GIÁO ÁN LỚP 11

SOẠN THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHÓM VÀ TỰ HỌC (4 HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG – HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – LUYỆN TẬP – MỞ RỘNG TÌM TÒI

 

 

Hãy liên lạc (0888781271 /0914977758) để có:

1. G.A 10, 11 (soạn theo 4 hoạt động, trong tổ chức hoạt động nhóm và tự học)

2. Tài liệu tốt nhất để các bạn dạy thêm, ôn tập (10, 11, 12)  - học – ôn thi THPT (2018-2019) theo chuyền đề và đề

 

 

1

 


VÍ DỤ MỘT BÀI SAU

 

CHƯƠNG II: CẢM ỨNG

A-  CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Tiết 25 - Bài 23: HƯỚNG ĐỘNG

 

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài học này, HS cần:

1. Kiến thức

- Phát biểu được khái niệm về cảm ứng và hướng động.

- Nêu được các tác nhân của môi trường gây ra hiện tượng hướng động (ánh sáng, trọng lực, hóa, nước, sự tiếp xúc)

- Trình bày vai trò của hướng động đối với đời sống của cây

2. Kỹ năng

- Quan sát mẫu vật, video, hình ảnh để phân tích so sánh

- Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế

3. Thái độ

- Giải thích được một số hiện tượng hướng động trong tự nhiên.

4. Năng lực

- Năng lực ngôn ngữ: bằng cách cho học sinh thảo luận về các kiểu hướng động tìm ra tác nhân, cơ chế và đưa ra được khái niệm.

- Năng lực hiểu tự nhiên xã hội: Bằng cách cho học sinh quan sát video hướng sáng, quan mẫu vật hướng trọng lực, quan sát mẫu vật hướng tiếp xúc nhằm giải thích hiện tượng hướng động thực tế.

II. Chuẩn bị của GV - HS:

- GV: + Mẫu vật: 1 Chậu cây mẫu tử, 1 chậu cây mồng tơi

          + Bảng phụ có nội dung Phiếu học tập

          + Ppt và giáo án liên quan đến bài giảng

- HS: Tìm hiểu bài 23 theo nội dung sách giáo khoa và kiến thức thực tế về hiện tượng hướng động ở thực vật.

III. Hoạt động dạy:

  1. Ổn định lớp: Giới thiệu đại biểu.

2. Bài mới

2.1. Khởi động

1

 


GV: Tất cả sinh vật từ bậc thấp đến bậc cao, từ thực vật đến động vật đều chịu sự tác động của các nhân tố môi trường. Nếu như chúng không thể phản ứng thích nghi kịp thời thì khó có khả năng tồn tại và phát triển trong thế giới tự nhiên. Vậy tác động của các nhân tố môi trường và sự trả lời các kích thích của cơ thể sinh vật diễn ra như thế nào? chúng ta cùng xem một số ví dụ minh họa sau:

              

HS: Trời lạnh chim sẽ xù lông hoặc lớp lông chúng dày hơn để giữ nhiệt. Đối với cây trinh nữ khi bị kích thích chúng sẽ xếp lá lại để bảo vệ lá tránh tổn thương.            

GV: Như vậy khả năng phản ứng của sinh vật đối với điều kiện môi trường gọi là cảm ứng. Cảm ứng của động vật và thực vật khác nhau, ở động vật được điều chỉnh bằng hệ thần kinh còn ở thực vật thì không. Và khả năng mà thực vật trả lời các kích thích gọi là tính cảm ứng.

Tùy vào hướng của tác nhân kích thích mà người ta chia cảm ứng ở thực vật thành hai loại: hướng động và ứng động.

GV: Để làm sáng tỏ hướng động các em tìm hiểu phiếu học tập.

 

TOÀN BỘ NÀY THẦY CỐ GIÁO CHUẨN BỊ ẢNH TƯƠNG ỨNG NHÉ

Nhận xét

Thí nghiệm 1

(ở cây cải )

Hiện tượng 2

(Rễ một số cây)

Hiện tượng 3

(Rễ một số cây hướng đến …)

Hiện tượng 4

(Rễ một số cây hướng đến …)

Thí nghiệm 5

(ở cây đậu cô ve bám lên cây)

Tác nhân kích thích là gì?

 

 

 

 

 

Hướng của cơ quan về phía nào? (trái hay phải màn hình, phía kich thích hay không kích thích)

 

 

 

 

 

1

 


Cơ quan (thân, ngọn, rễ) của cây như thế nào so với tác nhân kích thích? (hướng đến hay tránh xa)

 

 

 

 

 

Mặt nào của cơ quan (mặt sáng/tôi, mặt tiếp xúc/ngược lại) của cây sinh trưởng nhanh hơn?

 

 

 

 

 

Em thắc mắc những gì? Hay những gì cần muốn biết?

 

 

 

 

 

 

Để trả lời phiếu học tập chúng ta quan sát video

HS: Quan sát video và điền thông tin vào phiếu học tập

2. 2. Hình thành kiến thức mới

Phần I: Khái niêm hướng động

GV:Tất cả các hiện tượng trên gọi là hướng động? Vậy theo em hướng động là gì?

HS: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích  từ 1 hướng xác định.

GV: Dựa vào hướng của tác nhân kích thích và hướng của cơ quan phản ứng, hướng động được chia như thế nào?

HS: + Hướng động dương: sinh trưởng hướng về phía tác nhân kích thích.

+ Hướng động âm: sinh trưởng hướng ngược (tránh xa) tác nhân kích thích. VD: GV: Phân biệt lại cho học sinh hướng động dương và hướng động âm

Có hai loại hướng động chính:

- Hướng động dương: sinh trưởng hướng v phía tác nhân kích thích. VD: ngọn cây hướng về phía mặt trời, rễ cây hướng nước và chất dinh dưỡng…

- Hướng động âm: sinh trưởng hướng ngược (tránh xa) tác nhân kích thích. VD: Rễ cây hướng tránh hóa chất gây độc,…Hầu hết thực vật hướng động âm với chất độc. Nhưng có một số cây hướng động dương với chất độc: cây mẫu tử, rễ cây hút được các chất độc có khả năng gây ung thư. Còn rễ cây Cỏ Vetiver hấp thụ các chất độc phóng xạ trong đất.

1

 


Nội dung kiến thức

a. Khái niệm

Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích  từ 1 hướng xác định.

b. Phân loại: có hai loại chính:

- Hướng động dương: Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích

- Hướng động âm: Sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích.

Phần II: Các kiểu hướng động

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM

B1: HS nhận nhiệm vụ (yêu cầu như trên phiếu HT dưới đây, chỉ bổ sung mục thêm cuối vào PHT giống như trên)

B2: Thảo luận nhóm (dựa trên yêu cầu phiếu HT, kết hợp với video, ảnh trên máy chiếu để thảo luận trả lời các vấn đề đặt ra trong phiếu HT)

- Trong quá trình thảo luận, GV sẽ theo dõi, hỗ trợ, động viên, nhắc nhở HS chưa hợp tác hoặc học sinh khó khăn,…)

B3: Đại diện các nhóm lên trả lời theo yêu cầu (trong PHT dưới đây)

B4: Các nhóm có thắc mắc gì thì trao đổi,..

B5: GV là người kết luận những vấn đề cần đạt theo yêu cầu PHT

Nhận xét

Thí nghiệm 1

(ở cây cải)

Hiện tượng 2

(Rễ một số cây)

Hiện tượng 3

(Rễ một số cây hướng đến …)

Hiện tượng 4

(Rễ một số cây hướng đến …)

Thí nghiệm 5

(ở cây đậu cô ve bám lên cây)

Tác nhân kích thích là gì?

 

 

 

 

 

Hướng của cơ quan về phía nào? (trái hay phải màn hình, phía kich thích hay không kích thích)

 

 

 

 

 

1

 


Cơ quan (thân, ngọn, rễ) của cây như thế nào so với tác nhân kích thích? (hướng đến hay tránh xa)

 

 

 

 

 

Mặt nào của cơ quan (mặt sáng/tôi, mặt tiếp xúc/ngược lại) của cây sinh trưởng nhanh hơn?

 

 

 

 

 

Tác nhân kích thích có hướng hay vô hướng?

 

 

 

 

 

Mỗi hiện tượng trên tương ứng với kiểu hướng động gì?

 

 

 

 

 

 

GV: Tại sao ngọn cây lại cong về phía ánh sáng, còn rễ lại cong hướng theo chiều trọng lực?

 

1

 


HS: Quan sát ppt để trả lời

GV: + Hướng sáng của ngọn có liên quan đến yếu tố nào? (hooc môn sinh trưởng Auxin)

Các em lưu ý:

-         Auxin có xu hướng vận chuyển chủ động đến phía ít ánh sáng hơn (mặt tối)

-         Ở tế bào ngọn cây , khi nồng độ của auxin cao => kích thích tế bào phân chia và sinh trưởng dài ra nhanh hơn

-         Ở tế bào rễ cây, khi nồng độ auxin cao => gây ức chế tế bào phân chia về sinh trưởng dài ra.

HS: Trả lời

GV:1. Hướng sáng dương của thân, cành: do phía tối (mặt không được chiếu sáng) nồng độ auxin cao hơn nên đã kích thích các tế bào này phân chia, sinh trưởng dài ra nhanh hơn mặt tối (mặt được chiếu sáng) làm cho cơ quan uốn cong về phía ánh sáng.

2. Hướng trọng lực dương ở rễ cây: Do auxin di chuyển về mặt tối nhiều mà tế bào rễ cây mẫn cảm với auxin hơn tế bào thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao hơn gây ức chế phân chia và sinh trưởng dãn dài tế bào → tế bào mặt sáng phân chia mạnh hơn làm cho rễ uốn cong xuống đất.

GV: Tùy thộc vào tác nhân kích thích từ một hướng, hướng động được chia thành: hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hóa, hướng nước, hướng tiếp xúc. Vậy vai trò của hướng động đối với thực vật như thế nào? Chúng ta tìm hiều Phần III.

Phn III: Vai trò ca hướng động trong đời sống thực vật

GV: Sau khi học xong bài hướng sáng ở thực vật các em cho cô biết vai trò của hướng sáng là gì?

HS: Hướng động giúp cây thích nghi với điều kiện của môi trường sinh trưởng và phát triển.

GV: Nếu cho các em làm kĩ sư môi trường. Nhiệm vụ được giao là trồng 2 hàng cây cổ thụ ven đường nơi có các khu dân cư. Thì các em sẽ chọn vị trí như thế nào? Vì sao?

HS: Trồng cây cách xa các khu dân cư,  nơi ánh sáng chiếu đều ở mọi hướng để cây không sinh trưởng sang một hướng tránh đổ ngã.

GV: Nếu trong vườn nhà em có giếng đào? Muốn trồng cây lâu năm thì em phải trồng ở vị trí vào vì sao?

HS: Trồng cây cách xa giếng. Vì rễ cây tính hướng nước sẽ phá hỏng giếng đào

GV: Khi các em trồng các cây họ dây leo. Các em phải làm như thế nào để cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn?

1

 


 Qua bài học hôm nay các em đã nắm được bản chất, cơ chế các hiện tượng hướng động. Ta đã giải thích được thắc mắc ở đầu bài đặt ra. Và sau đây là một số câu hỏi cũng cố.

3.3. Vận dụng

Câu 1: Vận động hướng động ở thực vật là gì?

A. Vận động sinh trưởng định hướng theo tác nhân của môi trường sống từ mọi phía.

B. Vận động sinh trưởng định hướng theo tác nhân một phía của môi trường sống.

C. Vận động sinh trưởng về phía có tác động cơ học.

D. Vận động theo chu kì đồng hồ sinh học.

Đáp án: B

Câu 2: Khi nói đến hướng động của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

II. Hướng động giúp cho cây thích nghi với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.

III. Hướng động dương là sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích.

IV. Hướng động âm là sự sinh trưởng theo hướng tránh xa kích thích.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đáp án : I → đúng, khái niệm hướng động

II→ đúng, vai trò của hướng động

III, IV → đúng, các kiểu hướng động

Chọn D

Câu 3:  Khi nói đến tính hướng sáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tính hướng sáng của thân là sự sinh trưởng của thân, cành hướng về phía nguồn sáng.

II. Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại ánh sáng.

III. Ở thân, cành, do tế bào phần sáng sinh trưởng dài ra nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía ánh sáng.

IV. Ở rễ cây, do tế bào phía tối phân chia nhanh hơn làm cho rễ uốn cong về phía sáng.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đáp án : C (I, II, III)

Câu 4: Auxin có vai trò như thế nào trong vận động hướng động?

 A. Auxin ức chế sự sinh trưởng của tế bào thân non và rễ.

 B. Auxin trong tế bào tăng làm cho tế bào tích điện âm.

1

 


 C. Auxin tác động đến sự phân chia và kéo dài của tế bào, dẫn đến hướng sáng và hướng trọng lực.

 D. Auxin tăng kích thích sự sinh trưởng của tế bào thân non và rễ.

Đáp án: C

Câu 5: Khi nói đến tính hướng động của rễ, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò hướng sáng âm và hướng trọng lực dương của rễ?             

 I. Để rễ cây có thể hô hấp được.

 II. Để giúp tăng khả năng hấp thụ chủ động các ion khoáng.

III. Đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ cây đứng vững.

 IV. Để hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đáp án : B (III, IV)

4. Hướng dẫn học sinh tự học tại nhà

- Trả lời câu hỏi và bài tập trang 101

- Chuẩn bị bài mới

5. Rút kinh nghiệm

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

 

PHỤ LỤC

 

Nhận xét

Thí nghiệm 1

(ở cây cải)

Hiện tượng 2

(Rễ một số cây)

Hiện tượng 3

(Rễ một số cây hướng đến …)

Hiện tượng 4

(Rễ một số cây hướng đến …)

Thí nghiệm 5

(ở cây đậu cô ve bám lên cây)

1

 


Tác nhân kích thích là gì?

Ánh sáng

Trọng lực

Chất dinh dưỡng và chất độc

Nước

Gía thể

Hướng của cơ quan về phía nào? (trái hay phải màn hình, phía kich thích hay không kích thích)

Bến trái, phía được kích thích

Hướng xuống dưới, phía kích thích

Hướng về bên trái, hướng về tác nhân kích thích

Hướng về phía trái, hướng của nguồn nước

Hướng lên phía phải. Theo hướng của giá thế

Cơ quan (thân, ngọn, rễ) của cây như thế nào so với tác nhân kích thích? (hướng đến hay tránh xa)

Ngọn cây hướng về phía ánh sáng

Rễ cây hướng về phía có ánh sáng

Rễ hướng về chất dinh dưỡng. Tránh xa chất độc hại

Rễ cây hướng về phía nguồn nước

Bên tiếp xúc giá thể tế bào chậm phát triển. Bên ngược lại tế bào sinh trưởng nhanh hơn

Mặt nào của cơ quan (mặt sáng/tối, mặt tiếp xúc/ngược lại) của cây sinh trưởng nhanh hơn?

Mặt tối tế bào sinh trưởng nhanh hơn

Mặt sáng tế bào sinh trưởng nhanh nhơn

Rễ cây sinh trưởng  nhanh về hướng dinh dưỡng

Rễ cây sinh trưởng nhanh về hướng nước

Mặt tiếp xúc giá thể phát triển chậm. Mặt ngược lại phát triển nhanh hơn

Tác nhân kích thích có hướng hay vô hướng?

Có hướng

Có hướng

Có hướng

Có hướng

Có hướng

Mỗi hiện tượng trên tương ứng với kiểu hướng động gì?

Hướng sáng

Hướng trọng lực

Hướng hóa

Hướng nước

Hướng tiếp xúc

 

 

1

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Họ và tên:…………………………….                                               Lớp:………………Nhóm (tổ):………

                   Trường THPT Trần Quốc Tuấn

 

PHIẾU HỌC TẬP

BÀI 23: HƯỚNG ĐỘNG

Quan sát  video và hình ảnh

Nhận xét

Thí nghiệm 1

(ở cây cải)

Hiện tượng 2

(Rễ một số cây)

Hiện tượng 3

(Rễ một số cây hướng đến …)

Hiện tượng 4

(Rễ một số cây hướng đến …)

Thí nghiệm 5

(ở cây đậu cô ve bám lên cây)

Tác nhân kích thích là gì?

 

 

 

 

 

Hướng của cơ quan về phía nào? (trái hay phải màn hình, phía kich thích hay không kích thích)

 

 

 

 

 

 

1

 

nguon VI OLET