CHƯƠNG II. NITƠ – PHOTPHO

 

Bài 1: NITƠ

Câu 1.  Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA:

           A.ns2np       B. ns2np3          C. ns2np2       D. ns2np4

Câu 2.  Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí.

       A. Li, Mg, Al                 C. Li, H2, Al                     B. H2 ,O2                        D. O2 ,Ca,Mg

Câu 3.  Trong phòng thí nghiệm, Nitơ tinh khiết được điều chế từ .

       A. Không khí                B.NH3 ,O2                  C.NH4NO2                    D.Zn và HNO3

Câu 4.  N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với :  A. H2             B. O2               C. Li              D. Mg

Câu 5.  Một oxit Nitơ có CT NOx trong đó N chiếm 30,43% về khối lượng. Công thức của oxit Nitơ đó là :

       A. NO               B. NO2               C. N2O2                D. N2O5

Câu 6.  Thể tích khí N2 (đkc) thu được khi nhiệt phân 10g NH4NO2

       A. 11,2 l             B. 5,6 l             C. 3,56 l               D. 2,8 l

Câu 7.  Một nguyên tố R có hợp chất với Hidrô là RH3 oxit cao nhất của R chứa 43,66 % khối lượng R .Nguyên tố R đó là :         A. Nitơ        B. Photpho      C. Vanadi       D. Một kết quả khác             

Câu 8.  Dãy chất nào sau đây trong đó nitơ có số oxi hóa tăng dần:

       A/ NH3, N2, NO, N2O, AlN                    B/ NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO

       C/ NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3            D/ NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3

Câu 9.  Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau :

N2 NH3 (A) (B) HNO3

      A/ (A) là NO, (B) là N2O5                     B/ (A) là N2, (B) là N2O5  

       C/ (A) là NO, (B) là NO2                D/ (A) là N2, (B) là NO2

Câu 10.  Trộn 200 ml dung dịch natri nitrat 3M với 200 ml dung dịch amoniclorua 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Xác định thể tích khí sinh ra (đkc) và nồng độ mol của các muối trong dung dịch sau phản ứng.

Câu 11.  Nguyên tố nitơ có số oxi hóa là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO, NO2, NH3, NH4Cl, N2O , N2O3 , N2O5 , Mg3N2.?

Câu 12.  Một hỗn hợp N2 và H2 có tỉ khối đối với H2 là 4,9. Cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác nung nóng, người ta được một hỗn hợp mới có tỉ khối đối với H2 = 6,125. Tính hiệu suất N2 chuyển thành NH3.

Câu 13.  Cho hỗn hợp đồng thể tích N2 và H2 được cho qua bột sắt nung nóng thì có 60% H2 tham gia phản ứng.Hảy xác định thành phần % theo thể tích các khí trong hỗn hợp tạo thành.

Câu 14. Cần lấy bao nhiêu lít N2 và H2 (đkc) để điều chế được 51g NH3. Biết hiệu suất phản ứng là 25%. 

Baøi 2:  Amoniac vaø muoái amoni

1. Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi đk nếu có).

a)     N2         NH3      NO       NO2    HNO3     KNO3

b)    NH3         HCl      NH4Cl        NH3                  Cu          Cu(NO3)2

c)  Khí Add A  B   Khí A    C   D + H2O

2. Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau đây

                 a)  ?    + OH-                                  NH3   +   ?

                 b)  (NH4)3PO4                              NH3   +  ?

                 c)  NH4Cl + NaNO2                               ?      +  ?          +  ?

                 d)        ?                                              N2O +   H2O

                 e)   (NH4)2SO4                                         ?    +  Na2SO4 +  H2O

                 f)        ?                                                NH+    CO2    + H2O

3. Cho lượng dư khí NH3  đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ,thu được chất rắn A và hỗn hợp khí .Chất A phản ứng vừa đủ với 20 ml dd HCl 1 M.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng?

b) Tính thể tích khí nitơ (đkc) được tạo thành sau phản ứng?

4. Dẫn 1,344 l NH3 vào bình chứa 0,672 l khí Clo (các khí đo ở đktc). 

a) Tính % V hỗn hợp khí sau phản ứng ?

b) tính khối lượng muối amoni clorua thu được?

5. Cho dung dịch NH3 (dư) vào 20ml dung dịch Al2(SO4)3, lọc lấy kết tủa và cho vào 10ml dung dịch NaOH 2M thì tan hết.

      a) Viết phương trình hóa học xảy ra dưới dạng phân tử và ion rút gọn.

      b) Tính nồng độ mol/lít của các ion Al3+ , SO42– và của Al2(SO4)3 trong dung dịch.

6.  Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 50 ml dd A có chứa các ion NH4+, SO42- ,NO3-.Có trong 11,65g một kết tủa được tạo ra và đun nóng thì có 4,48 lít  (đkc) một chất khí bay ra .

a) Viết phương trình phân tử và phương trình ion của các phản ứng xảy ra

b)  Tính nồng độ mol/lít  của mỗi muối trong dd A?

7.  Cho 1,12 lít NH3 ở đktc tác dụng với 16g CuO nung nóng, sau phản ứng còn một chất rắn X còn lại.

      a) Tính khối lượng chất rắn X còn lại.

      b) Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M đủ để tác dụng với X.

Câu 1. NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các đk coi như có đủ ):

      A. HCl ,O2 , Cl2 , CuO ,dd AlCl3.                                               B. H2SO4 , PbO, FeO ,NaOH .

      C. HCl , KOH , FeCl3 , Cl2 .                     D. KOH , HNO3 , CuO , CuCl2 .

Câu 2. Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch :

      A. NaCl , CaCl2                    B. CuCl2 , AlCl3.            C. KNO3 , K2SO4                  D. Ba(NO3)2 , AgNO3.

Câu 3. Cho dd KOH dư vào 50 ml dd (NH4)2SO4 1M .Đun nóng nhẹ , thu được thể tích khí thoát ra (đkc)

     A. 2,24 lít             B.1,12 lít          C. 0,112 lít                            D. 4,48 lít

Câu 4. Cho sơ đồ:   NH4)2SO4     +A           NH4Cl        +B      NH4NO3

Trong sơ đồ A ,B lần lượt là các chất :

     A. HCl , HNO3                        B. CaCl2 , HNO3             C. BaCl2 , AgNO3                   D. HCl , AgNO3

Câu 5. Khi cho NH3 dư tác dụng với Cl2 thu được:

     A. N2 , HCl                             B. HCl , NH4Cl             C. N2 , HCl ,NH4Cl          D. NH4Cl, N2

Câu 6. Cho các phản ứng sau :

                        H2S +   O2       Khí X + H2O

                         NH3 +  O2                  8500C,Pt  Khí Y + H2O

                         NH4HCO3 + HClloãng                  Khí Z + NH4Cl + H2O

   Các khí X ,Y ,Z thu được lần lượt là:

         A. SO2 , NO , CO2             B. SO3 , NO , NH3         C. SO2 , N2 , NH3                   D. SO3 , N2 , CO2

Câu 7. Cho các oxit : Li2O, MgO, Al2O3, CuO, PbO, FeO. Có bao nhiêu oxit bị khí NH­3 khử ở nhiệt độ cao ?

        A.1                   B.2                     C.3                    D.4

Câu 8. Cho 1,32g (NH4)2SO4 tác dụng với dd NaOH dư, đun nóng thu được một sản phẩm khi. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dd chứa 3,92g H3PO4. Muối thu được là:      

A. NH4H2PO4.                           B. (NH4)2HPO4               C. (NH4)3PO4          D.NH4H2PO4và(NH4)2HPO4

Câu 9. có những tính chất đặc trưng nào trong số các tính chất sau:

1)  Hòa tan tốt trong nước.   2)  Nặng hơn không khí.         3)  Tác dụng với axit.   4)  Khử được một số oxit kim lọai.

5)  Khử được hidro.     6)  Dung dịch làm xanh quỳ tím.

Những câu đúng:           A.  1, 2, 3        B.  1, 4, 6                            C. 1, 3, 4, 6               D.  2, 4, 5

Câu 10. Thêm 10ml dung dịch NaOH 0.1M vào 10ml dung dịch NH4Cl  0.1M vài giọt quỳ tím, sau đó đun sôi. Dung dịch sẽ có màu gì trước sau khi đun sôi ?

A. Đỏ thành tím  B. Xanh thành đỏ     C. Xanh thành tím             D. Chỉ có màu xanh

Baøi 3:    Axit Nitric vaø muoái Nitrat

1.Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi điều kiện nếu có)

   a) (NH4)2SO4 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → NaNO3 →NaNO2

         b) NH4Cl → NH4NO3 → N2 → NH3 → Cu → Cu(NO3)2 →CuO

         c) NaNO3 → NO →NO2 → NH4NO3 → N2O

 NH3 →(NH4)3PO4

d)                       NH3 → NH4NO3→NaNO3 → NH3 → Al(OH)3 → KalO2

2. Bổ túc và cân bằng các phương trình hóa học sau:

a)  Ag  +   HNO3 (đặc)       →  NO2          +   ?     +    ?

b)  Ag  +   HNO3 (loãng)    →  NO   +   ?    +    ?

c)  Al             +    HNO3            →  N2O          +   ?     +    ?

d)  Zn  +    HNO3            →  NH4NO3   +   ?     +    ?

e) FeO           +    HNO3            →  NO  +  Fe(NO3)3   +    ?

f*)  Fe3O4  +    HNO3            →  NO  +  Fe(NO3)3   +    ?

g) FeO  +  HNO3loãng           →  NO          +      ?         +   ?

h) FeS2  +  HNO3                →  Fe(NO3)3 +  H2SO4    +  NO  +  H2O

3. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết :

a) Các dung dịch : NH3 , (NH4)2SO4 , NH4Cl ,Na2SO4 .

b) Các dung dịch : (NH4)2SO4 , NH4NO3, K2SO4, Na2CO3, KCl.

c) Chæ duøng moät hoùa chaát duy nhaát nhaän bieát caùc dung dòch maát nhaõn sau: NH4NO3, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaCl. 

4. Những cặp chất nào sau đây không tồn tại trong dung dịch. Viết phương trình ion thu gọn.

    a)   NH4NO3 + Ca(OH)2        b) Cu(NO3)2 +  KOH     

    c)    NaNO3   + HCl               d)   KNO3     +  H2SO4   +   Cu

          e*) Al(NO3)3 + NaOH        f)    FeCl3      +  KOHdư            

5. Cho 24,6 gam hỗn hợp Al và Cu tác dụng vừa đủ với 2 lít dung dịch HNO3 loãng thì thu được 8,96 lít khí NO thoát ra (đkc).

a)     Tính % khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp.

b)     Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng.

6. Hòa tan 21,3 g hỗn hợp Al và Al2O3 bằng dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ tạo dung dịch A và 13,44 lít khí NO (đktc).

a) Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất trong hh ban đầu.

b)Tính thể tích dung dịch HNO3 2M đã dùng.

c) Cần cho vào dung dịch A bao nhiêu ml dung dịch NaOH 2M để thu được 31,2 g kết tủa.

7. Hoaø tan 1,52g hoãn hôïp raén A goàm saét  vaø magie oxít vaøo 200ml dung dòch HNO3 1M thì thu ñöôïc 0,448 lít moät khí khoâng maøu hoùa naâu ngoaøi khoâng khí. 

a. Tìm thaønh phaàn phaàn traêm khoái löôïng cuûa moãi chaát coù trong hh raén A.

b. Tìm CM cuûa dung dòch muoái vaø dung dòch HNO3 sau phaûn öùng ( coi theå tích dung dòch sau phaûn öùng khoâng thay ñoåi).

8.   Từ NH3 điều chế HNO3  qua 3 giai đoạn .

a) Viết phương trình điều chế .

b) Tính khối lượng dung dịch HNO3 60%  điều chế được từ 112000 lít NH3(đkc) biết Hp/ứng= 80%

9. Hoà tan hoàn toàn 3,84 kim loại M trong dung dịch HNO3Ldư thu được 0,896 lít khí NO(đkc), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan .Xác định kim loại M và giá trị m .

10.  Hoà tan hết 9,6g Cu người ta dùng một lượng vừa đủ 250ml dd Axit HNO3 thu được khí NO và dd A.

a- Tính thể tích khí NO sinh ra ở 27,3oC và 2,2atm.

b- Tính nồng độ mol/l dd HNO3 cần dùng .

c- Cô cạn dd A rồi nung nóng đến khi ngừng bay hơi. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau khi nung .

11.  Khi hòa tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,50 lít dung dịch axit nitric 1,00M ( loãng) thấy thoát ra 6,72 lít nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat vá axit nitric trong dungdich5 sao phản ứng, biết rằng thể tích dung dịch không thay đổi.

12.  Nhiệt phân hoàn toàn 34,65g hỗn hợp gồm KNO2 ,Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối của X đối với H2bằng 18,8 . Tính khối lượng muối Cu(NO3)2 có trong hỗn hợp đầu ?

13.   Nung 15,04g Cu(NO3)một thời gian thấy còn lại 8,56g chất rắn

a) Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân?

b) Xác định thành phần % chất rắn còn lại ?

c) Cho khí sinh ra hấp thụ hoàn toàn vào 193,52g dd NaOH 3,1% được dd X .Tính C% chất tan trong dung dịch X?

14.   Cho 2,16g Mg tác dụng với dd HNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (đkc) và dung dịch X  .Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X?

15. Hỗn hợp X gồm Fe và MgO .Hoà tan hoàn toàn X vào dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 0,112 lít khí không màu hoá nâu ngoài không khí    ( đo 27,3oC ;  6,6 atm). Hỗn hợp muối cô cạn cân nặng 10,2g.

      a) Xác định % khối lượng muối trong hỗn hợp?

      b) Tính V dung dịch HNO3 0,8M phản ứng ?

16.

a)Tổng hệ số  cân bằng của phản ứng sau là:

     A.  5   B.  8                             C.  9             D.  10

b)Tổng hệ số  cân bằng của phản ứng sau là:

A.  5    B.  11  C.  9    D.  20

c)Tổng hệ số  cân bằng của phản ứng sau là:

A.  14                             B.  24           C.  38               D.  10

d)Tổng hệ số  cân bằng của các sản phẩm trong phản ứng sau là:  

A.  14                   B.  24                                     C.  38   D.  10

e)Tổng hệ số  cân bằng của các chất tham gia phản ứng  trong phản ứng sau là:                             

A.  14                       B.  24    C.  38                      D.  10

Baøi 4:  Phoâtpho – Axit phoâtphoric – Muoái phoâtphat

1. Viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:

                P2O3   →  P2O5   →   H3PO4   →  Na3PO→  Ag3PO4
       P  
                H3PO4 → Ca3(PO4)2 → Ca(H2PO4)2 → CaHPO4 → Ca3(PO4)2

2.  Dùng phương pháp hóa học hãy phân biệt các lọ mất nhãn sau:

a) 3 dung dịch : HCl , HNO3 , H3PO4.

b) 4 dung dịch : Na2SO4 , NaNO3 , Na2SO3 , Na3PO4.

3.  Đốt cháy hoàn toàn 6,2g photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4.

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng.

c) Tính nồng độ % của muối trong dung dịch thu được sau phản ứng .

4.   Để thu được muối photphat trung hòa, cần lấy bao nhiêu ml dd NaOH 1,00M cho tác dụng với 50,0ml dung dịch H3PO4 0,50M ?

5. Cho 50,00 ml dung dịch H3PO4 0,50M vào dung dịch KOH.

a) Nếu muốn thu được muối trung hòa thì cần bao nhiêu ml dung dịch KOH 1,00M ?

b) Nếu cho H3PO4 trên vào 50,00 ml dung dịch KOH 0,75M thì thu được muối gì có nồng độ mol/lít là bao nhiêu ? (biết V dung dịch thu được là 100,00ml).

6.   Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , đem cô dung dịch thu được đến cạn khô. Hỏi những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu ?

Câu 1.  Photpho có số dạng thù hình quan trọng là :   A. 1  B. 2  C. 3  D. 4

Câu 2.  Dung dịch axit H3PO4 có chứa các ion nào ? ( không kể H+OH- của nước ):

       A. H+, PO43-            B. H+, H2PO4-, PO43-                       C. H+, HPO42-, PO43- D. H+, H2PO4-,HPO42-,PO43-

Câu 3.   Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong một dung dịch :

        A. Axit nitric và đồng (II) oxit         B.Đồng (II) nitrat và amoniac

        C. Amoniac và bari hiđroxit         D.Bari hiđroxit và Axít photphoric

Câu 4.  Magie photphua có công thức là:  A. Mg2P2O7    B. Mg3P2   C. Mg2P3 D.Mg3(PO4)3

Câu 5.  Hai kho¸ng vËt chÝnh cña photpho lµ :

A. Apatit vµ photphorit.  B.Photphorit vµ cacnalit.       C. Apatit vµ ®olomit. D.Photphorit vµ ®olomit.

Câu 6. Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối:

A. KH2PO4 và K2HPO4 B. KH2PO4K3PO4        C. K2HPO4 và K3PO4 D. KH2PO4 K2HPO4 và K3PO4

Câu 7. Cho 6g P2O5 vào 25ml dung dịch H3PO4 6% ( D=1,03g/ml) . Tính nồng độ % của H3PO4 trong dung dịch tạo thành ?

 

BÀI TẬP TỔNG HỢP

Câu 1. Nhận biết dung dịch các chất sau bằng phương pháp hóa học.

a. NH3, Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4.

b. NH4NO3, NaNO3, FeCl3, Na2SO4.

c. NH4NO3, NaCl, FeCl3, (NH4)2SO4.

d. NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3.

e. Na2SO4, NaNO3, (NH4)2SO4, NH4Cl (chỉ dùng một thuốc thử)

f. Na3PO4, (NH4)3PO4, NaNO3.

g. H3PO4, BaCl2, Na2CO3, (NH4)2SO4 (chỉ dùng dung dịch HCl)

Câu 2. Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.

a. Al + HNO3 → ? + N2O + ?.

b. FeO + HNO3 → ? + NO + ?.

c. Fe(OH)2 + HNO3 → ? + NO + ?.

d. Fe3O4 + HNO3 đ → ? + NO2 + ?.

e. Cu + HNO3 đ → ? + NO2 + ?.

f. Mg + HNO3 → ? + N2 + ?.

g . Al + HNO3 → ? + NH4NO3 + ?.

h. Fe3O4 + HNO3 → ? + NO + ?.

Câu 3. Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 theo tỉ lệ mol 1 : 3 để điều chế được 6,72 lít khí NH3 ở đktc. Biết hiệu suất của phản ứng là H = 25%.

Câu 4. Viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ:

(NH4)2SO4 → NH3 → N2 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → NH4NO3 → N2O.

Câu 5. Hòa tan 30 gam hỗn hợp Cu và CuO trong 1,5 lít dung dịch axit HNO3 1M thấy thoát ra 6,72 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất.

a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

b. Tính nồng độ mol của đồng (II) nitrat và dung dịch axit nitric sau phản ứng. Biết thể tích dung dịch phản ứng không thay đổi.

Câu 6. Để điều chế 5 tấn axit nitric nồng độ 63% cần dùng bao nhiêu tấn NH3. Biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 15%.

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam P trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với

dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4. Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng và nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch sau phản ứng.

Câu 8. Hòa tan m gam Al bằng dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lit khí N2 ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chứa x gam muối. Tính m và x.

Câu 9. Hòa tan 12 gam hỗn hợp Cu và Fe bằng dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

Câu 10. Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp Al và Fe bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 10,752 lít khí NO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu và tìm giá trị của m.

Câu 11. Cho m gam hỗn hợp Fe và Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít khí NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 67,7 gam hỗn hợp các muối khan. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

Câu 12. Cho 68,7 gam hỗn hợp kim loại Al, Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư. Sau phản ứng thu được 26,88 lít khí NO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và m gam chất rắn B không tan. Tính m.

Câu 13. Khi cho 9,1 gam hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư đun nóng sinh ra 11,2 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 14. Cho 19,5 gam một kim loại M hóa trị n tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít khí NO (ở đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Xác định kim loại M.

Câu 15. Chia hỗn hợp 2 kim loại Cu và Al thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 đặc, nguội thu được 8,96 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Phần 2 cho tác dụng hoàn toàn với dd HCl thu được 6,72 lít khí. Viết các phương trình hóa học. Xác định % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp trên. Các thể tích khí được đo ở đktc.

Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 24,8g hỗn hợp kim loại gồm Cu và Fe trong dung dịch HNO3 0,5M thu được 6,72 lít (đktc) một chất khí duy nhất, không màu hóa nâu ngoài không khí.

a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

b. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng.

c. Nếu cho một nửa lượng hỗn hợp trên vào dung dịch HNO3 đặc, nguội thì thể tích khí màu nâu đỏ thu được ở đktc là bao nhiêu?

Câu 17. Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội thu được 0,896 lít màu nâu ở đktc. Mặt khác, nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl 10% thu được 0,672 lít khí ở đktc. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp và khối lượng dung dịch HCl cần dùng.

Câu 18. Hòa tan hết 1,92 gam một kim loại trong 1,5 lít dd HNO3 0,15M thu được 0,448 lít khí NO (ở đktc) và dd A. Biết khi phản ứng thể tích dd không thay đổi. Xác định kim loại R. Tính nồng độ mol của các chất trong dd A.

Câu 19. Chia 34,8 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau. Phần I cho vào dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO2 ở đktc. Phần II cho vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2 ở đktc. Hãy xác định khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 20. Cho 100 ml dung dịch X hỗn hợp chứa Al(NO3)3 0,2M, Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,2M tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.

Câu 21. Hòa tan hoàn toàn 0,9 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 thu được 0,28 lít khí N2O ở đktc. Xác định kim loại M.

Câu 22. Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được 44,8 lít hỗn hợp 3 khí gồm NO, N2O và N2 ở đktc có tỉ lệ mol theo thứ tự là 1 : 2 : 3. Xác định giá trị m.

Câu 23. Cho 6,4 g kim loại hóa trị II tác dụng với dd HNO3 đặc, dư thu được 4,48 lít NO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại đó.

Câu 24. Hòa tan một lượng 8,32 gam Cu tác dụng vừa đủ với 240 ml dd HNO3 cho 4,928 lít (ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO và NO2 thoát ra.

a. Tính số mol của mối khí trong hỗn hợp khí thu được.

b. Tính nồng độ dung dịch HNO3 đã dùng.

Câu 25. Cho dung dịch chứa 11,76 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 16,8 gam KOH thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối. Tính giá trị m.

Câu 26. Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam hỗn hợp rắn. Xác định các chất rắn đó và giá trị m.

Câu 27. Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất nào và khối lượng mỗi chất là bao nhiêu?

Câu 28. Cho 14,2 gam P2O5 và 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 2M thu được dung dịch X. Xác định các anion có mặt trong dung dịch X.

Câu 29. Thêm 250 ml dung dịch NaOH 2M vào 200ml dung dịch H3PO4 1,5M. Tìm khối lượng muối thu được. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch tạo thành

Bài Tập Trắc Nghiệm

Câu 1. Tăng giảm áp suất không ảnh hưởng tới cân bằng hóa học nào sau đây?

 A. 2SO2 + O2 2SO3.   B. N2 + O2 2NO.

 C. N2 + 3H2 2NH3.   D. 2CO + O2 2CO2.

Câu 2. Hóa trị cao nhất với oxi của một nguyên tố R là +5, trong hợp chất của R với hiđro có 8,823% khối lượng H. Nguyên tố R là

 A. S   B. P   C. N   D. Cl

Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỷ lệ thể tích 3:1. Xác định kim loại M và tính khối lượng HNO3 tham gia phản ứng

 A. Mg; 63g  B. Zn; 63g  C. Cu; 63g  D. Fe; 6,3g

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 11,2 g Fe vào HNO3 dư, thu được dung dịch A và 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO và một khí X với tỉ lệ thể tích 1 : 3. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Khí X là

 A. N2O.  B. NH3.  C. N2.   D. NO2.

Câu 5. Thể tích khí N2 (đktc) khi nhiệt phân 10 gam NH4NO2

 A. 11,2 lít  B. 5,6 lít  C. 3,5 lít  D. 2,8 lít

Câu 6. Cho 2,24 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 16 gam CuO, t°. Sau phản ứng hoàn toàn trong ống nghiệm còn lại rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M cần hòa tan vừa đủ rắn X là

 A. 0,05 lít  B. 0,1 lít  C. 0,03 lít  D. 0,2 lít

Câu 7. Cho V lít (đktc) hỗn hợp N2 và H2 có tỷ lệ mol 1:4 vào bình kín và đun nóng. Sau phản ứng được 1,5 mol NH3. Biết hiệu suất phản ứng là H = 25%. Giá trị của V là

 A. 42 lít  B. 268,8 lít  C. 336 lít  D. 448 lít

Câu 8. Người ta điều chế khí N2 từ phản ứng nhiệt phân muối amoni đicromat theo phương trình (NH4)2Cr2O7 → Cr2O3 + N2 + 4H2O. Biết khi nhiệt phân 32 gam muối thu được 20 gam rắn. Hiệu suất của phản ứng này là

 A. 90%  B. 100%  C. 91%  D. 80%

Câu 9. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau. Trong nhóm nitơ, từ nito đến bitmut thì

 A. tính oxi hóa và độ âm điện giảm dần.

 B. tính phi kim tăng dần đồng thời tính kim loại giảm dần.

 C. hợp chất khí với hiđro RH3 có độ bền nhiệt giảm dần và dd của chúng không có tính axit.

 D. tính axit của các oxit giảm dần, đồng thời tính bazo tăng dần.

Câu 10. Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do

 A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ, phân tử không phân cực.

 B. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ.

 C. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử còn một cặp electron chưa tham gia liên kết.

 D. Trong phân tử N2 chứa liên kết 3 rất bền.

Câu 11. Hỗn hợp A gồm N2 H2 theo tỷ lệ thể tích 1:3, tạo phản ứng giữa N2 và H2 sinh ra NH3. sau phản ứng được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với khí A là 0,6. Hiệu suất phản ứng là

 A. 80%  B. 50%  C. 70%  D. 85%

Câu 12. Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 10 ml dd X chứa các ion: NH4­+, SO42–, NO3 thì có 2,33 gam kết tủa tạo thành và đun nóng thì có 0,672 lít (đktc) một khí bay ra. Nồng độ mol của (NH4)2SO4 và NH4NO3 đã hòa tan trong X là

 A. 1 M và 1 M B. 2 M và 2 M C. 1 M và 2 M D. 0,5 M và 2 M

Câu 13. Khi hòa tan 30 gam hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng của CuO trong hỗn hợp ban đầu là

 A. 1,20g  B. 4,25g  C. 1,88g  D. 2,52g

Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Kim loại X là

 A. Zn   B. Cu   C. Mg   D. Al

Câu 15. Đốt hỗn hợp gồm 6,72 lít khí oxi và 7 lít khí NH3 (đo ở cùng đk nhiệt độ và áp suất). Sau phản ứng thu được nhóm các chất là

 A. khí N2 và H2O B. NH3, N2 và H2O C. O2, N2 và H2O D. NO và H2O.

Câu 16. Hòa tan 12,8 g kim loại hóa trị II trong một lượng vừa đủ dd HNO3 60% (khối lượng riêng d = 1,365 g/ml), thu được 8,96 lít đktc một khí duy nhất màu nâu đỏ. Tên của kim loại và thể tích dd HNO3 đã phản ứng là

 A. Cu, 61,5 ml B. Hg, 125,6 ml C. Pb, 65,1 ml D. Fe, 82,3 ml

Câu 17. Hòa tan 4,59 g Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỷ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Thể tích NO và N2O thu được là

 A. 2,24 lit và 6,72 lit   B. 2,016 lit và 0,672 lít

 C. 0,672 lit và 2,016 lit   D. 1,972 lit và 0,448 lit

Câu 18. Hòa tan hết 7,44 g hỗn hợp Al và Mg trong thể tích vừa đủ là 500 ml dung dịch HNO3 loãng thu được dd A và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp hai khí không màu, có tỷ lệ mol 1:1, có khối lượng 5,18 gam, trong đó một khí bị hóa nâu trong không khí. Thành phần % theo khối lượng của Al và Mg lần lượt là

 A. 18,2% và 81,8% B. 35,5% và 64,5% C. 72,6 và 27,4% D. 96,3% và 3,7%

Câu 19. Cho 1,35g hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch sau phản ứng là

 A. 5,69g  B. 3,79g  C. 8,53g  D. 9,48g

Câu 20. Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thì thấy thoát ra 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm 3 khí N2, NO, N2O có tỷ lệ số mol tương ứng là 2:1:2. Giá trị của m là

 A. 2,7 g  B. 16,8 g  C. 3,51 g  D. 35,1 g

Câu 21. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al vào HNO3 đặc nguội, dư thì thu được 0,336 lít NO2 ở 0°C, 2 atm. Cũng m gam hỗn hợp X trên khi hòa tan trong HNO3 loãng dư, thì thu được 0,168 lít NO ở 0°C, 4 atm. Giá trị m là

 A. 0,855  B. 0,765  C. 0,900  D. 1,020

Câu 22. Cho 19,2 g kim loại M tác dụng hết với dd HNO3 thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch thu được, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

 A. 24,0 g  B. 24,3g  C. 48,0 g  D. 30,6 g

Câu 23. Hòa tan hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp kim loại Fe và Cu vào lượng dư dd hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được 10,08 lít khí NO2 và 2,24 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu là

 A. 8,4 g  B. 4,8 g  C. 5,6 g  D. 6,4 g

Câu 24. Cho 3,07 g hỗn hợp Fe, Zn tác dụng với dd HNO3 thu được 0,896 lít khí NO (đktc). Khối lượng Fe trong trong hỗn hợp ban đầu là

 A. 1,12 g  B. 0,56 g  C. 56,0 g  D. 1,95 g

Câu 25. Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dd KOH dư, rồi thêm tiếp dd NH3 dư lần lượt vào 4 dd trên thì số chất kết tủa thu được là

 A. 3   B. 2   C. 4   D. 1

Câu 26. Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với hidro là 4,9. Cho X qua xúc tác, nung nóng thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro là 6,125. Hiệu suất của phản ứng đó là

 A. 25%  B. 33,33%  C. 42,85%  D. 75%

Câu 27. Trộn 100 ml dd NaNO2 4M với 200 ml dd NH4Cl 4M, thu được dung dịch X. Đun X cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được V lít N2 ở đktc. Giá trị V là

 A. 2,24 lít  B. 4,48 lít  C. 8,96 lít  D. 17,92 lít

Câu 28. Hợp chất nào không thể được tạo ra khi cho axit nitric tác dụng với kim loại?

 A. NO2.  B. N2O.  C. N2O5.  D. NH4NO3.

Câu 29. Cho 200 ml dd H3PO4 1,5M tác dụng với 200 ml dd NaOH 2M. Sau phản ứng thu được muối nào?

 A. NaH2PO4 và Na2HPO4.   B. NaH2PO4 và Na3PO4.

 C. Na2HPO4 và Na3PO4.   D. NaH2PO4.

Câu 30. Đun nóng hỗn hợp rắn gồm 2 muối (NH4)2CO3 và NH4HCO3 thu được 13,44 lít khí NH3 và 11,2 lít khí CO2 (thể tích các khí đo ở đktc). Thành phần % của NH4HCO3

 A. 23,3%  B. 76,7%  C. 75%  D. 25%

Câu 31. Chia hỗn hợp hai kim loại Cu và Al thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất cho tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc, nguội thu được 8,96 lít khí NO2 là duy nhất. Phần thứ hai cho tác dụng hoàn toàn với dd HCl, thu được 6,72 lít khí. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Thành phần % theo khối lượng của Al trong hỗn hợp là

 A. 70,33%  B. 29,67%  C. 60%  D. 40%

Câu 32. Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp rắn X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí có thể tích 6,72 lít (đktc). Thành phần % theo khối lượng của NaNO3 trong hỗn hợp là

 A. 68,9%  B. 78,9%  C. 31,1%  D. 21,1%

Câu 33. Amoniac phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?

 A. HCl, O2, Cl2, CuO, dd AlCl3.  B. H2SO4, PbO, FeO, NaOH.

 C. HCl, KOH, FeCl3, Cl2.   D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2.

Câu 34. Nhận xét nào sau đây SAI.

 A. Tất cả muối amoni đều dễ tan trong nước.

 B. Trong nước, muối amoni điện li hoàn toàn và chỉ tạo môi trường axit.

 C. Muối amoni hidro cacbonat kém bền với nhiệt.

 D. Muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm đặc, nóng giải phóng khí amoniac.

Câu 35. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?

 A. (NH4)2PO4. B. NH4HCO3. C. CaCO3.  D. NaCl.

Câu 36. Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?

 A. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2.  B. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3.

 C. Cu(NO3)2, LiNO3, KNO3.  D. Hg(NO3)2, AgNO3.

Câu 37. Trong dung dịch, amoniac là một bazo yếu là do

 A. amoniac tan rất nhiều trong nước.

 B. Phân tử amoniac phân cực.

 C. Khi tan trong nước, amoniac không thể điện li.

 D. chỉ một phần nhỏ các phân tử amoniac tạo ra các ion NH4+OH.

Câu 38. Biết tỉ khối hơi của một oxit nitơ (X) so với khí CH4 là 2,875. Trong oxít hàm lượng nitơ chiếm 30,43%. Để điều chế 1 lít khí X ở 134 °C, 1 atm bằng phản ứng vừa đủ của Cu với m gam dung dịch HNO3 40% chỉ giải phóng khí X duy nhất thì giá trị của m là

 A. 18,9g  B. 13,4g  C. 12,3g  D. 9,45g

Câu 39. Hòa tan hết m gam Cu trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 1,12 lít hỗn hợp khí X gồm NO, NO2. Biết tỷ khối X so với hidro là 16,6. Giá trị m là

 A. 6,24g  B. 4,16g  C. 3,12g  D. 2,38g

Câu 40. Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo ra khí NO. Tổng các hệ số trong phương trình của phản ứng oxi hóa khử là

 A. 22   B. 29   C. 16   D. 12

Câu 41. Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác cùng gốc axit bằng cách cho tác dụng với dung dịch kiềm, vì khi đó muối amoni sẽ cho phản ứng có

 A. Thoát ra một chất khí màu lục nhạt

 B. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm

 C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm

 D. Thoát ra một chất khí và dung dịch đổi sang màu xanh.

Câu 42. Hòa tan 6,4 gam Cu vào 120 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M thu được V lít NO duy nhất đktc. Giá trị của V là

 A. 0,672  B. 2,688  C. 1,344  D. 0,336

Câu 43. Cho 12,9 g hỗn hợp bột kim loại Al và Mg phản ứng hết với 100 ml dung dịch hỗn hợp axit HNO3 4M và H2SO4 7M thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, N2O. Thành phần % của Mg trong hỗn hợp ban đầu là

 A. 62,79%  B. 37,21%  C. 55,81%  D. 44,19%

Câu 44. Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm vào 500 ml dung dịch HCl 2M thu được V lít NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là

 A. 4,48 lit  B. 11,2 lit  C. 22,4 lit  D. 5,6 lit

Câu 45. Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M hóa trị không đổi. Hòa tan hết 3,61g X trong dung dịch HCl thu được 2,128 lít H2 (đktc). Nếu hòa tan hết 3,61 g X vào dung dịch HNO3 thu được 1,792 lít NO duy nhất. Kim loại M

 A. Zn   B. Al   C. Be   D. Cr

Câu 46. Hòa tan hoàn toàn 12 g hỗn hợp Fe, Cu có tỷ lệ mol 1:1 bằng axit HNO3 thu được V lít (đktc) hỗn hợp X gồm NO, NO2 và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và axít dư. Tỷ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là

 A. 4,48  B. 5,60  C. 3,36  D. 2,80

Câu 47. Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi lấy dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng, trong dung dịch thu được có các muối

 A. NaH2PO4 và Na2HPO4.   B. Na2HPO4 và Na3PO4.

 C. NaH2PO4 và Na3PO4.   D. Na3PO4.

Câu 48. Khí N2 có thể tạo thành trong phản ứng hóa học nào sau đây?

 A. Đốt NH3 trong oxi dư có xúc tác Pt. B. Nhiệt phân NH4NO3.

 C. Nhiệt phân AgNO3.   D. Nhiệt phân NH4NO2.

Câu 49. Nung 8,4 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam chất rắn X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Giá trị m là

 A. 11,2g  B. 10,2g  C. 7,2g  D. 6,9g

Câu 50. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng HNO3 đặc nóng thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 gam muối khan. Giá trị của m là

 A. 35,7g  B. 46,4g  C. 15,8g  D. 77,7g

Câu 51. Đốt m gam sắt trong oxi thu được 3 gam chất rắn X. Hòa tan hết X vào dung dịch HNO3 loãng dư giải phóng 0,56 lít NO (đktc). Giá trị m là

 A. 2,52 g  B. 3,0 g  C. 2,25g  D. 0,3 g

Câu 52. Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,344 lít (đktc) khí N2 và dung dịch X. Thêm NaOH dư vào dung dịch X và đun sôi thì thu được 1,344 lít khí NH3. Giá trị của m là

 A. 4,86  B. 1,62  C. 7,02  D. 9,72

Câu 53. Hòa tan 5,95 gam hỗn hợp Zn, Al có tỷ lệ mol 1:2 bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít một sản phẩm khử X duy nhất chứa nitơ. Sản phẩm X là

 A. N2O.  B. N2.   C. NO.  D. NO2.

Câu 54. Cho ba kim loại Al, Fe, Cu vào 2 lít dd HNO3 phản ứng vừa đủ thu được 1,792 lít khí X (đktc) gồm N2 và NO2 có tỷ khối của X so với He bằng 9,25. Nồng độ dung dịch HNO3 ban đầu là

 A. 0,28 M  B. 0,06 M  C. 0,56 M  D. 0,14 M

Câu 55. Hòa tan 10,71 g hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe vào 4 lít dd HNO3 vừa đủ thu được dung dịch A và 1,792 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm N2 và N2O có tỷ lệ số mol 1:1. Cô cạn dung dịch A, thu được khối lượng muối khan là

 A. 65,27g  B. 27,65g  C. 55,35g  D. 35,55g

Câu 56. Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và NO có tỷ lệ thể tích 3:1. Xác định kim loại M và tính khối lượng HNO3 tham gia phản ứng.

 A. Cu, 65g  B. Cu, 63g  C. Fe; 63g  D. Fe; 6,3g

Câu 57. Để nhận biết ion NO3 người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì phản ứng

 A. Tạo ra khí có màu nâu đỏ và dung dịch không đổi màu.

 B. Tạo ra dung dịch có màu vàng, không có khí thoát ra.

 C. Tạo ra kết tủa có màu xanh, có khí không màu thoát ra.

 D. Tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí, dung dịch chuyển sang màu xanh.

Câu 58. Để nhận biết ion photphat có thể dùng chất nào sau đây tác dụng với muối photphat để tạo ra kết tủa vàng.

 A. HCl.  B. Na2CO3.  C. AgNO3.  D. KOH.

Câu 59. Phân đạm có thể chứa chất nào sau đây?

 A. NH4Cl.  B. NH4NO3.  C. (NH2)2CO. D. A, B, C đều đúng.

Câu 60. Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là

 A. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành và không tan.

 B. Không có kết tủa, dung dịch dần chuyển sang màu xanh thẫm.

 C. Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó tan dần tạo dung dịch màu xanh thẫm

 D. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành, có khí màu nâu đỏ thoát ra.

Câu 61. Dung dịch NH3 có khả năng phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?

 A. HCl, H2SO4, FeSO4, ZnCl2.  B. HCl, Na2CO3, FeSO4, AlCl3.

 C. H2SO4, KOH, FeSO4, CuSO4.  D. BaCl2, FeCl3, AlCl3.

Câu 62. Có 3 lọ riêng biệt đựng các dung dịch: NaCl, NaNO3, Na3PO4. Dung dịch chất nào sau đây có thể nhận biết ba dung dịch trên?

 A. NH3.  B. HCl.  C. AgNO3.  D. Ba(OH)2.

Câu 63. Phản ứng hóa học sau N2 + 3H2 2NH3 là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi nào?

 A. Tăng nhiệt độ B. Giảm nhiệt độ C. Thêm xúc tác D. Tăng áp suất.

Câu 64. (A 12) Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là

 A. 87,18%.  B. 65,75%.  C. 88,52%.  D. 95,51%.

Câu 65. (A 13) Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong khí oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200 ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Khối lượng muối trong X

 A. 14,2 g  B. 11,1 g  C. 16,4 g  D. 12,0 g

Câu 66. (A 13) Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là

 A. 17,28  B. 19,44  C. 18,90  D. 21,60

Câu 67. (A 13) Thí nghiệm với dung dịch HNO3 thường sinh ra khí độc NO2. Để hạn chế khí NO2 thoát ra từ ống nghiệm, người ta nút ống nghiệm bằng: (a) bông khô; (b) bông có tẩm nước; (c) bông có tẩm nước vôi; (d) bông có tẩm giấm ăn. Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất là

 A. d   B. c   C. a   D. b

Câu 68. (B 13) Phát biểu nào sau đây là đúng?

 A. Thành phần chính của supephotphat kép gồm hai muối Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

 B. Supephotphat đơn chỉ có Ca(H2PO4)2.

 C. Urê có công thức là (NH2)2CO.

 D. Phân lân cung cấp nitơ cho cây trồng.

Câu 69. (A 14) Từ 6,2 kg photpho điều chế được bao nhiêu lít dung dịch H3PO4 2M (hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 80%)?

 A. 64 lít  B. 100 lít  C. 40 lít  D. 80 lít

Câu 70. (B 14) Nung nóng bình kín chứa a mol hỗn hợp NH3 và O2 (có xúc tác Pt) để chuyển toàn bộ NH3 thành NO. Làm nguội và thêm nước vào bình, lắc đều thu được 1 lít dung dịch HNO3 có pH = 1, còn lại 0,25a mol khí O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

 A. 0,1   B. 0,4   C. 0,3   D. 0,2

Câu 71. (B 14) Cho m gam P2O5 tác dụng với 253,5 ml dung dịch NaOH 2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 3m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

 A. 21,30  B. 8,52.  C. 12,78  D. 7,81.

Câu 72. (B 14) Trong công nghiệp để sản xuất ra H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào sau đây?

 A. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc nóng tác dụng với quặng apatit.

 B. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước.

 C. Cho photpho tác dụng với HNO3 đặc nóng.

 D. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc nóng tác dụng với quặng photphorit.

Câu 73.  Hòa tan hoàn toàn 16,2 gam một kim loại hóa trị chưa rõ bằng dung dịch HNO3 được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp A  nặng 7,2 gam gồm NO và N2. Kim loại đã cho là :

 A. Cr B. Fe C. Al D. Mg

Câu 74.  Hòa tan 1,68 gam kim loại M trong HNO3 loãng, dư thì thu được 0,02 mol NO ; 0,01 mol N2O. Kim loại M là

 A. Al B. Fe C. Mg D. Zn

Câu 75.  Cho a gam oxit sắt từ vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,02 mol NO và 0,01 mol N2O. a là :

 A. 27,45 gam B. 32,48 gam C. 35,7 gam D. 36,3 gam

Câu 76.  Những kim loại nào sau đây không tác dụng với HNO3 đặc nguội nhưng tác dụng với dung dịch axít HCl :

 A. Cu , Zn B. Al , Fe C. Al , Zn D. Fe , Zn

Câu 77.  Hoà tan hoàn toàn m gam Cu trong dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 16,6. Giá trị của m là

 A. 8,32.  B. 3,90.  C. 4,16.  D. 6,40.

Câu 78.  Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam Cu trong dung dịch HNO3 thu được V lít hổn hợp khí X ( đktc ) gồm NO2 và NO . Biết tỷ khối của X so với H2 là 19 . Vậy V lít bằng :

 A. 4,48lít B. 2,24lít C. 3,36lít D. 6,72lít

Câu 79.  Hoà tan 8,32g Cu vào 3 lít dung dịch HNO3 (vừa đủ) được 4,928 lít hỗn hợp NO, NO2 (đktc). Tính khối lượng 1 lít hỗn hợp NO, NO2 ở đktc và CM dung dịch HNO3

 A. 1,99g; 0,16M B. 1,74g; 0,18M C. 2,14,; 0,15M D. 2,12g; 0,14M

Câu 80.  Cho m gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp NO và NO2 có khối lượng 15,2 gam. Giá trị của m là

 A. 25,6 g.  B. 16,0 g.  C. 19,2 g.  D. 12,8 g.

Câu 81.  Cho m (g) Cu tác dụng hết với dd HNO3 thu được 1,12 lít ( đktc) hh khí NO và NO2 có tỷ khối so với H2 là 16,6. Giá trị của m là:

 A. 3,9g B. 4,16g C. 2,38g D. 2. 08g

Câu 82.  Hoà tan hoàn toàn 45,9g kim loại R bằng dung dịch HNO3loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,3 mol N2O và 0,9mol NO. Hỏi R là kim loại nào:

 A. Na  B. Zn  C. Mg  D. Al

Câu 83.  Hoà tan hoàn toàn 24,3g Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và N2O có tỷ khối hơi so với H2 là 20,25. Giá trị của V là                            A. 6,72.               B. 2,24.               C. 8,96.               D. 11,20.

Câu 84.  Hoà tan hoàn toàn 5,94g kim loại R trong dung dịch HNO3 loãng thu được 2,688lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỷ khối so với H2 là 18,5. Kim loại R là:               A. Fe.                             B. Cu.                             C. Mg.                             D. Al.

Câu 85.  Cho a gam Al phản ứng hết với axít HNO3 thu được 8,96lít ( đktc ) hổn hợp khí NO và N2O có tỷ khối hơi so với hydro bằng 16,75. Vậy khối lượng a gam là :

 A. 17,5 B. 13,5 C. 15,3 D. Có kết quả khác

Câu 86.  Hòa tan hết 10,8 gam Al trong dung dịch axít HNO3 thu được hổn hợp A gồm NO và NO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 19. Thể tích mỗi khí trong hổn hợp A ( đktc ) là :

 A. Cùng 5,72lít B. Cùng 6,72 lít C. 3,36lít và 6,72lít D. 7 lít và 4 lít

Câu 87.  Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO (không có sản phẩm NH4NO3). Giá trị của m là:

 A. 1,35 g.  B. 0,81 g.  C. 1,92 g.  D. 1,08 g.

Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dd HNO3 thấy tạo ra 44,8 lit hỗn hợp 3 khí NO, N2O, N2 có tỉ lệ mol lần lượt là 1:2:2. Giá trị m là?

 A. 75,6 g   B. Kết quả khác   C. 140,4 g   D. 155,8 g 

Câu 88.  Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

 A. 38,34.  B. 34,08.  C. 106,38.  D. 97,98.

Câu 89.  Chia hỗn hợp gồm 2 kim loại X, Y có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau:

+ Phần 1: Hoà tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl và H2SO4 thu được 3,36 lít H2(ở đktc).

 + Phần 2: Hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thu được V lít NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của V là

 A. 2,24 lít.  B. 3,36 lít.  C. 4,48 lít.  D. 5,60 lít.

Câu 90.  Hỗn hợp X gồm Al, Cu có khối lượng 59g. Hoà tan X trong 3 lít dung dịch HNO3 được hỗn hợp Y gồm NO, N2 (mỗi kim loại chỉ tạo 1 khí) và để lại một chất rắn không tan. Biết hỗn hợp Y có d/k2 = 1 và V = 13,44 lít (đktc). Tính khối lượng của Al, Cu trong hỗn hợp đầu và CM của dung dịch HNO3.

 A. 27g Al; 32g Cu; 1,6M B. 35g Al; 24g Cu; 1,2M C. 27g Al; 32g Cu; 1,4M              D. 33,5g Al; 25,5g Cu; 1,6M

Câu 91.  Chia hỗn hợp 2 kim loại có hoá trị không đổi làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl tạo ra 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2,nung trong oxi thu được 2,84 gam hỗn hợp oxit. Khối lượng hỗn hợp 2 kim loại ban đầu là:

 A. 2,2 gam B. 3,12 gam C. 2,4 gam D. 1,56 gam

Câu 92.  Hòa tan 1 hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B trong axit HNO3 loãng. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có 0,1 mol NO ; 0,15 mol NO2 và 0,05 mol N2O. Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. Số mol HNO3 đã phản ứng:

 A. 0,75 mol B. 0,9 mol C. 1,2 mol D. 1,05 mol

Câu 93.  Cho 12,9 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 và HNO3 thu được 0,1 mol mỗi khí SO2; NO; N2O. Khối lượng Al có trong hỗn hợp là

 A. 8,10 g.  B. 5,40 g.  C. 4,05 g.  D. 6,75 g.

 Dùng choCâu 23,24,25: Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol như nhau (M là kim loại có hoá trị không đổi). Cho 6,51g X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, đun nóng thu được dung dịch A và 13,216 lít hỗn hợp khí B (đktc) có khối lượng là 26,34 gam gồm NO2 và NO. Cho A tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được m gam kết tủa.

Câu 94.  Kim loại M là:      A. Mg.   B. Zn.                C. Ni.                             D. Ca

Câu 95.  Giá trị của m là:     A. 20,97.  B. 13,98.  C. 15,28.  D. 28,52.

Câu 96.  Phần trăm khối lượng của FeS2 trong X là:  A. 44,7%.  B. 33,6%.  C. 55,3%.               D. 66,4%.

 Dùng cho Câu 26,27,28: Cho a gam hỗn hợp A gồm Mg, Al vào b gam dung dịch HNO3 24% đủ thu được 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO, N2O, N2(đktc) và dung dịch B. Thêm một lượng O2vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp Y. DẫnY từ từ qua dung dịch NaOH dư thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 20. Nếu cho dung dịch NH3 dư vào B thì thu được được 62,2 gam kết tủa.

Câu 97.  Phần trăm thể tích của NO trong X là:  A. 50%.  B. 40%.  C. 30%.  D. 20%.

Câu 98.  Giá trị của a là:     A. 23,1.  B. 21,3.  C. 32,1.  D. 31,2.

Câu 99.  Giá trị của b là:    A. 761,25.  B. 341,25.  C. 525,52.  D. 828,82.

Câu 100.  Hòa tan hoàn toàn 3,416 gam hỗn hợp Ag, Cu trong dung dịch thu được muối nitrat và 0,7168 lít hỗn hợp NO và NO2 (đktc), tỉ khối hơi của B đối với H2 bằng 19. Tính khối lượng mỗi kim lọai trong hỗn hợp:

 A. 1,449g Ag và 1,967g Cu   B. 1,944g Ag và 1,472g Cu   C. 1,08g Ag và 2,336g Cu                D. 2,16g Ag và 1,256g Cu

Câu 101.  Hoà tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp Zn, Mg bằng dung dịch H2SO4 đặc thu được 1,12 lít SO2 (ở đktc) và 1,6 gam S và dung dịch X. Khối lượng muối khan trong dung dịch X là

 A. 18,1 g.  B. 24,8 g.  C. 28,1 g.  D. 30,4 g.

Câu 102.  Đem nung hỗn hợp A, gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, thì thu được 0,3 mol SO2. Trị số của x là:

 A. 0,7 mol B. 0,5 mol C. 0,6 mol D. 0,4 mol

Câu 103.  (A-07) Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỷ lê mol 1: 1) bằng HNO3,thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X so với H2 bằng 19. Giá trị của V là

 A. 3,36.  B. 2,24.  C. 5,60.  D. 4,48.

Câu 104.  Cho 1,35 gam hỗn hợp X gồm Cu, Al, Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3,thu được 1,12 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 bằng 21,4. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là :

 A. 5,69 gam B. 5,45 gam C. 4,54 gam D. 5,05 gam

Câu 105.  Cho hỗn hợp gồm FeO, CuO, Fe3O4 có số mol ba chất đều bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,09mol NO2 và 0,05mol NO. Số mol của mỗi chất là:

 A. 0,12 mol B. 0,24 mol C. 0,21 mol D. 0,36 mol

Câu 106.  Cho 1,35 g hh gồm Mg, Al, Cu tác dụng với dd HNO3 loãng thu được 1,12 lít (đkc) hh khí X gồm NO và N2O. Tỷ khối của X đối với khí H2 là 20,6. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dd là:              

 A. 23,05g  B. 13,13g  C. 5,891g  D. 7,64g

Câu 107.  Hòa tan hoàn toàn 30,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3,sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol NO. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 127 gam hỗn hợp muối. Vậy số mol HNO3 đã bị khử trong phản ứng trên là :

 A. 0,45 mol B. 0,40 mol C. 0,30 mol D. 0,35 mol

Câu 108.  Cho 5,75 gam hỗn hợp Mg, Al, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O. Tỉ khối của X đối với khí H2 là 20,6. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là :

 A. 27,45 gam B. 13,13 gam C. 55,7 gam D. 16,3 gam

Câu 109.  Cho m gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Zn, Mg tan trong V(lit) dung dịch HNO3 0,01 M thì vừa đủ đồng thời giải phóng 2,688 lit( đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2 có tỉ khối so với hidro là 44,5/3. Tính V? 

 A. 6,4 lit   B. 0,64 lit   C. 0,064 lit   D. 64 lit 

Câu 110.  Cho 1,35 g hỗn hợp Cu, Mg, Al tác dụng hết với dd HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,01 mol N2O. Khối lượng muối được tạo ra trong dd là:

 A. 3,83g B. 6,93g C. 5,96g D. 8,17g

Câu 111.  Hòa tan 10,71 gam hỗn hợp gồm Al, Fe, Zn trong 4 lít dung dịch HNO3 x (M) vừa đủ thu được dung dịch A và 1,792 lít hỗn hợp khí gồm N2,N2O có tỉ lệ mol 1: 1. Cô cạn dung dịch A thu được m(gam) muối khan. Giá trị của m (gam) và x (M) là

 A. 55,35 (g) và 2,2 (M) B. 55,35 (g) và 0,22 (M) C. 53,55 (g) và 2,2 (M)              D. 53,55 (g) và 0,22 (M)

Câu 112.  Hòa tan 5,04 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z trong 100ml dung dịch HNO3 x (M) vừa đủ thu được m(gam) muối; 0,02 mol NO2 và 0,005 mol N2O. Giá trị của x và m x là

 A. 0,9 (M) (g) và 8,76 (g) B. 0,9 (M) (g) và 7,76 (g) C. 0,9 (M) (g) và 8,67 (g)              D. 0,8 (M) (g) và 8,76 (g)

Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp kim loại bằng dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,1 mol NO và 0,2 mol NO2. Khối lượng muối có trong dung dịch (không có muối amoni) là

 A. 39 gam B. 34,9 gam C. 37,7 gam D. 27,3 gam

Câu 113.  Cho 13,4 gam hỗn hợp Fe, Al, Mg tác dụng hết với một lượng dung dịch HNO3 2M (lấy dư 10%) thu được 4,48 lít hỗn hợp NO, N2O có tỉ khối đối với hiđro là 18,5 và dung dịch không chứa muối amoni. Thể tích dung dịch HNO3 đã dùng và khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng là:

 A. 7,7 lít và 80 (g) B. 0,77 lít và 81,6 (g) C. 7,5 lít và 81 (g) D. 7,2 lít và 80 (g)

Câu 114. Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là

A. 8 lít  B. 2 lít   C. 4 lít   D. 1 lít

Câu 115. Tổng thể tích H2;N2 cần để điều chế 51kg NH3 biết hiệu suất phản ứng đạt 25% là  

  A. 537,6 lít    B. 403,2 lít   C. 716,8 lít  D. 134,4 lít

Câu 116. Điều chế HNO3 từ 17 tấn NH3 .Xem toàn bộ quá trình điều chế có hiệu suất 80% thì lượng dung dịch HNO3 63% thu được là

 A. 100 tấn B. 80 tấn C. 120 tấn  D. 60 tấn 

Câu 117. Cho 30 lít N2;30 lít H2 trong điều kiện thích hợp sẽ tạo ra thể tích NH3(đktc) khi hiệu suất phản ứng đạt 30% là

 A. 16 lít B. 20 lít C. 6 lít D. 10 lít

Câu 118. Từ 34 tấn NH3 sản xuất 160 tấn HNO3 63%.Hiệu suất của phản ứng điều chế HNO3

A. 80%    B. 50%    C. 60%  D. 85%

Câu 119. Từ 100 mol NH3 có thể điều chế ra bao nhiêu mol HNO3 theo qui trình công nghiệp với hiệu suất 80%?

A. 100 mol B. 80 mol. C. 66,67 mol. D. 120 mol.

Câu 120.Hỗn hợp A gồm 2 chất khí N2 và H2 có tỉ lệ mol nN2 : nH2 = 1 : 4 . Nung A với xúc tác ta được hỗn hợp khí B, trong đó sản phẩm NH3 chiếm 20% theo thể tích. Vậy hiệu suất tổng hợp NH3 là (%)

A. 43,76  B. 20,83  C. 10,41  D. 48,62  E. Kết quả khác

Câu 121. Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 3,6. Sau khi tiến hành phản ứng tổng hợp được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 4. Hiệu suất phản ứng tổng hợp là:

A. 10%.                     B. 15%.                      C. 20%.                      D. 25%.

Câu 122. Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 1,9565. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là;

A. 20%. B. 36%. C. 40%. D. 25%.           

Câu 123:Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1:3). Tỉ khối của hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Tính hiệu suất phản ứng.

A. 50%. B. 36%. C. 80%. D. 75%.           

Câu 124:Thực hiện phản ứng giữa 8 mol H2 và 6 mol N2 với bột sắt làm xúc tác. Hỗn hợp sau phản ứng cho qua dd H2SO4 loăng dư c̣òn lại 12 mol khí. Tính hiệu suất phản ứng.(Thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)

A. 24%.   B. 36%.    C. 18,75%.  D. 35,5%.           

Câu 125: Từ 120 kg FeS2 có thể điều chế được tối đa bao nhiêu lit dung dịch H2SO4 98% (d=1,84 g/ml). Biết hiệu suất cả quá trình là 80%.

A. 108,696 lít  B. 86,957 lít  C. 135,870 lít  D. Đáp án khác

Câu 126:Một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp cùng thể tích khí nitơ và khí hiđro ở Sau khi tiến hành tổng hợp amoniac, đưa nhiệt độ bình về áp suất mới của bình là 90atm. Hiệu suất phản ứng tổng hợp amoniac là:

A. 10%                                 B. 25%                             C. 20%                                 D. 30%

Câu 127:Trong một bình có 40 mol N2 và 160 mol H2. Áp suất của hỗn hợp khí lúc đầu là 400atm, nhiệt độ trong bình được giữ không đổi. Tiến hành tổng hợp NH3. Biết khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng th́ tỉ lệ N2 đă phản ứng là 25%(hiệu suất phản ứng tổng hợp). Số mol các khí trong hỗn hợp sau phản ứng là;

A. 20; 120; 30  B. 30; 120; 20.  C. 30; 130; 20.  D. 20; 130; 30.

Áp suất của hỗn hợp sau phản ứng là:

A. 160atm.  B. 180atm.  C. 260atm.  D. 360atm.

Câu 128. Trong một bình kín chứa 10 lít N2 và 10 lít H2 ở nhiệt độ 0oC và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC. Biết rằng có 60% H2 tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là

A. 10 atm  B. 8 atm  C. 9 atm  D. 8,5 atm

Câu 129. Trong một bình kín chứa 10 lít N2 và 10 lít H2 ở nhiệt độ 0oC và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC. Nếu áp suất trong bình sau phản ứng là 9 atm thì phần trăm các khí tham gia phản ứng là

A. N2: 20%; H2: 40%   B. N2: 30%; H2: 20%

C. N2: 10%; H2: 30%   D. N2: 20%; H2: 20%

Câu 130. Một hỗn hợp gồm 8 mol N2 và 14 mol H2 được nạp vào một bình kín có dung tích 4 lít và giữ ở nhiệt độ không đổi. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì áp suất bằng 10/11 áp suất ban đầu. Hiệu suất phản ứng là

A. 17,18%  B. 18,18%  C. 22,43%  D. 21,43%

Câu 131Trộn khí SO2 và khí O2 thành hỗn hợp X có khối lượng mol trung bình 48 gam. Cho một ít V2O5 vào trong hỗn hợp X, nung nóng hỗn hợp đến 4000C thì thu được hỗn hợp khí Y. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. % V của SO3 trong Y là:

A. 50%  B. 12,5%  C. 37,5%  D. Đáp án khác

Câu 132.  Trong một bình kín chứa SO2 và O2 ( tỉ lệ mol 1:1) và một ít bột V2O5. Nung nóng hỗn hợp sau một thời gian thì  thu được hỗn hợp khí trong đó khí sản phẩm chiếm 35,3% theo thể tích. Hiệu suất của phản ứng là:

A. 40%  B. 60%  C. 30%  D. Đáp án khác

Câu 133. Một hỗn hợp N2 và H2 đ­ược lấy vào bình phản ứng có nhiệt độ được giữ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất của các khí trong bình giảm 5% so với áp suất lúc đầu. Biết rằng tỷ lệ số mol N2 đă phản ứng là 10%.Tỉ lệ số mol N2 và H2 trong hỗn hợp đầu là:

A. 1:5  B. 1:4   C. 1:3   D. Đáp án khác

Câu 134. Trong bình phản ứng có N2 và H2 theo tỷ lệ 1 : 3, áp suất của hỗn hợp khí lúc đầu là 300 atm và của hỗn hợp khí sau phản ứng là 285 atm. Nhiệt độ trong bình đ­ược giữ không đổi. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp là:

A. 10%  B. 15%  C. 25%  D. Đáp án khác

Câu 135. Nung nóng 12,8 gam Cu với Clo dư. Xác định khối lượng muối CuCl2 thu được? Biết hiệu suất phản ứng là 83%.

A. 22,41g  B. 32,53g  C. 27g   D. Đáp án khác

Câu 136Nung 12,87 gam NaCl với H2SO4 đặc dư, thu được bao nhiêu lit khí ở đktc? Biết hiệu suất phản ứng là 90%.

A. 5,48l  B. 4,4352l  C. 4,928l  D. Đáp án khác

Câu 137.  Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA:

           A.ns2np       B. ns2np3          C. ns2np2       D. ns2np4

Câu 138.  Khí Nitơ tương đối trơ ở t0 thường là do:

        A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ .

        B. Nguyên tử Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm Nitơ .

        C. Trong phân tử N2 ,mỗi nguyên tử Nitơ còn một cặp e chưa tham gia tạo liên kết.

        D.Trong nguyên tử N2 có liên kết ba bền.

Câu 139.  Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí.

       A. Li, Mg, Al                 C. Li, H2, Al                       

       B. H2 ,O2                        D. O2 ,Ca,Mg

Câu 140.  Trong phòng thí nghiệm, Nitơ tinh khiết được điều chế từ .

       A. Không khí                B.NH3 ,O2           

       C.NH4NO2                    D.Zn và HNO3

Câu 141.  Trong công nghiệp, N2 được tạo ra bằng cách nào sau đây.

        A. Nhiệt phân muối NH4NO3 đến khối lượng không đổi .

        B. Chưng cất phân đoạn KK lỏng .

        C. Đung dung dịch NaNO2 và dung dịch NH4Cl bão hòa.

      D. Đun nóng kl Mg với dd HNO3 loãng.

Câu 142.  N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với :

      A. H2                       B. O2                     C. Li                       D. Mg

Câu 143.  Chọn muối khi nhiệt phân tạo thành khí N2.

      A. NH4NO2                     B.NH4NO3     

       C.NH4HCO3                           D. NH4NO2 hoặc NH4NO3

Câu 144.  Một oxit Nitơ có CT NOx trong đó N chiếm 30,43% về khối lượng. Công thức của oxit Nitơ đó là :

       A. NO               B. NO2               C. N2O2                D. N2O5

Câu 145.  Thể tích khí N2 (đkc) thu được khi nhiệt phân 10g NH4NO2

       A. 11,2 l             B. 5,6 l             C. 3,56 l               D. 2,8 l

Câu 146.  Một nguyên tố R có hợp chất với Hidrô là RH3 oxit cao nhất của R chứa 43,66 % khối lượng R .Nguyên tố R đó là

       A. Nitơ        B. Photpho      C. Vanadi       D. Một kết quả khác 

Câu 147Dãy chất nào sau đây trong đó nitơ có số oxi hóa tăng dần:

       A/ NH3, N2, NO, N2O, AlN            

       B/ NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NO

       C/ NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3          

          D/ NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3

Câu 148.  Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau :

N2 NH3 (A) (B) HNO3

      A/ (A) là NO, (B) là N2O5                     B/ (A) là N2, (B) là N2O5  

       C/ (A) là NO, (B) là NO2                D/ (A) là N2, (B) là NO2

Câu 149.  Chỉ ra nhận xét sai khi nói về tính chất của các nguyên tố nhóm nitơ : “Từ nitơ đến bitmut thì...”

     A.nguyên tử khối tăng dần.      B. bán kính nguyên tử tăng dần.

     C. độ âm điện tăng dần.  D. năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần.

Câu 150.  Trong các hợp chất, nitơ có cộng hoá trị tối đa là :

      A. 2  B. 3  C. 4  D. 5

Câu 151.  Cho 2 phản ứng sau :         N2  +  3H2     2NH3  (1)    

và      N2  +  O2         2NO   (2)

  1.  Phản ứng (1) thu nhiệt, phản ứng (2) toả nhiệt.
  2. Phản ứng (1) toả nhiệt, phản ứng (2) thu nhiệt.
  3. Cả hai phản ứng đều thu nhiệt.
  4. Cả hai phản ứng đều toả nhiệt.

Câu 152.  ở điều kiện thường, nitơ phản ứng được với :

      A. Mg  B. K  C. Li  D.F2

Câu 1153.  Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ?

      A. N2  +  3H2  2NH3  B. N2  +  6Li  2Li3N

       C. N2  +  O2    2NO  D. N2  +  3Mg  Mg3N2

Câu 154.  Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để

      A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử...   

      B. tổng hợp phân đạm.

      C. sản xuất axit nitric.           

      D. tổng hợp amoniac.

Câu 155.  Một lít nước ở 200C hoà tan được bao nhiêu lít khí amoniac ?

      A.200  B.400  C. 500  D. 800

Câu 156Trong nhóm nitơ, nguyên tố có tính kim loại trội hơn tính phi kim là :    

A.Photpho.    B. Asen.       C. Bitmut.  D.Antimon.

Câu 157. Trong dd NH3 là một bazơ yếu vì :

       A. Amoniac tan nhiều trong H2O.

       B. Khi tan trong H2O , NH3 kết hợp với H2O tạo ra các ion NH4+OH-

       C. Phân tử NH3 là phân tử có cực.

       D. Khi tan trong H2O , chỉ một phần nhỏ các phân tử NH3 kết hợp với ion H+ của H2O tạo ra các ion NH4+OH-.

Câu 158. NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các đk coi như có đủ ):

      A. HCl ,O2 , Cl2 , CuO ,dd AlCl3.       

         B. H2SO4 , PbO, FeO ,NaOH .

      C. HCl , KOH , FeCl3 , Cl2 .      

      D. KOH , HNO3 , CuO , CuCl2 .

Câu 159. Nhỏ từ từ dd NH3 đến dư vào dd CuSO4 và lắc đều dd .Quan sát thấy :

      A. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành.

       B. Có dd màu xanh thẫm tạo thành.

      C. Lúc đầu có kết tủa keo xanh lam ,sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch  xanh thẫm .

       D. Có kết tủa xanh lam ,có khí nâu đỏ thoát ra .

Câu 160. Tính bazơ của NH3 do :

      A. Trên Nitơ còn cặp e tự do .

      B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.

      C. NH3 tan được nhiều trong H2O .

      D. NH3 tác dụng với H2O tạo NH4OH .

Câu 161. Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch :

      A. NaCl , CaCl2                    C. CuCl2 , AlCl3.

      B. KNO3 , K2SO4                  D. Ba(NO3)2 , AgNO3.

Câu 162. Cặp chất muối nào tác dụng với dd NH3 dư đều thu được kết tủa?

      A. Na2SO4 , MgCl2               C. CuSO4 , FeSO4

      B. AlCl3 , FeCl3                            D. AgNO3 , Zn(NO3)2

Câu 163. Cho cân bằng hóa học :      N2 (khí) +3 H2 (k)          2 NH3 (K)  .Phản ứng thuận là phản ứng tỏa t0 .Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi.

      A. Thay đổi p của hệ              C. Thêm chất xúc tác Fe

      B.  Thay đổi t0                            D. Thay đổi nồng độ N2

Câu 164. Cho các dd : HCl , NaOH(đặc) ,NH3 , KCl.Số dd phản ứng được với Cu(OH)2 là:     

       A. 1                B. 2                C. 3                   D. 4

Câu 165. Dung dịch chứa 4 muối: CuCl2 , FeCl3 , ZnCl2 , AlCl3.Nếu thêm vào dd NaOH dư rồi thên tiếp NH3 dư sẽ thu được kết tủa chứa

      A. 1 chất         B. 2 chất           C. 3 chất  D. 4 chất

Câu 166. Muối được ứng dụng làm bột nổi trong thực phẩm :

     A. (NH4)2CO3       B. NH4HCO3         C.Na2CO3         D. NH4Cl

Câu 167. Chất nào sau đây làm khô khí NH3

     A. P2O5                   B. H2SO4 đ         C. CuO bột      D. NaOH rắn

Câu 168. Cho dd KOH dư vào 50 ml dd (NH4)2SO4 1M .Đun nóng nhẹ , thu được thể tích khí thoát ra (đkc)

     A. 2,24 lít    B.1,12 lít      C. 0,112 lít          D. 4,48 lít

Câu 169. Cho sơ đồ:   NH4)2SO4     +A           NH4Cl        +B      NH4NO3

Trong sơ đồ A ,B lần lượt là các chất :

     A. HCl , HNO3                        C. CaCl2 , HNO3

     B. BaCl2 , AgNO3                   D. HCl , AgNO3

Câu 170. Khi cho NH3 dư tác dụng với Cl2 thu được:

     A. N2 , HCl                             C. HCl , NH4Cl

     B. N2 , HCl ,NH4Cl D. NH4Cl, N2

Câu 171. Vai trò của NH3 trong phản ứng

                        4 NH3 + 5 O2       xt,t0         4 NO +6 H2O là

     A.Chất khử       C. Chất oxi hóa      B. Axit             D. Bazơ

Câu 172. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng?

     A. NH4Cl                t0               NH3 + HCl

     B. NH4HCO         t0                NH3 + H20 + CO2 

     C. NH4NO3             t0               NH3 + HNO3

     D. NH4NO2             t0               N2    + 2 H2O

Câu 173. Thực hiện phản ứng giữa N2 và H2 (tỉ lệ mol 1:4) trong bình kín có xúc tác , thu được hỗn hợp có áp suất giảm 10% so với ban đầu (cùng đk) .Hiệu suất phản ứng là

     A. 25%            B.50%           C.75%                  D.60%

Câu 174. Hòa tan 4,48 l NH3 (đkc) vào lượng nước vừa đủ 100 ml dung dịch. Cho vào dd này 100ml dd H2SO4  1M .Nồng độ mol/lít của các ion NH4+ ,SO42- và muối amoni sunfat là :

     A. 1M ; 0,5M ;0,5M                     C. 1M ; 0,75M ; 0,75M

     B. 0,5M ; 0,5M ; 2M                    D.  2M; 0,5M ; 0,5M

Câu 175. Hỗn hợp N2 và H2 có tỉ khối hơi so với không khí bằng 0,293 .    % V của hỗn hợp là:

     A. %VN2 :25%   , %VH2 :75%                 C. %VN2 : 30%  , %VH2 :70%

     B. %VN2 :20%   , %VH2 : 80%               D. %VN2 : 40%   , %VH2 : 60%

Câu 176. Cho các phản ứng sau :

                          H2S +   O2       Khí X + H2O

                         NH3 +  O2                  8500C,Pt  Khí Y + H2O

                         NH4HCO3 + HClloãng                  Khí Z + NH4Cl + H2O

                   Các khí X ,Y ,Z thu được lần lượt là

         A. SO2 , NO , CO2                                      C. SO2 , N2 , NH3

         B. SO3 , NO , NH3                                      D. SO3 , N2 , CO2

Câu 177. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là :

        A.Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. 

         B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

         C. Giấy quỳ mất màu.   

         D. Giấy quỳ không chuyển màu.

Câu 178. Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện

         A.khói màu trắng.                         B.khói màu tím.  

         C.khói màu nâu.                            D.khói màu vàng.

Câu 179. Khi nhỏ dung dịch amoniac (dư) vào dung dịch muối nào sau đây thì thấy xuất hiện kết tủa ?

        A.AgNO3 B.Al(NO3)3 C.Cu(NO­3)3        D.Cả A, B và C

Câu 180. Trong ion phức Cu(NH3)42+, liên kết giữa các phân tử NH3 và Cu2+ là: 

         A.Liên kết ion.                 B.Liên kết cộng hoá trị.

         C.Liên kết cho – nhận.                D.Liên kết kim loại.

Câu 181. Khi dẫn khí NH3 vào bình chứa khí clo, học sinh quan sát thấy hiện tượng : NH3 tự bốc cháy (ý 1) tạo ra khói trắng (ý 2). Phát biểu này

       A. Có ý 1 đúng, ý 2 sai.              B.Có ý 1 sai, ý 2 đúng.

       C. Cả hai ý đều sai.   D.Cả hai ý đều đúng.

Câu 182. Cho các oxit : Li2O, MgO, Al2O3, CuO, PbO, FeO. Có bao nhiêu oxit bị khí NH­3 khử ở nhiệt độ cao ?

        A.1  B.2  C.3  D.4

Câu 183. Từ NH3 điều chế được hiđrazin có công thức phân tử là :

       A. NH4OH B.N2H4 C. NH2OH    D.C6H5NH2

Câu 184. Trong phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2, người ta sử

       dụng  chất xúc tác là :

       A.nhôm  B.sắt  C.platin  D.niken

Câu 185. Khi nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4­  thì sản phẩm có màu xanh thẫm là màu của chất nào sau đây :
        A. Cu(OH)2     B. [Cu(NH3)4]2+
        C. [Cu(NH3)4]SO4   D. [Cu(NH3)4]Cl2

Câu 186.  Muốn cân bằng phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải, cần phải đồng thời:

   A. tăng áp suất và tăng nhiệt độ.       B. tăng áp suất và giảm nhiệt độ.

 C. giảm áp suất và giảm nhiệt độ.     D. giảm áp suất và tăng nhiệt độ.

Caâu 187. Ñeå ñieàu cheá HNO3 trong phoøng thí nghieäm ngöôøI ta duøng:

A. KNO3 vaø H2­SO4ñaëc    B. NaNO3 vaø HCl  

C. NO2 vaø H2O    D.  NaNO2 vaø H2SO4 ñ

Caâu 188. Để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là KOH, NH4Cl  K2SO4, (NH4)2SO4, ta có thể chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau:

A. Dung dịch AgNO3 . B. Dung dịch BaCl2. 

C. Dung dịch NaOH.  D. Dung dịch Ba(OH)2.

Caâu 189. Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào dứơi đây là không đúng ?

A. NH4Cl  →  NH3 + HCl                     B.NH4NO3  →  NH3 + HNO3

C. NH4HCO→ NH3 + H2O + CO2    D.NH4NO2   → N2 + 2H2O

Caâu 190. Axit nitric ñaëc, nguoäi theå phaûn öùng ñöôïc ñoàng thôøi vôùi caùc chaát naøo sau ñaây?

A. Fe, Al(OH)3, CaSO3 , NaOH       B. Al, Na2CO3, , (NH4)2S , Zn(OH)2 

C. Ca, CO2 , NaHCO3, Al(OH)3      D. Cu, Fe2O3, , Fe(OH)2 , K2O

Caâu 191. Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác, nhờ phản ứng với dung dịch kiềm mạnh, đun nóng vì :

A. muối nóng chảy ở nhiệt độ không xác định                    

B. thoát ra chất khí có màu nâu đỏ

C. thoát ra chất khí không màu, có mùi khai                        

D. thoát ra chất khí không màu, không mùi 

Caâu 192. Trong các loại phân bón : NH4Cl, (NH2)2CO ,(NH4)2SO4 ,NH4NO3 .Phân nào có hàm lượng đạm cao nhất :

A. (NH2)2CO    B. (NH4)2SO4  C. NH4Cl D. NH4NO3          

Caâu 193. Diªm tiªu chøa :

A. NaNO3  B.KCl  C. Al(NO3)3 D.CaSO­4

Caâu 194.  Chọn phát biểu sai:

  1. Muèi amoni lµ nh÷ng hîp chÊt céng ho¸ trÞ.
  2. TÊt c¶ muèi amoni ®Òu dÔ tan trong n­íc.
  3. Ion amoni kh«ng cã mµu.
  4. Muèi amoni khi tan ®iÖn li hoµn toµn.

Caâu 195.  §Ó ®iÒu chÕ N2O ë trong phßng thÝ nghiÖm, ng­êi ta nhiÖt ph©n muèi : A.NH4NO2       B. (NH4)2CO3         C. NH4NO3         D.(NH4)2SO4

Câu 196. Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4. Hóa chất đó là:

 A. BaCl2.        B. NaOH.        C. Ba(OH)2. D. AgNO3.

Câu 197. Axit nitric đặc nguội có thể tác dụng được với dãy chất nào sau đây:

 A. Al, Al2O3, Mg, Na2CO3.              B. Cu, Al2O3, Zn(OH)2, CaCO3.

   C. Fe, CuO, Zn, Fe(OH)3.              D. S, ZnO, Mg, Au

Câu 198. Trong phương trình phản ứng đồng tác dụng với dd HNO3 loãng (giả thiết chỉ tạo ra nitơ mono oxit) tổng hệ số trong phương trình hóa học bằng:     

A. 9.   B. 10.   C. 18.   D. 20.

Câu 199.  Khi nhiệt phân AgNO3 thu được những sản phẩm nào?

A.Ag, NO2, O2.   B.Ag, NO,O2.    C.Ag2O, NO2, O2.     D.Ag2O, NO, O2.

Câu 200.  Trong phân tử HNO3, N có hóa trị và số oxi hóa:

A. V, +5.         B. IV, +5.            C.V, +4. D. IV, +3.

Câu 201. Nồng độ ion  NO3- trong nước uống tối đa cho phép là 9 ppm. Nếu thừa ion NO3- sẽ gây một loại bệnh thiếu máu hoặc tạo thành nitrosamin, một hợp chất gây ung thư đường tiêu hóa. Để nhận biết ion NO3-, người ta dùng:                 A. CuSO4 và NaOH.                          B. Cu và NaOH.             

                        C. Cu và H2SO4.  D. CuSO4 và H2SO4.

Câu 202.  Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu, một phần hóa nâu ngoài không khí. Hỗn hợp khí thoát ra là:   A. CO2 và NO2.              B. CO2 và NO.   C. CO và NO2.              D. CO và NO

Câu 203.  Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây:

A. Mg, H2.       B. Mg, O2.        C. H2, O2. D. Ca,O2.

Câu 204.   Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng:

A. nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc.

B. vì có liên kết ba nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học.

C. khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử.

D. số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4+, NO3-, NO2- lần lượt là: -3, -4, -3, +5, +3.

Câu 205.  Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là:

A.LiN3 và Al3N.    B.Li2N3 và Al2N3.   C.Li3N và AlN.   D.Li3N2 và Al3N2

Câu 206.   Tính chất hóa học của NH3 là:

A. tính bazơ mạnh, tính khử.            B. tính bazơ yếu, tính oxi hóa.

C. tính khử, tính bazơ yếu.               D. tính bazơ mạnh, tính oxi hóa.

Câu 207.  Cho dung dịch NaOH dư vào 150,0ml dung dịch (NH4)2SO4 1,00M. Đun nóng nhẹ , thể tích khí thu được (đktc) là bao nhiêu ?

A.3,36 lít      B.33,60 lít     C. 7,62 lít      D.6,72 lít

Câu 208.   Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac ? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.

A. 33,6 lít N2 và 100,8 lít H2           B.8,4 lít N2 và  25,2 lít H2

C.268,8 lít N2 và 806,4 lít H2         D.134,4 lít N2 và 403,2 lít H2

Câu 209.   Dung dịch amoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do :

A. Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính.

B. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan, tương tự như Cu(OH)2

C. Zn(OH)2 là một baz ít tan.

D. NH3 là môt hợp chất có cực và là một baz yếu.

Câu 210. Dẫn 2,24 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32g CuO nung nóng thu được chất rắn A và khí B.Ngâm chất rắn A trong dung dịch HCl  2M dư. Tính thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng ? Coi hiệu suất quá trình phản ứng là 100% .

A. 0,10 lít         B.0,52 lít       C. 0,30 lít            D. 0,25 lít

Câu 211   Amoniac phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây  ( điều kiện coi như có đủ ) ?

A. H2SO4, PbO, FeO, NaOH .         B. HCl, KOH, FeCl3, Cl2.

C. HCl, O2, Cl2 , CuO, dd AlCl3 .    D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2.

Câu 121.   Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm sau : nhỏ từ từ dung dịch NH3  cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4 . Hiện tượng quan sát đầy đủ và đúng nhất là :

A. Có kết tủa màu xanh lam tạo thành  .

B.Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.

C. Có dung dịch màu xanh thẫm tạo thành.

D.Có kết tủa màu xanh lam và có khí màu nâu đỏ.

Câu 213.   Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NH3 loãng, dung dịch có màu hồng . Màu của dung dịch mất đi khi :

A. Đun nóng dung dịch hồi lâu.

B. Thêm vào dung dịch môt ít muối CH3COONa                   

C. Thêm vào dung dịch một số mol HNO3 bằng số mol NH3 có trong dd.

D. A và C đúng.

Câu 214.   Hòa tan 32 g hỗn hợp Cu và CuO trong dung dịch HNO31M (dư), thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu là :                A. 1,2g.          B. 1,88g.              C. 2,52g.                   D. 3,2g.

Câu 215.   Cho sơ đồ phản ứng : 

Khí A           ddA           B           Khí A            C                 D + H2O

Chất D là :  A. N2        B. NO           C. N2O               D. NO2

Câu 216. Cho các dung dịch muối sau đây : NH4NO3 , ( NH4 )2 SO4  ,   K2SO4 .Kim loại duy nhất để nhận biết các dung dịch trên là :

A. Na.         B. Ba             C.  Mg               D.  K

Câu 217.  Photpho có số dạng thù hình quan trọng là

A. 1  B. 2  C. 3  D. 4

Câu 218.  Có những tính chất : (1) mạng tinh thể phân tử  ; (2) khó nóng chảy, khó bay hơi ; (3) phát quang màu lục nhạt trong bóng tối ở nhiệt độ thường ; (4) chỉ bốc cháy ở trên 250oC. Những tính chất của photpho trắng là:

A. (1), (2), (3)     B. (1), (3) , (4) C. (2), (3)    D. (1), (2)

Câu 219.  Trong phản ứng của photpho với (1) Ca, (2) O2, (3) Cl2, (4) KClO3. Những phản ứng trong đó photpho thể hiện tính khử là:

A.(1), (2), (4)      B. (1), (3)       C. (2), (3), (4)  D. (1), (2), (3)

Câu 220.  Trong công nghiệp, nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc khoảng 1200oC trong lò điện để điều chế:

       A. Photpho trắng  B. Photpho đỏ 

       C. Photpho trắng và đỏ D. Tất cả các dạng thù hình của photpho

Câu 221.  Kẽm photphua được ứng dụng dùng để

        A. làm thuốc chuột  B. thuốc trừ sâu

        C. thuốc diệt cỏ dại  D. thuốc nhuộm

Câu 222.  Dung dịch axit H3PO4 có chứa các ion nào ? ( không kể H+OH- của nước ):

       A. H+, PO43-                          B. H+, H2PO4-, PO43-

       C. H+, HPO42-, PO43-  D. H+, H2PO4-,HPO42-,PO43-

Câu 223.   Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong một dung dịch :

        A. Axit nitric và đồng (II) oxit 

        B.Đồng (II) nitrat và amoniac

        C. Amoniac và bari hiđroxit  

        D.Bari hiđroxit và Axít photphoric

Câu 224.  Chọn phát biểu đúng:

  1.    Photpho trắng tan trong nước không độc.
  2.    Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong nước.
  3.    Ở điều kiện thường photpho trắng chuyển dần thành photpho đỏ
  4.    Photpho đỏ phát quang màu lục nhạt trong bóng tối

Câu 225.  Magie photphua có công thức là:

A. Mg2P2O7    B. Mg3P2  C. Mg2P3 D.Mg3(PO4)3

Câu 226Hai kho¸ng vËt chÝnh cña photpho lµ :

       A. Apatit vµ photphorit.            B.Photphorit vµ cacnalit.

       C. Apatit vµ ®olomit.  D.Photphorit vµ ®olomit.

Câu 227Trong phßng thÝ nghiÖm, axit photphoric ®­îc ®iÒu chÕ b»ng ph¶n øng sau :

        A. 3P  +  5HNO3  +  2H2  3H3PO4  +  5NO

        B. Ca3(PO­4)2  +  3H2SO4    2H3PO4  +  3CaSO4

        C. 4P  +  5O2     P2O5   và  P2O5  +  3H2  2H3PO4

        D. 2P  +  5Cl2    2PCl5 và PCl5  +  4H2  H3PO4  +  5HCl

Câu 228Urª ®­îc ®iÒu chÕ tõ :

         A. khÝ amoniac vµ khÝ cacbonic. 

         B. khÝ cacbonic vµ amoni hi®roxit.

         C. axit cacbonic vµ amoni hi®roxit. 

         D.Supephotphat ®¬n vµ supephotphat kÐp ®Òu s¶n xuÊt qua 2 giai ®o¹n.

Câu 229§é dinh d­ìng cña ph©n kali ®­îc ®¸nh gi¸ b»ng hµm l­îng % cña :    

   A. K               B. K+  C. K2O  D.KCl

Câu 230Tro thùc vËt còng lµ mét lo¹i ph©n kali v× cã chøa

          A. KNO3    B. KCl  C. K­2CO3          D.K2SO4

Câu 231§é dinh d­ìng cña ph©n l©n ®­îc ®¸nh gi¸ b»ng hµm l­îng % cña    

   A. P  B.P2O5              C.   D. H3PO4

Câu 232. Ph¶n øng x¶y ra ®Çu tiªn khi quÑt que diªm vµo vá bao diªm lµ:

          A. 4P  +  3O2    2P2O3                                     

        B. 4P  +  5O2    2P2O5

      C. 6P  +  5KClO3    3P2O5  +  5KCl      

      D. 2P  +  3S    P2S3

 

 

 

1

 

nguon VI OLET