Câu 1. Một nuclêôxôm gồm
A. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.
B. phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
C. phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.
D. một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
Câu 2. Gen là gì?
A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit.
B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
C. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ADN.
D. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
Câu 3. Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 1798. B. 2250. C. 3060. D. 1125.
Câu 4. Bộ NST của một người là 44A+XXY là người mắc hội chứng:
A. Hội chứng Claiphentơ B. Hội chứng tơcnơ
C. Hội chứng tam X D. Hội chứng đao
Câu 5. Điều không đúng về đột biến gen
A. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
B. Đột biến gen gây hậu quả di truyền lớn ở các sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
D. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
Câu 6. Một gen dài 5100Ao có A+T=1800Nu. Một đột biến xảy ra không làm thay đổi tổng Nu của gen nhưng làm số liên kết H2 của gen giảm đi 1 thì số lượng từng loại Nucủa gen sau đột biến là:
A. A=T=901,G=X=599 B. A=T=600,G=X=900 C. A=T=900,G=X=600 D. A=T=899,G=X=601
Câu 7. Trên một cánh của một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật gồm các đoạn có kí hiệu như sau: ABCDEFGH. Do đột biến, người ta nhận thấy nhiễm sắc thể bị đột biến có trình tự các đoạn như sau: ABCDEDEFGH. Dạng đột biến đó là
A. chuyển đoạn không hỗ. B. chuyển đoạn tương hỗ.
C. lặp đoạn. D. đảo đoạn.
Câu 8. Có các giao tử sau ở người: I- (23A+X), II- (21A+Y), III- (22A+Y), IV- (22A+XX).Tổ hợp giao tử nào sẽ sinh ra cá thể bị hội chứng Claiphentơ không bị bệnh khác?
A. I x II B. I x IV C. III x IV D. IIxIV
Câu 9. Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào
A. môi trường sống và tổ hợp gen B. tần số phát sinh đột biến
C. số lượng cá thể trong quần thể D. tỉ lệ đực, cái trong quần thể
Câu 10. Trên một cánh của một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật gồm các đoạn có kí hiệu như sau: ABCDEFGH. Do đột biến, người ta nhận thấy nhiễm sắc thể bị đột biến có trình tự các đoạn như sau: ADCBEFGH. Dạng đột biến đó là
A. lặp đoạn. B. đảo đoạn. C. chuyển đoạn không hỗ D. chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 11. Sự rối loạn phân li của 1 cặp NST tương đồng ở 1 trong số các tế bào sinh dục của cơ thể 2n có thể làm xuất hiện các loại giao tử.
A. 2n+1, 2n-1. B. n, n+1, n-1 C. n, 2n+1, 2n-1 D. 2n, n.
Câu 12. Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?
A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n). B. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).
C. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). D. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1).
Câu 13. Ở người, hội
nguon VI OLET