TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG NĂM 2020
MÔN SINH HỌC








































TÀI LIỆU ÔN TẬP

GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI

1: Trong tế bào, các loại axit nucleic nào sau đây có kích thước lớn nhất?
A. ADN B. mARN C. tARN D. rARN
2. Gen là một đoạn ADN
A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
B.mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN.
C.mang thông tin di truyền.
D.chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.
3: Điểm khác nhau giữa ADN ở tế bào nhân sơ và ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là
đơn phân của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, X còn đơn phân của ADN ở tế bào nhân sơ là A, U, G, X.
ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng
các bazơ nitơ giữa hai mạch của ADN trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi pôlinuclêôtit còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi pôlinuclêôtit.
4: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%;T= 20%. Axit nuclêic này là
A. ADN có cấu trúc mạch đơn. B. ARN có cấu trúc mạch đơn.
C. ADN có cấu trúc mạch kép. D. ARN có cấu trúc mạch kép.
5. Bản chất của mã di truyền là
A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin. B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá 1 aa
C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
D. các axitamin đựơc mã hoá trong gen.
6 .Vì sao mã di truyền là mã bộ ba :
Vì mã bộ một và mã bộ hai không tạo được sự phong phú về thông tin di truyền.
Vì số nuclêotit ở mỗi mạch của gen dài gấp 3 lần số axit amin của chuỗi polipeptit.
Vì số nucleotit ở hai mạch của gen dài gấp 6 lần số axit amin của chuỗi polipeptit.
Vì 3 nucleotit mã hóa cho 1 aa thì số tổ hợp sẽ là 43 = 64 bộ ba dư thừa để mã hóa cho 20 loại aa.
7: Khi nói về mã di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
Ở sinh vật nhân thực, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hóa axit amin mêtiônin.
Côđon 3’UAA5’ quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi côđon có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin.
Với ba loại nuclêôtit A, U, G có thể tạo ra 24 loại côđon mã hóa các axit amin.
8. Nhóm cô đon nào không mã hoá các axit amin mà làm nhiệm vụ kết thúc tổng hợp Prôtêin?
A. UAG,UGA,AUA B. UAA,UAG,AUG C. UAG,UGA,UAA D.UAG,GAU,UUA
9. Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
A. dịch mã. B. nhân đôi ADN. C. phiên mã. D. giảm phân và thụ tinh.
10. Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
4. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5/ ( 3/.
5.Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y
6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 4, 5, 6. C. 1, 3, 4, 5, 6. D. 1, 2, 3
nguon VI OLET