1. Nung đá vôi đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn B và khí C. Sục đến dư khí C vào dung dịch NaAlO2 thu được kết tủa D và dung dịch E. Đun nóng dung dịch E thu được dung dịch chứa muối F. Nung D đến khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Điện phân nóng chảy G thu được kim loại H. Cho chất rắn B vào nước được dung dịch K. Cho kim loại H vào dung dịch K thu được muối T. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch muối T. Xác định các chất B, C, D, E, F, G, H, K, T và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn
Một bài toán diễn biến dài hơi, cần tóm tắt để triển khai tỉ mỉ mỗi tình huống.
/

CaCO3CaO + CO2↑
CaO + H2O → Ca(OH)2
CO2 + NaAlO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3↓
2NaHCO3Na2CO3 + CO2↑ + H2O
2Al(OH)3Al2O3 + 3H2O
Al2O32Al + 1,5O2↑
Ca(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ca(AlO2)2 + 3H2↑
Ca(AlO2)2 + 8HCl → CaCl2 + 2AlCl3 + 4H2O
2. Nêu hiện tượng xảy ra và viết các phương trình phản ứng hóa học trong mỗi trường hợp sau:
- Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch KOH loãng có nhúng mẩu giấy quì tím.
- Cho một thìa nhỏ đường saccarozo vào ống nghiệm, sau đó nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Hướng dẫn
Thí nghiệm 1:
Quì tím khi cho vào dung dịch KOH sẽ chuyển màu xanh.
HCl + KOH → KCl + H2O
HCl khi cho từ từ vào dung dịch sẽ trung hòa KOH đến hết. Giấy quì màu xanh chuyển dần về màu tím. Đến khi cho HCl dư vào dung dịch thì quì chuyển thành màu đỏ do dung dịch dư axit.
Thí nghiệm 2:
C12H22O11 + 24H2SO4 đặc → 12CO2↑ + 24SO2↑ + 35H2O
/
Khối đường bị oxi hóa thành than, quá trình xảy ra mãnh liệt tỏa nhiều nhiệt và thoát ra lượng khí lớn nên khối đường tăng nhanh thể tích trào ra khỏi ống nghiệm.

3. Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ thí nghiệm được lắp như hình vẽ dưới đây:

/
Hãy cho biết, bộ thí nghiệm trên có thể dùng để điều chế được chất khí nào trong số các khí sau: Cl2, NH3, CO2, H2, C2H2, giải thích. Mỗi khí điều chế được, hãy chọn một cặp chất (1) và (2) thích hợp và viết phương trình phản ứng xảy ra.
Hướng dẫn
Bộ dụng cụ thí nghiệm được lắp để điều chế khí bằng phương pháp đẩy nước. Khí được điều chế bằng phương pháp đẩy nước thì không tan hoặc rất ít tan trong nước: CO2, H2, C2H2
Với CO2: 2HCl + CaCO3→ CaCl2 + CO2↑ + H2O
Với H2: 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2↑
Với C2H2: 2H2O + CaC2 → Ca(OH)2 + CH≡CH↑



1. Có 5 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 chất khí không màu sau: CO2, C2H4, C2H2, SO2, CH4. Bằng phương pháp hóa học hãy trình bày cách nhận biết 5 lọ khí trên. Viết các phương trình hóa học.
2. X, Y, Z là ba chất hữu cơ (trong phân tử chỉ chứa C, H, O) đều có khối lượng mol phân tử bằng 60g/ml. X tác dụng với Na và X tác dụng với Na2CO3 giải phóng khí CO2; Y và Z đều phản ứng được với Na và không phản ứng với dung dịch NaOH. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z (có giải thích) và viết các phương trình phản ứng.
Hướng dẫn
1. Sơ đồ:

C2H2 + Ag2O C2Ag2↓(vàng) + H2O
CH2=CH2 + Br2CH2(Br)-CH2(Br)
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓(trắng) + H2O
Còn lại là CH4.
2.
M = 60
CH3COOH + Na → CH3COONa + 0,5H2↑
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2↑ + H2O
C3H7OH + Na → C3H7ONa + 0,5H2↑
HO-CH2-CHO + Na → NaO-CH2-CHO + 0,5H2↑



1. Cho m gam bột kim loại R hóa trị không đổi vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đều có nồng độ 0,4M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
nguon VI OLET