CHUYÊNĐỀ:

CÁCH DẠY TIẾT LÍ THUYẾT , TIẾT LUYỆN TẬP, TIẾT ÔN TẬP

 

I. CÁCH DẠY TIẾT LÍ THUYẾT:

 Các vấn đề nổi bật trong tiết dạy lí thuyết là hình thành khái niệm và chứng minh tính chất, công thức.

 Khi dạy một khái niệm ta thường:

     1. Giới thiệu vị trí khái niệm trong toàn bộhệ thống những khái niệm đã học, làm cho có khái niệm sơ bộ về khái niệm và tạo ra nhu cầu nghiên cứu khái niệm mới.

      Cách làm có thể là:

-         Trình bày cấu tạo của chương trình và vị trí của khái niệm mới.

-         Giới thiệu khái niệm mới là dạng đặc biệt hoặc dạng tổng quát của khái niệm đã học.

-         Đặt ra một vấn đề thực tế đòi hỏi nghiên cứu khái niệm mới

     2. Đưa ra một số ví dụ, mô hình để HS nhận biết chính xác khái niệm mới, ít nhất là hai ví dụ tiêu biểu mà ở đó các dấu hiệu bản chất được giữ nguyên, các dấu hiệu không bản chất được thay đổi.

     3. Dùng hệ thống câu hỏi để dẫn đến định nghĩa của khái niệm.

     4. HS phát biểu định nghĩa khái niệm.

     5. Vẽ hình, ghi tóm tắt định nghĩa, diễn đạt nội dung định nghĩa bằng các kí hiệu toán học.

     6. HS tìm ví dụ về mô hình, hình ảnh của khái niệm mới trong các vật thể xung quanh  (nếu có).

     7. Dùng các phản ví dụ, trong đó các dấu hiệu bản chất lần lượt thay đổi nhằm khắc sâu từng dấu hiệu bản chất.

     8. Đưa ra các ví dụ về các dạng khác nhau của khái niệm nhằm giúp HS vừa nắm vững khái niệm, vừa biết thêm các dạng đặc biệt của khái niệm.

     10. So sánh khái niệm mới với các khái niệm đã biết.

 Khi chứng minh một tính chất, công thức ta thường:

  1. Có thể cho HS được tiếp xúc với một dạng của tính chất, công thức từ bài trước.
  2. Tạo ra nhu cầu nghiên cứu tính chất, công thức xuất phát từ bài trước hoặc từ một ứng dụng thực tế.
  3. Bằng thực nghiệm cho HS phán đoán kết quả của tính chất, công thức trước khi chứng minh
  4. Phát biểu tính chất, công thức, qui tắc.
  5. Vẽ hình ghi tóm tắt tính chất, bằng kí hiệu toán học.
  6. Đưa ra một số câu hỏi nhằm tìm hiểu ni dung của tính chất.
  7. Tiến hành chứng minh tính chất, công thức, giải thích lí do của từng biến đổi, chỉ rõ các dữ kiện được vận dụng ở khâu nào trong chứng minh.
  8. Chỉ rõ các bước của quá trình chứng minh tính chất, công thức.
  9. Tìm thêm các cách chứng minh tính chất, công thức nếu có.

  1. Vận dụng tính chất, công thức vào bài tập, đồng thời nhc lại nội dung tính chất được vận dụng.

    Ở tưng bài cụ thể, tuỳ theo thời gian dành cho việc hình thành khái niệm và chứng minh tính chất công thức mà ta có thể lược đi một số bước trong các bước trên.

 

 *Lời khuyên dạy tiết lí thuyết:

        1 Hãy đặt mình vào vị trí của học sinh. Điều quen thuộc của giáo viên có thể là điều rất mới đối với học sinh.

       2.Cố gắng tạo ra các tình huống có vấn đề làm xuất hiện ở học sinh nhu cầu nghiên cứu kiến thức mới.

       3.Đng dạy theo cách truyền đạt kiến thức một chiều, chọn hệ thống câu hỏi hp lí để lôi cuốn học sinh vào tham gia bài học

      4.Đng bỏ qua mà hãy khai thác ngay câu trả lời của học sinh. khuyến khích các câu trả lời tốt

      5.Tăng cường những câu hỏi mà học sinh phải phán đoán và lựa chọn, Nếu có thể hướng dẫn học sinh cùng tranh luận mà thầy giáo là trọng tài.

      6.Nên vừa giảng vừa luyện. Vận dụng kiến thức là cách tốt nhất để nắm vng kiến thức.

       7. Nên sơ lược ý trước để chuyển sang ý sau. Chú ý cân đối giữa củng cố từng phần và củng cố toàn bài. Hãy để dành những điều cần thiết cho bước củng cố cuối bài.

 

   II- CÁCH DẠY TIẾT LUYỆN TẬP:

 Nộii dung của một tiết luyện tập thường gồm có:

  1. Kiểm tra cơ bản của tiết trước. Chữa hợp lí một số bài tập đã cho về nhà ở tiết trước dưới nhiều hình thức (chữa toàn bài trên bảng, chữa một phần trên bảng, chỉ kiểm tra đáp số, giải một bài tương tự, …)
  2. Chọn giải tại lớp một số bài tập tiêu biểu.
  3. Rút ra các bài học về vận dụng kiến thức đã học, phương pháp giải toán, phương pháp suy luận.

Quá trình giải các bài tập trọng tâm của tiết luyện tập thường qua các bước sau:

  1. Tìm hiểu đề toán:

   -Đặt các câu hỏi để học sinh hiểu nội dung của đề bài: điều cho biết, điều phải tìm. Cố gắng viết tóm tắt đề bài bằng ngôn ngữ toán học và sử dụng các kí hiệu toán học.

   - Nhắc lại các kiến thức có liên quan đến bài toán, tìm mối liên hệ giữa điều đã cho và điều phải tìm.

   - Phân tích điều phải tìm để tìm phương hướng đi đến đích của bài.

2. Tìm tòi lời giải:

- Cùng với học sinh phân tích, dự đoán, liên hệ đến các bài toán đã giải, … để tìm ra cách giải quyết bài toán.

- Đặt câu hỏi giải thích cơ sở lí luận của các biến đổi, củng cố các kiến thức đã vận dụng trong bài.


3. Trình bày lời giải:

- Uốn nắn, sửa chữa để đưa ra cách trình bày hợp lí cho lời giải của bài toán

4. Nghiên cứu thêm về lời giải:

- Kiểm tra kết quả. Xem xét lại các lập luận.

- Nhìn lại toàn bộ các bước giải. Rút ra phương pháp giải một loại toán nào đó. Rút ra các kinh nghiệm giải toán.

- Tìm thêm các cách giải khác.

- Khai thác thêm các kết quả có thể có được của bài toán, đề xuất các bài toán tương tự, bài toán đặc biệt, bài toán tổng quát.

 

*Lời khuyên dạy tiết luyện tập:

        1. Đừn biến tiết luyện tập thành tiết chữa bài tập. Tiết luyện tập phải là tiết dạy cách suy nghĩ giải toán.

        2. Đừng dưa ra quá nhiều bài tập trong tiết luyện tập. Nên chọ một số lượng bài vừa đủ để có điều kiện khắc sâu các kiến thức vận dụng và phát triển các năng lực tư duy cần thiết trong giải toán.

     3. Nên sắp xếp các bài tập thành một chùm bàicó liên quan với nhau.

     4. Trong tiết luyện tập, có những bài được giải chi tiết và có những bài chỉ giải vắn tắt.

     5.Hãy để cho học sinh có tói quen với bài toán, cùng với học sinh nghiên cứu tìm tòi lời giải bài toán và để cho học sinh được hưởng niềm vui khi tự mình tìm được chí khoá của lời giải.

 

   III- CÁCH DẠY TIẾT ÔN TẬP:

       Nội dung của tiết ôn tập thường là:

  1. Thông qua phát vấn và sử dụng các bảng tổng kết, các sơ đồ, hoặc thông qua các bài tập mà hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học. Có thể bổ sung thêm một ssó kiến thức mới.
  2. Thông qua luyện tập mà giúp học sinh nắm vững, rèn luyện các kĩ năng cần thiết.

 

      *Lời khuyên dạy tiết ôn tập:

      1. Tiết ôn tập không phải là tiết nhắc lại các kiến thức đã học. Cố gắng tìm ra được sợi chỉ liên kết các kiến thức ấy với nhau.

      2.Nên có các bảng hệ thống mà các kiến thýưc trong bảng liên quan với nhau cả theo hàn lẫn theo cột. Tận dụng các sơ đồ để hệ thống kiến thức.

      3. Nên chọn những bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập, qua đó khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức cơ bản đã học.

      4. Luôn luôn thay đổi hình thức ôn tập cho phong phú, đa dạng và hiệu quả. Trong bất cứ hình thức nào, học sinh cũng phải được chủ động tham gia vào quá trình ôn tập kiến thức.

nguon VI OLET