ĐỀ ÔN LUYỆN THPT QUỐC GIA MÔN SINH - ĐỀ 19
Câu 1: Giấy clorua côban khi ướt sẽ có màu hồng, khi khô có màu xanh sáng. Người ta ép giấy tẩm clorua côban khô vào hai mặt lá khoai lang. Kết luận nào dưới đây là chính xác:
A. Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt trên lá sẽ hồng hơn.
B. Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt dưới lá sẽ hồng hơn.
C. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua côban ở hai mặt lá như nhau.
D. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua côban ở hai mặt lá phụ thuộc vào lá già hay lá non.
Câu 2: Cây hấp thụ được Nitơ dưới những dạng nào dưới đây
I. NO II. NO2. III. NO3- IV. NH4+
A. I, II B. II, IV C. III, IV D. I,IV
Câu 3: Trật tự gen sau đây là trật tự các gen trên cùng một NST thu được từ các quần thể ruồi giấm ở bốn vùng địa lý khác nhau:
(1) ABCDEFGHI (3) ABFEDCGHI
(2) HEFBAGCDI (4) ABFEHGCDI
Giả sử trình tự (1) là trình tự ở quần thể xuất phát, các trình tự (2), (3) và (4) là do đột biến. Trật tự nào dưới đây phán ánh đúng nhất trình tự đột biến xảy ra?
A. (1)→(4) → (3) → (2) B. (1) → (2) → (3) → (4)
C. (1) → (3) → (4) → (2) D. (1) → (3) → (2) → (4)
Câu 4: Những động vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn ?
A. Bướm, châu chấu, gián. B. Bướm, ruồi, ong, lưỡng cư.
C. Ruồi, ong, châu chấu. D. Lưỡng cư, bò sát, châu chấu.
Câu 5: Yếu tố trực tiếp chi phối số lượng cá thể của quần thể  làm kích thước quần thể trong tự nhiên thường bị biến động là
A. Mức xuất cư và mức nhập cư. B.Mức sinh sản và mức tử vong.
C. Kiểu tăng trưởng và kiểu phân bố của quần thể.D.Nguồn sống và không gian sống.
Câu 6: Vào cuối những năm 1950, Meselson và Stahl nuôi vi khuẩn trong một môi trường có chứa nitơ nặng
( N15) và sau đó chuyển chúng vào một môi trường chứa nitơ nhẹ ( N14 ) . Kết quả dự kiến nào trong hình bên là phù hợp nhất với kết quả thu được sau khi ADN sao chép một đợt trong môi trường chỉ chứ N14 ?
A. Hình B B. Hình D
C. Hình A D. Hình C
Câu 7: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen
trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:
(I) AaBb x aabb. (II) aaBb x AaBB
(III) aaBb x aaBb ( IV) AABb x AaBb
(V) AaBb x AaBB (VI) AaBb x aaBb (VII) AAbb x aaBb (VIII) Aabb x aaBb
Theo lý thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có hai loại kiểu hình?
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 8: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Biêt không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyêt, phép lai AaBb ×Aabb cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ :
A. 37,50% B. 18,75% C. 6.25% D. 56,25%
Câu 9: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, lưỡng cư và côn trùng phát sinh ở kì nào sau đây?
A. Kỉ Silua. B. Kỉ Đêvôn. C.Kỉ Pecmi. D. Kỉ Ocđôvic.

Câu 10:Bảng dưới đây cho biết một số ví dụ về ứng dụng của di truyền học trong chọn giống:
Cột A
Cột B

1. Sinh vật chuyển gen
a. Giống lúa lùn có năng suất cao được tạo ra từ giống lúa Peta của Indonexia và giống lúa của Đài Loan

2. Công nghệ tế bào thực vật
b. Trong sinh đôi cùng trứng: hợp tử trong lần phân chia đầu tiên bị tách ra thành nhiều phôi riêng biệt và phát triển các cá thể giống nhau

3.
nguon VI OLET