Trường THPT Trần Đăng Ninh
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN HÓA HỌC LỚP 10
CHỌN HỌC SINH GIỎI CỤM
Thời gian làm bài: 180 phút ( không kể thời gian phát đề)
______________________________
Câu I (4,0 điểm)
1. (2 điểm)
a. Dùng phương pháp sunfat điều chế được những chất nào trong số các chất sau đây: HF, HCl, HBr, HI? Giải thích? Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có)?
b. Ion nào trong số các ion sau đây có bán kính nhỏ nhất? Giải thích?
Li+, Na+, K+, Be2+, Mg2+
2. (2 điểm)
a. Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Ca ở 200C, biết tại nhiệt độ đó khối lượng riêng của Ca bằng 1,55 g/cm3. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Ca dạng hình cầu, có độ đặc khít là 74% (cho Ca = 40,08).
b. Có 3 bình mất nhãn, mỗi bình chứa 1 dung dịch hỗn hợp sau: Na2CO3 và K2SO4; NaHCO3 và K2CO3; NaHCO3 và K2SO4. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 3 bình này mà chỉ được dùng thêm dung dịch HCl và dung dịch Ba(NO3)2 làm thuốc thử.
Câu Il (4,0 điểm)
(2,5 điểm) Viết các PTPƯ thực hiện sơ đồ biến hoá sau :

A1 A2 A3 A4 A5 A6

A  A A A A A A

B1 B2 B3 B4 B5 B6
Biết A là hợp chất tạo từ hai nguyên tố X và Y cùng ở chu kì 3. X có 1 electron lớp ngoài cùng, Y có 7 electron lớp ngoài cùng.
2. (1,5 điểm) Cho 20,4 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít H2 ở đktc. Mặt khác cho 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 6,16 lít Cl2 ở đktc. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong 20,4 gam hỗn hợp X?
Câu Ill (4,0 điểm)
1. (2,5 điểm) Hợp chất M có công thức AB3. Tổng số hạt proton trong phân tử M là 40. Trong thành phần hạt nhân của A cũng như B đều có số hạt proton bằng nơtron. A thuộc chu kì 3 trong bảng HTTH .

Xác định A, B. Viết cấu hình electron của A và B.
Xác định các loại liên kết có trong phân tử AB3 .
Mặt khác ta cũng có ion AB32-. Trong các phản ứng hoá học của AB3 chỉ thể hiện tính oxi hóa còn AB32- vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử. Hãy giải thích hiện tượng trên. Cho ví dụ minh họa.
2. (1,5 điểm)
Viết các phương trình phản ứng tạo ra (trực tiếp) KCl từ kali và hợp chất của kali

Câu IV (4,0 điểm)
Hỗn hợp A gồm ba chất M2CO3, MHCO3, MCl ( M là kim loại kiềm). Hòa tan hoàn toàn 30,15 gam A trong V ml dung dịch HCl 10,52% (có khối lượng riêng D= 1,05g/ml) dư, thu được dung dịch B và 5,6 lít khí CO2 (ở đktc). Chia B làm 2 phần bằng nhau :
Cho phần một phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 1M, thu được m gam muối khan.
Cho phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 50,225 gam kết tủa.
a. Xác định tên kim loại M.
b. Tính thành phần phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp A.
c. Tính giá trị của V và m.
Câu V (4,0 điểm)
1.(2,5 điểm)
Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.
- Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
- Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra?
b. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X và tính m?
2. (1,5 điểm)
Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong
nguon VI OLET