TRƯỜNG THCS LIÊN ĐỒNG
KỲ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 9 - VÒNG II
NĂM HỌC: 2020 – 2021
MÔN THI: HÓA HỌC 9
Thời gian: 150 phút (không kể phát đề)
Câu 1:(6 điểm)
1. Tìm 7 chất khác nhau phù hợp với phương trình phản ứng sau:
X + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
2.Cho các dung dịch sau mỗi dung dịch đựng trong một lọ mất nhãn: NH4Cl; (NH4)2SO4; KCl; AlCl3; FeCl2; FeCl3; ZnSO4. Hãy nhận biết các dung dịch sau mà chỉ dùng một dung dịch chứa một chất tan.
3. Quặng boxít có thành phần chính là Al2O3 có lẫn một lượng Fe2O3 và SiO2. Bằng phương pháp hoá học hãy tách Al2O3 ra khỏi hỗn hợp. Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
Câu 2. (3 điểm)Hoà tan hoàn toàn một oxit kim loại M (hoá trị không đổi) vào lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% tạo dung dịch X chứa một muối nồng độ 11,243%.
a) Xác định oxit kim loại trên.
b) Viết phương trình phản ứng trong các trường hợp sau (kèm điều kiện phản ứng, nếu có).
+ Điều chế kim loại tương ứng từ oxit trên.
+ Hoà tan oxit trên trong dung dịch NaOH dư.
+ Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Na2CO3.
Câu 3. (4 điểm)
1. Trộn V1 lít dung dịch HCl 1M với V2 lít dung dịch NaOH 2M được dung dịch X. Dung dịch X hoà tan được tối đa a mol Al(OH)3. Tìm biểu thức liên hệ giữa V1, V2 và a?
2. Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M thu được 11,82 gam kết tủa. Xác định giá tri của V?
Câu 4. (3 điểm) Hỗn hợp A gồm 3 kim loại: K, Al, Fe được chia thành 3 phần bằng nhau:
Phần 1 cho tác dụng với nước dư thu được 4,48 lít khí.
Phần 2 tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 7,84 lít khí.
Phần 3 hoà tan hoàn toàn trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 1,2M thu được 10,08 lít khí và dd B.
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A (Cho các khí đều đo ở đktc).
b) Cho dung dịch B tác dụng với 240 gam dung dịch NaOH 20%. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính giá trị m? (giả sử các muối tạo kết tủa đồng thời với NaOH).
Câu 5. (4 điểm) Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học giải thích cho các thí nghiệm sau:
a. Cho một cái đinh sắt đã đánh sạch vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4.
b. Nhỏ từ từ, khuấy đều 20 ml dung dịch AlCl3 0,5M vào ống nghiệm đựng 20 ml dung dịch NaOH 2M.
c. Sục khí SO2 dư vào dung dịch nước brom.
d. Cho hỗn hợp chất rắn trộn đều gồm Ba(OH)2 và NH4HCO3 vào ống nghiệm đựng nước.
Biết: Al= 27; H= ; O = 16; S = 32; Na = 23; K = 39; Fe = 56; Cl = 35,5; C= 12; Ba = 127
-------------------------- Hết ---------------------------


Đáp án:KỲ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG LỚP 9 - VÒNG II
Câu 1:
1. 7 chất là: Fe, FeO, Fe3O4, FeS, FeS2, FeSO4, FexOy, Fe(OH)2.
Viết 8 phương trình phản ứng xẩy ra.(Mỗi phương trình được 0,25 điểm)
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O
2FeS2 + 14H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O
2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O
2FeSO4 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O
2FexOy + (6y – 2x )H2SO4 → xFe2(SO4)3 + (3y – 2x)SO2 + (6y – 2x)H2O
2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O
2.+ Lấy mỗi dung dịch một lượng cần thiết để tiến hành nhận biết.
+ Tiến hành nhận biết ta được kết quả ở bảng sau:


NH4Cl
(NH4)2SO4
KCl
AlCl3
FeCl2
FeCl3
ZnSO4

dd Ba(OH)2 dư
↑ khai
↑ khai & ↓ trắng
không hiện tượng
↓ trắng, tan hết
↓ trắng xanh

nguon VI OLET