SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH

KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2010-2011
Môn thi: HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian làm bài 180 phút.

Đề thi có 02 trang

1) Có thể tồn tại hay không các hợp chất ứng với các công thức phân tử: PCl5, OF6, ClF3, NF5? Giải thích nguyên nhân.

2) BCl3 có thể kết hợp với NH3 tạo ra BCl3NH3. Từ cấu tạo của NH3 và BCl3 hãy giải thích sự hình thành phân tử BCl3NH3.

3) Hãy giải thích tại sao:
a. NH3, H2O, HF có khối lượng mol xấp xỉ nhau nhưng nhiệt độ sôi của H2O lớn hơn nhiều so với NH3 và HF?
b. Năng lượng liên kết trong phân tử Cl2 lớn hơn trong phân tử F2, Br2, I2?

4) X là hidrocacbon no có 3 vòng, mỗi vòng chứa 6 nguyên tử cacbon. Trong phân tử X khối lượng hidro chiếm 11,765%. Viết công thức cấu tạo của X.

5) Từ các chất rắn: Zn, MnO2, (NH4)2CO3 và các dung dịch: HCl, NaOH, HNO3, H2SO4 có thể điều chế được những khí gì? Viết các phương trình phản ứng minh họa.

6) Hidrocacbon X có tỉ khối so với etan là 2,8. X tác dụng với dung dịch Br2 tạo ra dẫn xuất Y, cho Y tác dụng với KOH trong ancol, đun nóng thu được 2 hidrocacbon đồng phân Z1, Z2. Ozon phân Z1, sản phẩm thu được gồm: CH3COOH và HOOC-COOH.
- Xác định công thức cấu tạo và tên gọi của X, Y, Z1, Z2.
- Viết phương trình phản ứng xảy ra.
- Biểu diễn đồng phân hình học của Z1 và gọi tên các đồng phân đó.

7) Hòa tan hoàn toàn 5,6 lít khí NH3 vào nước được 0,5 lít dung dịch A, sau đó hấp thụ hết 3,36 lít khí SO2 vào dung dịch A thu được 0,5 lít dung dịch B. Thêm rất chậm 0,1 lít dung dịch HCl 0,4M vào dung dịch B thu được 0,6 lít dung dịch C (không có khí tạo ra). Nếu lại thêm rất chậm 0,4 lít dung dịch NaOH 0,1 M vào dung dịch C thì thu được dung dịch D (không có khí tạo ra).
- Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong thí nghiệm trên.
- Tính nồng độ mol/l các ion trong dung dịch B, C, D, biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, bỏ qua sự thủy phân của các ion.

8) Một nguyên tố X có khả năng tạo ra nhiều oxiaxit. Thành phần % khối lượng các nguyên tố trong một số muối axit của X được ghi trong bảng sau:

Muối
%Na
%X
%O

1
32,4
21,8
45,1

2
20,7
27,9
50,5


Xác định công thức phân tử các muối trên.

9) Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp các hidrocacbon X, Y, Z (trong đó số mol của X bằng số mol của Y), thu được 0,18 mol H2O và 0,2 mol CO2. Nếu lấy lượng X bằng lượng đã đốt ở trên cho qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thấy khối lượng bình tăng 0,52 gam, đồng thời trong bình xuất hiện 4,8 gam kết tủa.
a. Xác định công thức phân tử của 3 hidrocacbon trên, biết Y là ankan có số nguyên tử cacbon lớn hơn X và số nguyên tử hidro của Z lớn hơn 12.
b. Xác định công thức cấu tạo của Z, biết Z không chứa liên kết 3,1 mol Z phản ứng vừa đủ với 1 mol H2, Z có cấu tạo đối xứng.

10) α-Tecpinen C10H16 là một tecpen có trong một số tinh dầu thực vật. Hidrohóa α-tecpinen bằng một lượng dư H2 (có xúc tác thích hợp) thu được hidrocacbon C10H20. Cho α-tecpinen tác dụng với O3 rồi thủy phân, khử sản phẩm sinh ra bằng Zn-H2O thì được etanđial và 6-metyl heptan-2,5-đion.
Xác định công thức cấu tạo của α-tecpinen, biết phân tử không có liên kết ba.

11) a. Cho 1 mol PCl5 (khí) vào bình chân không, dung tích V lít. Đưa nhiệt độ bình lên 525 0K. Cân bằng:
PCl5 (k)  PCl3 (k) + Cl2 (k)
được thiết lập với Kp = 1,85. Áp suất trong bình tại trạng thái cân bằng là 2 atm. Tính số mol của từng chất tại thời điểm cân bằng.
b. Cho 1 mol PCl5 và 1 mol khí He
nguon VI OLET