Sở Giáo dục và đào tạo thanh hoá
TRường THPT đông sơn 2

ĐỀ GửI Sở
Kỳ thi học sinh giỏi CẤP tỉnh
Năm học: 2017-2018
Môn thi: HÓA HỌC
Lớp 11 -THPT
Ngày thi: / /2018
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi này có 10 câu, gồm 02 trang

Câu 1 (2 điểm)
1. Hợp chất A có tổng số electron trong phân tử bằng 100. A được tạo thành từ 2 nguyên tố phi kim thuộc các chu kỳ nhỏ và thuộc 2 nhóm khác nhau. Xác định công thức phân tử A, biết rằng tổng số nguyên tử 2 nguyên tố trong phân tử A là 6.
2. Giải thích các vấn đề thường gặp trong phòng thí nghiệm sau, viết phương trình minh họa.
a. Khi cho bình đựng khí NO2 vào trong thùng chứa nước đá thì màu nâu đỏ nhạt dần.
b.Dung dịch HI không màu để lâu trong không khí thường có màu vàng nâu.
Câu 2: (2,0 điểm)
Xét hợp chất với hidro của các nguyên tố nhóm VA. Góc liên kết HXH (X là kí hiệu nguyên tố nhóm VA) và nhiệt độ sôi được cho trong bảng dưới đây:
Đặc điểm
NH3
PH3
AsH3
SbH3

Góc HXH
107o
93o
92o
91o

Nhiệt độ sôi (oC)
-33,0
-87,7
-62,0
-18,0

So sánh và giải thích sự khác biệt giá trị góc liên kết và nhiệt độ sôi của các chất này.
Xét phản ứng tổng hợp amoniac : N2 (k) + 3H2 (k) ⇄ 2NH3 (k)
Ở 450oC hằng số cân bằng của phản ứng này là KP = 1,5.10-5. Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 nếu ban đầu trộn N2 và H2 theo tỉ lệ 1:3 về thể tích và áp suất hệ bằng 500 atm.
Câu 3: (2,0 điểm)
1. Cho một ít chất chỉ thị màu phenolftalein vào dung dịch NH3 loãng ta thu được dung dịch A. Màu của dung dịch thay đổi như thế nào khi:
Đun nóng dung dịch một hồi lâu.
Thêm một số mol HCl bằng số mol NH3 có trong dung dịch A.
Thêm một ít Na2CO3.
Thêm dung dịch AlCl3 cho tới dư
2.Hòa tan 10,00 g hỗn hợp gồm Cu2S và CuS bằng 200,0 ml dung dịch MnO4- 0,7500 M trong môi trường axit. Sau khi đun sôi để đuổi hết khí SO2 sinh ra, lượng MnO4- còn dư trong dung dịch phản ứng vừa hết với 175,0 ml dung dịch Fe2+ 1,000 M.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (dạng phương trình ion thu gọn).
Tính phần trăm khối lượng CuS trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 4: (2,0 điểm): Hợp chất vô cơ X thành phần có 2 nguyên tố. 120 < MX < 145. Cho X phản ứng với O2 thu được chất duy nhất Y. Cho Y phán ứng với H2O thu được 2 axit vô cơ và A và B. A phản ứng với dung dịch AgNO3 thu được kết tủa trắng (C) kết tủa này tan trong dung dịch NH3. B phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được muối D. D phản ứng với dung dịch AgNO3 thu được kết tủa vàng (E). Chất X khi phản ứng với H2O thu được 2 axit là G và A, khi đun nóng G thu được axit (B) và khí H. Xác định công thức phân tử các chất và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 5 (2,0 điểm)
1. A là dung dịch Na2CO3 0,1M; B là dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và KHCO3 0,1M và C là dung dịch KHCO3 0,1M.
a. Tính thế tích khí CO2 (đktc) thoát ra khi cho từ từ từng giọt đến hết 50 mL dung dịch HCl 0,1M vào 100 ml dung dịch A và khi cho hết 100 ml dung dịch B vào 200 ml dung dịch HCl 0,1M.
b. Xác định số mol các chất có trong dung dịch thu được khi thêm 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 150 ml dung dịch C.
2. Silic có cấu trúc tinh thể giống kim cương. Tính bán kính của nguyên tử silic. Cho khối lượng riêng của silic tinh thể bằng 2,33g.cm-3; khối lượng mol nguyên tử của Si bằng 28,1g.mol-1.
Câu 6 (2,0 điểm): Cho 39,84 g hỗn hợp F gồm Fe3O4 và kim loại M vào dung dịch HNO3 đun nóng, khuấy đều hỗn hợp để phản ứng hoàn toàn thu được
nguon VI OLET