TRƯỜNG THPT CHUYÊN TUYÊN QUANG
---------

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM 2018
ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 05 trang)


Câu 1. (2,0 điểm) Tốc độ phản ứng – Cân bằng hoá học
1. Hàm lượng cồn trong máu sau khi uống có thể được tính toán theo quy luật của động hóa học. Quá trình loại bỏ etanol khỏi cơ thể được đơn giản hóa bằng một chương trình động học:

Trong đó A là etanol trong dạ dày, B là etanol trong máu, D là sản phẩm oxi hóa enzim của etanol trong gan. Quá trình đầu tiên etanol được hấp thụ từ dạ dày vào máu theo phản ứng bậc 1, sau đó là phản ứng oxi hóa etanol theo phản ứng bậc không.
a) Những sản phẩm nào được tạo thành từ quá trình oxi hóa etanol trong gan? Viết phương trình phản ứng?
b) Nồng độ etanol trong dạ dày giảm đi một nửa trong 5 phút. Tính hằng số k1?
c) Viết phương trình động học cho sự thay đổi nồng độ etanol trong máu, d[B]/dt?
d) Phương trình động học từ ý (3) có dạng: 
Trong đó, [A]0 là nồng độ ban đầu của etanol trong dạ dày. Nếu [A]0 = 3,8 g.l-1 thì sau 20 giờ không có dấu vết của etanol trong máu. Tính hằng số k2 (g.l-1.h-1) ?
e) Xác định, sau thời gian nào nồng độ etanol trong máu sẽ cao nhất. Tính giá trị của nồng độ này?
f) Sau thời gian bao lâu thì nồng độ etanol trong máu sẽ bằng với mức tối đa cho phép lái xe có giá trị là 1,0 g.l-1 ?
2. Ở 25°C thì hằng số tốc độ của phản ứng là 0,0375 s−1, còn ở 0°C là 0,0021 s−1. Ở 25oC thì ∆rH0 = 4730 J∙mol−1, ∆rS0 = −33,5 J∙mol−1∙K−1. Cho rằng ở 0°C thì giá trị của ∆rH0 và ∆rS0 là không thay đổi.
a) Tính hằng số cân bằng của phản ứng ở 0°С và 25°С.
b) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng nghịch ở cả hai nhiệt độ trên.

Câu 2. (2,0 điểm) Cân bằng và phản ứng trong dung dịch
1. Dung dịch X gồm H3PO4 C (M) và HA 0,01M có pHX = 2,05. Tính nồng độ của H3PO4 và hằng số cân bằng của HA biết độ điện li của axit HA trong dung dịch X là 1,95.10-3%.
Cho pKa của H3PO4 lần lượt là 2,15; 7,21; 12,32
2. Dung dịch A gồm Ba(NO3)2 0,060 M và AgNO3 0,012 M.
a) Thêm từng giọt K2CrO4 vào dung dịch A cho đến dư. Có hiện tượng gì xảy ra?
b) Thêm 50,0 ml K2CrO4 0,270 M vào 100,0 ml dung dịch A.
Tính nồng độ các ion trong hỗn hợp thu được.
Cho: BaCrO4( + H2O  Ba2+ + HCrO4- + OH -; K = 10-17,43
Ag2CrO4 + H2O  2Ag+ + HCrO4- + OH -; K = 10-19,50
pKa của HCrO4- bằng 6,50.

Câu 3. (2,0 điểm) Pin điện – Điện phân
1. Axit HCN là một axit yếu có hằng số phân li Ka = 4.93(10–10. Biết CN – có khả năng tạo phức bền với nhiều cation kim loại, trong đó có Ni2+.
a) Tính cân bằng trong dung dịch mạ điện chứa Ni(ClO4)2 0,010M và KCN 1,00 M và tính điện áp cần áp lên catot để quá trình mạ điện được thực hiện. Biết bình điện phân có catot là vật cần mạ và anot là Ni; = 30,22; = - 0,257 V.
b) Người ta mạ niken lên mẫu vật kim loại bằng phương pháp mạ điện trong bể mạ chứa dung dịch cho ở trên. Điện áp được đặt lên các điện cực của bể mạ là 2,5 V. Cần mạ 10 mẫu vật kim loại hình trụ; mỗi mẫu có bán kính 2,5cm, cao 20cm. Người ta phủ lên mỗi mẫu một lớp niken dày 0,4mm.
- Tính khối lượng niken cần để phủ lên 10 mẫu vật trên?
- Tính điện năng (theo KWh)
nguon VI OLET