BÀI LUYỆN TẬP VỀ GEN, MÃ DI TRUYỀN
Câu 1: Nhận biết
Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:
A.Anticodon.
B.Gen.
C.Mã di truyền.
D.Codon.
Câu 2: Nhận biết
Đơn phân nào sau đây cấu tạo nên phân tử ADN?
A.Axit amin
B.Ribônuclêôtit
C.Nuclêôtit
D.Phôtpholipit
Câu 3: Nhận biết
Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nào:
A.Guanin(G).
B.Uraxin(U).
C.Ađênin(A).
D.Timin(T).
Câu 4: Thông hiểu
Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit là 3’AGXTTAGXA5’. Trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn Gen trên là:
A. 3’TXGAATXGX5’
B.5’AGXTTAGXA3’
C.5’TXGAATXGT3’
D.5’UXGAAUXGU3’
Câu 5: Vận dụng
Mạch thứ nhất của gen có trình tự nuclêôtít là 3’AAAXXAGGGTGX 5’. Tỉ lệ (A+G)/(T+X)ở mạch thứ 2 của gen là?
A.1/4
B.1
C.1/2
D.2
Câu 6: Nhận biết
Trong thành phần cấu trúc của một gen điển hình gồm có các phần:
A. Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc
B.Vùng cấu trúc, vùng mã hóa và vùng kết thúc
C.Vùng khởi động, vùng vận hành và vùng cấu trúc
D.Vùng khởi động, vùng mã hóa và vùng kết thúc
Câu 7: Thông hiểu
Vùng mã hóa gồm các bộ ba có các đặc điểm:
A. Mang thông tin mã hóa axit amin
B.Mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã
C.Mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã
D.Mang tín hiệu kết thức quá trình dịch mã
Câu 8: Thông hiểu
Vùng kết thúc của gen cấu trúc có chức năng
A.quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin
B.mang thông tin mã hoá các axit amin
C.mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã
D.mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
Câu 9: Thông hiểu
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về gen cấu trúc: 
A.Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn không mã hóa axit amin. 
B.Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotit: vùng điều hoà, vùng mã hóa, vùng kết thúc. 
C.Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa liên tục, không chứa các đoạn không mã hóa axit (intron). 
D.Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. 
Câu 10. Nhận biết
Đoạn chứa thông tin mã hóa axit amin của gen ở tế bào nhân thực gọi là:
A.Nuclêôtit
B.Exon
C.Codon
D.Intron
Câu 11: Nhận biết
Đoạn chứa thông tin mã hóa axit amin của gen ở tế bào nhân thực gọi là:
A.Nuclêôtit
B.Exon
C.Codon
D.Intron
Câu 12: Nhận biết
Mã di truyền không có đặc điểm nào sau đây?
A.Mã di truyền có tính phổ biến.
B.Mã di truyền là mã bộ 3.
C.Mã di truyền có tính thoái hóa.
D.Mã di truyền đặc trưng cho từng loài
Câu 13: Thông hiểu
Cho các nhận xét sau về mã di truyền:
(1)     Số loại axit amin nhiều hơn số bộ ba mã hóa.
(2)     Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin (trừ các bộ ba kết thúc).
(3)     Có một bộ ba mở đầu và ba bộ ba kết thúc.
(4)     Mã mở đầu ở sinh vật nhân thực mã hóa cho axit amin mêtiônin.
(5)     Có thể đọc mã di truyền ở bất cứ điểm nào trên mARN chỉ cần theo chiều 5` – 3`.
Có bao nhiêu nhận xét đúng:
A.3
B.1
C.2
D.4
Câu 14: Thông hiểu
Mã di truyền có tính đặc hiệu, có nghĩa là:
A.Mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
B.Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
C.Một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
D.Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
Câu 15: Thông hiểu
Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là
nguon VI OLET