1/Điền vào chổ trống từ thích hợp
"Các vật thể …. đều gồm một số ... khác nhau, ... được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là ... hay hỗn hợp một số ... Nên ta nói được:
   Đâu có ... là có ..."
2/Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, hay chất trong các câu sau đây:
- Trong quả chanh có nước , axit xitric (có vị chua) và một số chất khác.
   - Cốc bằngthủy tinh dễ vỡ so với cốc bằng chất dẻo.
   - Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.
   - Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.
3/Trong số các tính chất kể cả dưới đây của chất, biết được tính chất nào bằng quan sát trực tiếp, tính chất nào dung dụng cụ đo, tính chất nào phải làm thí nghiệm mới biết được:
Màu sắc , tính tan trong nước, tính dẫn điện, khối lượng riêng, tính cháy được, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy.
4/Căn cứ vào tính chất nào mà:
   a) Đồng, nhôm được dung làm ruột dây điện; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây?
b) Bạc dùng để tráng gương?
c) Cồn được dùng để đốt?
5/Cho biết axit là những chất có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ (trong phòng thí nghiệm dùng giấy tẩm quỳ). Hãy chứng tỏ trong nước vắt từ quả chanh có chứa axit ?
6/Kim loại thiếc có nóng chảy xác định là: tonc = 232oC. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 180oC. Vậy, thiếc hàn là chất tinh khiết hay có lẫn tạp chất khác?
7/Câu sau đây có 2 ý nói về nước cất: "Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 102oC". Hãy chỉ ra ý đúng, ý sai (nếu có) ?
8/Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ tos =78,3oC và tan nhiều trong nước. Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước?




9/Nguyên tử X có tổng số hạt là 40, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 12 hạt. tính số hạt mỗi loại?
p+ e + n = 40; p + e – n = 12, p = e
2p + n = 40; 2p – n = 12
2p = (40 + 12):2 = 26; n = 40 – 26 = 14
p = e = 13; n = 14
Bài tập về nhà: 1(8/trang11-SGK;
1 (5/trang 15, 15 - SGK


1/Điền tên hạt nào tạo thành nguyên tử vào các câu sau đây (chép vào ở bài tập):
a) ... và ... có điện tích như nhau, chỉ khác dấu.
   b) …. và …. có cùng khối lượng, còn …. có khối lượng rất bé, không đáng kể.
   c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số …. trong hạt nhân.
   d) Trong nguyên tử ... luôn chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp.
2/Có thể dùng các cụm từ sau đây để nói về nguyên tử:
   A. Vô cùng nhỏ. B. Trung hòa về điện. C. Tạo ra các chất.
   D. Không chia nhỏ hơn trong phản ứng hóa học.
   Hãy chọn cụm từ phù hợp (A, B, C hay D?) với phần còn lại trống trong câu:
   "Nguyên tử là hạt ..., vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân".
3/Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau:

Hãy chỉ ra số proton trong hạt nhân, số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.
4/Có thể vẽ sơ đồ đơn giản gồm vòng tròn con là hạt nhân, mỗi vòng cung nhỏ là một lớp với số electron của lớp ghi ở chân. Thí dụ sơ đồ đơn giản của nguyên tử sillic trong bài tập 3 như sau:

Biết rằng, trong nguyên tử các electron có ở lớp 1 (tính từ hạt nhân) tối đa là 2e, ở lớp 2 tối đa là 8e, ở lớp 3 tạm thời cũng là 8e, nếu còn electron sẽ ở lớp 4.
   a) Vẽ sơ đồ đơn giản của năm nguyên tử mà trong hạt nhân có số proton bằng 7, 9, 15, 17, 19.
   b) Mấy nguyên tử có số electron ở lớp ngoài cùng bằng 5, mấy nguyên tử có số electron ở lớp ngoài cùng bằng 7 ?

1/Có thể dùng cụm từ khác nhưng
nguon VI OLET