Ngày soạn:

Tuần dạy:

Kí duyệt:

Ngày dạy:

Tiết số: 10

 

KIỂM TRA 1 TIẾT

 

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Nhằm kiểm tra, đánh giá sự nhận thức của HS qua nửa học kì.

- GV đưa ra vấn đề- HS giải quyết vấn đề.

2. Về kĩ năng:

- Rèn luyện các kĩ năng: Làm bài kiểm tra trắc nghiệm, phân tích so sánh, tổng hợp.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, tính tự giác...

II. CHUẨN BỊ

 1. GV: ma trận đề, đề, Đáp án,thang điểm.

 2. HS: kiến thức + Dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

     1. Ổn định tổ chức:

       2. Kiểm tra:

       - Gv:  + Phát đề kiểm tra. 

                 + Quan sát HS làm bài.

                 + Nhắc nhở  và xử lí những học sinh vi phạm quy chế.

       - Hs: Nhận bài và làm bài nghiêm túc, đúng quy chế.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

                  Cấp độ

 

Tên Chủ

đề

(nội dung, chương…)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

 

 

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chủ đề : Cơ chế di truyền và biến dị

- Nêu được khái niệm gen.

- Nêu đượcĐột biến cấu trúc NST là gì? Kể tên được các dạng đột biến số lượng NST.

 

- Giải thích cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac.

Cơ chế dịch mã, nguyên nhân đột biến cấu trúc NST

Bài tập cơ chế tự sao, phiên mã, dịch mã, bài tập đột biến số lượng NST

 

 

 


 

- Nêu được bản chất của mã bộ 3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu:

Số điểm:

 

2

1

 

1/2

1

 

1

1/2

1

 

2

       1

2

        6

 

 

7

10

 

 

ĐỀ KT 1 TIẾT

I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2 điểm): mỗi câu đúng được 0.5 điểm

Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

Câu 1: Gen là 1 đoạn ADN:

  1. Mang thông tin mã hóa cho 1 sản phẩm xác định là chuỗi polipeptit hay ARN.
  2. Mang thông tin cấu trúc của phân tử protein.
  3. Mang thông tin di truyền.
  4. Chứa các bộ ba mã hóa các axit amin.

Câu 2: Bản chất của mã di truyền là:

  1. Một bộ ba mã hóa cho 1 axit amin.
  2. Ba nucleotit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hóa cho 1 axit amin.
  3. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen qui định trình tự sắp xếp các axit amin trong protein.
  4. Các axit amin được mã hóa trong gen.

Câu 3: Các prôtêin được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều

A. bắt đầu bằng axit amin Met.

B. bắt đầu bằng axit amin foocmin mêtiônin.

C. Có Met ở vị trí đầu tiên bị cắt bởi enzim.

D. Cả A và C.


Câu 4. Hiện tượng đột biến cấu trúc NST do

A. Đứt gãy NST.                B. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp khác thường.

C. Trao đổi chéo không đều.                  D. Cả B và C.

  1. .

II – PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1: (2điểm)

  1. Đột biến cấu trúc NST là gì? Kể tên các dạng đột biến cấu trúc NST?
  2. Hãy giải thích cơ chế điều hòa hoạt động gen của Operon Lac?

Câu 2 (4 điểm): Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau:

3‘ XGA GAA TTT XGA 5‘ (mạch mã gốc)

5‘ GXT XTT AAA GXT 3‘

a, Hãy xác định trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên.

b, Một đoạn phân tử prôtêin có trình tự axit amin như sau:

– lơxin – alanin – valin – lizin –

Hãy xác định trình tự các cặp nuclêôtit trong đoạn gen mang thông tin quy định cấu trúc đoạn prôtêin đó.

Câu 3: ( 2 điểm ) : Cho 1 loài có bộ NST 2n = 24 cho biết số lượng NST ở

  1. Thể 1, thể 1 kép, thể 3, thể 3 kép?
  2. Thể tam bội, tứ bội?

 

ĐÁP ÁN

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.

Mỗi câu đúng được 0.5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

D

D

D

 

II – TỰ LUẬN

 

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2 điểm)

a.

- KN: Đột biến cấu trúc NST Là những biến đổi trong cấu trúc của NST, có thể làm thay đổi hình dạng và cấu trúc NST.

- các dạng ĐB cấu trúc NST

+ mất đoạn

+ đảo đoạn

+ lặp đoạn

+ chuyển đoạn

 

0.5

 

 

0.25

0.25

0.25

0.25

b. Cơ chế điều hòa hoạt động gen của Operon Lac

 


 

- Khi môi trường ko có Lactose: Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế và pro này liên kết vào vùng O ngăn cản quá trình phiên mã.

- Khi môi trường có Lactose: Pro ức chế ko liên kết được vào vùng O vì vậy quá trình phiên mã diễn ra bình thường.

0.25

 

0.25

 

Câu 2

(4 điểm)

Hướng dẫn giải

a, mARN có: 5‘ GXU XUU AAA GXU 3‘

trình tự axit amin trong prôtêin Ala – Leu – Lys – Ala

b, Vì có nhiều bộ ba cùng mã hóa một axit amin nên đây là một trường hợp.

trình tự axit amin trong prôtêin – lơxin – alanin – valin – lizin –

mARN UUA GXU GUU AAA

ADN 3‘ AAT XGA XAA TTT 5‘ (mạch mã gốc)

5‘ TTA GXT GTT AAA 3‘

 

 

2.0

 

2.0

Câu 3

(2 điểm)

a. Thể 1: 23 NST, 1 kép: 22 Nst, thể 3: 25 NST, Thể 3 kép: 26 NST

b. Tam bội: 3n= 36, tứ bội : 4n = 48

1.0

 

1.0

 

      3. Củng cố:

           - Gv: thu bài, NX giờ kiểm tra            - Hs: nộp bài

       4. Dặn dò: Đọc trước bài 16

 

nguon VI OLET