn Okazaki, số đoạn ARN mồi đã được tổng hợp để thực hiện quá trình nhân đôi ADN đoạn giữa trên là

A. 110 B. 99 C. 94    D. 104

Câu 57: Người ta nuôi cấy 8 vi khuẩn E.Coli có ADN vùng nhân chỉ chứa N trong môi trường chỉ có N. Sau ba thế hệ (tương đương 60 phút nuôi cấy),

người ta đưa toàn bộ vi khuẩn được tạo thành sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N. Sau một thời gian nuôi cấy tiếp đã tạo ra trong tất cả

các vi khuẩn tổng cộng 1936 mạch đơn ADN vùng nhân chứa N. Tổng tế bào vi khuẩn thu được ở thời điểm này là

A. 1024 B. 970 C. 512 D. 2048

Câu 58:Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây:

(1) Enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN

(2) Enzim ligaza vừa có tác dụng kéo dài mạch mới, vừa có tác dụng nối các đoạn Okazaki tạo nên mạch liên tục

(3) Có sự liên kết bổ sung giữa A và T, G với X và ngược lại

(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị sao chép (đơn vị tái bản)

(5) Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào.

Trung tâm luyện thi Phan Châu Trinh 80 Lê Duẫn                                       Thầy Lữ Hải Đình Trường THPT Trần Phú


Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia 2019                                                   Chuyên đề Di truyền cấp phân tử 

 

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 4 B. 2 C. 5 D. 3

Câu 59:Enzim chính tham gia quá trình nhân đôi ADN là

A. ADN polimeraza.                                            B. ARN polimeraza. 

C. Ligaza.                                            D. Restrictaza.

Câu 60: Tính đặc hiệu của mã di truyền là

A. Các bộ ba nằm nối tiếp nhưng không chồng gối lên nhau.

B. Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axitamin.

C. Nhiều loại bộ ba cùng mã hoá cho một loại axitamin.

D. Một số bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã.

Câu 61: Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là

A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

C. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

D. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

Câu 62: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là

A. sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến). B. thể đột biến.

C. biến dị tổ hợp. D. mức phản ứng của kiểu gen.

Câu 63:Gen không phân mảnh có

A. vùng mã hoá liên tục. B. vùng mã hoá không liên tục.

C. cả exôn và intrôn. D. các đoạn intrôn.

Câu 64: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzyme ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.

B. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ.

C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.

D. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi.

Câu 65:Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli chỉ chứa N trong môi trường chứa N (lần thứ 1). Sau hai thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi

cấy có chứa N (lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N

(lần thứ 3) để chủng nhân đôi 1 lần nữa. Tính số tế bào chứa cả N và N ?

A. 8 B. 12 C. 4 D. 24

Câu 66:Mỗi tế bào trong một cơ thể bình thường của con người đều được nhân lên từ hợp tử. Tuy nhiên, cuối cùng các tế bào trở thành biệt hóa để thực

hiện các nhiệm vụ và chức năng cụ thể. Điều gì giải thích rõ nhất sự xuất hiện này?

A. Nhiễm sắc thể trao đổi chéo trong giai đoạn phân bào.

B. Đột biến gen ngẫu nhiên.

Trung tâm luyện thi Phan Châu Trinh 80 Lê Duẫn                                       Thầy Lữ Hải Đình Trường THPT Trần Phú


Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia 2019                                                   Chuyên đề Di truyền cấp phân tử 

 

C. Di truyền đáp ứng với môi trường.

D. Thay đổi biểu hiện của các gen.

Câu 67: Quá trình sao chép ADN đi theo hướng nào trên hai mạch của phân tử ADN?

A. 5’-3’ trên cả hai mạch. 

B. 3’-5’ trên cả hai mạch.

C. 5’-3’ trên mạch 3’-5’ và 3’-5’ trên mạch 5’-3’. 

D. 3’-5’ trên mạch 3’-5’ và 5’-3’ trên mạch 5’-3’.

Câu 68: Một plasmit có 10 cặp nuclêôtit tiến hành tự nhân đôi 3 lần, số liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các nuclêôtit của ADN là:

A. 140000. B. 159984. C. 139986. D. 70000

Câu 69: Một nhà hoá sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi Nhà khoa học bổ sung thêm ADN, sự

sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN gồm vài trăm nucleôtit. Nhiều khả

năng là Nhà khoa học đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì?

A. Primaza (enzim mồi).                                           B. ADN polymeraza. 

C. ARN polymeraza.      D. ADN ligaza.

Câu 70: Một mARN nhân tạo có ba loại nuclêôtit với tỉ lệ A:U:G=5:3:2. Tỉ lệ bộ ba mã sao chỉ chứa hai trong ba loại nuclêôtit nói trên là

A. 78%. B. 66%.        C. 68%. D. 81%.

Câu 71: Loại enzim nào sau đây có khả năng xúc tác tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới bổ sung với mạch khuôn nhưng không có khả năng tháo xoắn phân

tử ADN?

A. ADN pôlimeraza.                                     B. Ligaza. 

C. ARNpôlimeraza.                                                         D. Restrictaza.

Câu 72: Mã di truyền có tính thoái hóa có nghĩa là

A. cứ 3 nuclêôtit quy định một bộ ba.

B. nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin.

C. một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

D. tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền.

Câu 73: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn ADN

A. di chuyển một cách ngẫu nhiên.

B. chiều từ 3' đến 5' trên mạch này và chiều từ 5' đến 3' trên mạch kia.

C. luôn theo chiều rừ 3' đến 5'.

D. luôn theo chiều từ 5' đến 3'.
Câu 74:  Mã di truyền có tính thoái hóa vì

A. Có nhiều bộ ba mã hóa đồng thời nhiều axit amin.

B. Có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin.

C. Một bộ ba mã hóa một axit amin.

D. Có nhiều axit amin được mã hóa bởi một bộ ba.

Trung tâm luyện thi Phan Châu Trinh 80 Lê Duẫn                                       Thầy Lữ Hải Đình Trường THPT Trần Phú


Tài liệu luyện thi THPT Quốc gia 2019                                                   Chuyên đề Di truyền cấp phân tử 

 

Câu 75: Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Tất cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 512 phân tử ADN. Số phân tử ADN còn chứa N15 là

A. 16 B. 5 C. 32 D. 10

Câu 76: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN?

A. Khi ADN tự nhân đôi, chỉ có 1 gen được tháo xoắn và tách mạch.

B. Sự lắp ghép nucleotit của môi trường vào mạch khuôn của ADN tuân theo nguyên tắc bổ sung(A liên kết với U, G liên kết với X)

C. Cả 2 mạch của ADN đều là khuôn để tổng hợp 2 mạch mới.

D. Tự nhân đôi của ADN chủ yếu xảy ra ở tế bào chất.

Câu 77: Trên phân tử ADN có 10 tiểm tái bản. Quá trình tái bản hình thành 50 đoạn okazaki. Xác định số đoạn mồi được tổng hợp

A. 520 B. 62 C. 80 D. 70

Câu 78: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN hình thành:

A. cùng chiều tháo xoắn của ADN B. cùng chiều với mạch khuôn

C. theo chiều 3’ đến 5’ D. theo chiều 5’ đến 3’

Câu 79: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính phổ biến 

B. Mã di truyền là mã bộ ba

C. Mã di truyền có tính thoái hóa 

D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật

Câu 80: Tính đặc hiệu của mã di truyền được hiểu là

A. các bộ ba được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.

Tính đặc hiệu của mã di truyền được hiểu là

B. một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.

C. tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

D. nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.

Câu 81: Mỗi gen cấu trúc gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá và vùng kết thúc. Trong đó, vùng mã hoá

A. mang thông tin mã hoá các axit amin.      B. mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

C. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát phiên mã.     D. mang tín hiệu kết thúc dịch mã.

Câu 82: Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa có một đơn vị sao chép như hình vẽ. O là điểm khởi đầu sao chép, I, II, III, IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN.

Đoạn nào có mạch đơn mới được tổng hợp gián đoạn?

https://hoc247.net/fckeditorimgvn/upload/images/d(15).png

A. I và III.                    B. I và II.                        C. II và III.                    D. I và IV.

Câu 83: Trong thành phần cấu trúc của một gen điển hình gồm có các phần:

A. Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.

B. Vùng cấu trúc, vùng mã hóa và vùng kết thúc.

Trung tâm luyện thi Phan Châu Trinh 80 Lê Duẫn                                       Thầy Lữ Hải Đình Trường THPT Trần Phú

nguon VI OLET