Tuần 1

Ngày soạn:……………………….

Ngày dạy:………………………..

Tiết 1

Bài 1: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (Tiết 1)

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

-  Học sinh biết cách gấp tàu thủy hai ống khói.

- Gấp được tàu thủy hai ống khói.Các nếp gấp tương đối phẳng, tàu thủy tương đối cân đối.

- Yêu thích gấp hình.

* Với HS khéo tay: Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thủy cân đối. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu tàu thủy hai ống khói.

- Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.

- Giấy nháp, thủ công, bút màu, kéo thủ công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Giới thiệu nội dung tiết học

a. Hoạt động 1: HD quan sát và nhận xét

* Mục tiêu: HS quan sát nhận xét về đặc điểm và hình dáng chiếc tàu thuỷ 2 ống khói.

Cách tiến hành:

- Giới thiệu mẫu tàu thủy hai ống khói gấp bằng giấy (H1)

- Gọi HS nhận xét về đặc điểm, hình dáng của tàu thủy mẫu.

 

 

- Giáo viên nêu lại phần nhận xét của học sinh và chỉ vào mẫu tàu thủy.

- Giáo viên nêu tác dụng của tàu thủy thật (làm bằng sắt thép): chở hàng hóa, hành khách trên sông, biển.

* GV giải thích: Hình mẫu chỉ là đồ chơi được gấp gần giống như tàu thủy thật.

- Gọi 1 HS lên bảng mở dần tàu thủy mẫu cho đến khi là tờ giấy hình vuông ban đầu.

 

b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu

* Mục tiêu: HS biết gấp theo đúng quy trình.

- Treo tranh quy trình và hướng dẫn các bước

Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông (đã học ở lớp 1. GV gợi ý để HS nhớ và thực hiện.

Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông

- GV thao tác và hướng dẫn: Gấp tờ giấy hình vuông làm bốn phần bằng nhau để lấy điểm O và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. Mở tờ giấy ra (H2)

Bước 3: Gấp thành tàu thủy hai ống khói

* Giáo viên lưu ý: Trong bước 1, cần gấp và cắt sao cho bốn cạnh hình vuông thẳng và bằng nhau thì hình gấp mới đẹp. Sau mỗi lần gấp, cần miết kỹ các đường gấp cho phẳng.

- GV thao tác bước 3 và hướng dẫn kỹ (H3 – H8).

- Gọi 1, 2 hs lên bảng thao tác lại các bước gấp. GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng, nhất là thao tác cuối cùng (tạo ống khói)

- Cho lớp gấp nháp

 

- Chọn một số sản phẩm cho lớp quan sát.

- Giáo viên cho cả lớp quan sát.

4. Củng cố

- Giáo viên nhận xét

- Tuyên dương,

5. Dặn dò

- Dặn dò học sinh về nhà tập gấp tàu thủy gai ống khói.

- Tiết sau thực hành gấp trên giấy thủ công.

 

 

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

- Học sinh quan sát để rút ra nhận xét về đặc điểm, hình dáng của tàu thủy mẫu.

+ Tàu thủy có hai ống khói giống nhau ở giữa tàu, mỗi bên thành tàu có hai hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng.

- Nghe, ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

- Học sinh lên bảng mở dần tàu thủy mẫu cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu.

 

 

- HS quan sát, ghi nhớ khi cùng nói quy trình gấp.

 

 

 

 

-HS theo dõi

 

 

 

 

-HS theo dõi

 

 

 

-HS theo dõi

 

-HS xung phong lên bảng thao tác.

 

 

 

- Học sinh gấp tàu thủy hai ống khói bằng giấy trắng.

- Trưng bày sản phẩm

- Quan sát

 

- Lắng nghe

 

 

- Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………….

Tuần 2

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

Tiết 2

Bài 1: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (Tiết2)

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

-  Học sinh biết cách gấp tàu thủy hai ống khói.

- Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp tương đối phẳng, tàu thủy tương đối cân đối.

- Yêu thích gấp hình.

* Với HS khéo tay: Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thủy cân đối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu tàu thủy hai ống khói.

- Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.

- Giấy nháp, thủ công, bút màu, kéo thủ công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra giấy thủ công, kéo, bút màu.

3. Bài mới

a. Hoạt động 1: HS thực hành

* Mục tiêu: HS gấp được tàu thuỷ có hai ống khói.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại các thao tác gấp tàu thủy hai ống khói theo các bước đã hướng dẫn đã học tiết trước.

 

 

 

 

- Treo tranh quy trình, nhận xét và nhắc lại quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.

 

 

- Giáo viên đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho những học sinh chưa đúng, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để học sinh hoàn thành sản phẩm.

b. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm

- Giáo viên nhận xét các sản phẩm được trình bày trên bảng.

- Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của nhóm (học sinh).

4. Củng cố

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần, thái độ học tập, kết quả thực hành của học sinh.

5. Dặn dò:

- Giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo để học bài "Gấp con Ếch".

 

 

- HS để dụng cụ và giấy màu trên bàn

 

 

 

 

 

- Học sinh nêu lại cách gấp tàu thủy hai ống khói.

+ Bước 1: gấp, cắt tờ giấy hình vuông.

+ Bước 2: gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu

gấp giữa hình vuông.

+ Bước 3: gấp thành tàu thủy hai ống khói.

- Quan sát, nghe, ghi nhớ

 

- Sau khi gấp được tàu thủy, các em có thể dán vào vở hoặc trình bày vào 1 tờ giấy cứng (nhóm của mình).

- Sau đó dùng bút màu trang trí tàu và xung

quanh cho đẹp.

 

 

 

- Học sinh thực hành và trưng bày sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên.

- Lớp bình chọn nhóm đạt loại A+, loại A

 

 

- Lắng nghe.

 

 

 

- Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

Tuần 3

Ngày soạn:…………………….

Ngày dạy:……………………..

 

Tiết 3

Bài 2: GẤP CON ẾCH  (Tiết 1)

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết cách gấp con ếch.

- Gấp được con ếch bằng giấy đúng quy trình, kỹ thuật. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng

- Hứng thú với giờ học gấp hình.

* Với HS khéo tay: Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp phẳng, thẳng. Con ếch cân đối. Làm cho con ếch nhảy được.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu có kích thước đủ lớn.

- Tranh quy trình gấp con ếch bằng giấy.

- Giấy màu, giấy trắng, kéo thủ công, bút màu (dạ).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp: - Cả lớp hát bài Chú ếch con.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

* Mục tiêu: HS quan sát nhận xét con ếch

gồm 3 phần: Đầu, thân và các chi.

Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu mẫu con ếch gấp bằng giấy (H1) và nêu câu hỏi định hướng.

+ Con ếch được chia thành mấy phần?

 

- Giáo viên vừa nói vừa chỉ vào mẫu:

+ Phần đầu có hai mắt, nhọn dần về phía trước.

+ Phần thân phình dần rộng về phía sau.

+ Hai chân trước và hai chân sau ở phía dước thân.

+ Con ếch có thể nhảy được khi ta dùng ngón trỏ miết nhẹ vào phần cuối của thân ếch.

- Giáo viên liên hệ thực tế về hình dạng và nêu lợi ích của con ếch.

- GV gọi HS lên mở mẫu con ếch.

 

 

 

 

b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

* Mục tiêu: HS nắm được qui  trình gấp một con ếch.

- Treo tranh quy trình và hướng dẫn HS

+ Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy thành hình vuông

 - Lấy tờ giấy hình chữ nhật và thực hiện các công việc gấp, cắt giống như đã thực hiện ở bài trước. (H2)

+ Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước con ếch

- Thực hiện thao tác (H2 – H7)

- Gấp hai nửa cạnh đáy về phía trước và phía sau theo đường dấu gấp sao cho đỉnh B và đỉnh C trùng với đỉnh A.

- Lồng hai ngón tay cái vào trong lòng hình 4 kéo sang hai bên được hình 5;6;7.

+ Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.

- Lật hình 7 ra mặt sau được hình 8. Miết nhẹ theo nếp gấp để lấy nếp gấp. Mở hai đường gấp ra.

- Lật hình 9b ra mặt sau được hình 10;11;12;13.

* Cách làm cho con ếch nhảy:

- Kéo hai chân trước con ếch dựng lên để đầu của ếch hướng lên cao.

- Mỗi lần miết như vậy, ếch sẽ nhảy lên một bước (H 14).

- Giáo viên hướng dẫn vừa thực hiện nhanh các thao tác gấp con ếch một lần nữa để học sinh hiểu được cách gấp.

- Giáo viên chú ý quan sát, sửa sai và hướng dẫn lại.

- Gọi 1, 2 học sinh lên bảng thực hiện

 

 

4. Củng cố

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét giờ học.

5. Dặn dò

- Dặn dò về nhà tập gấp con ếch cho thành thạo.

- Tiết sau chuẩn bị giấy màu để gấp con ếch.

- Lớp hát

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát con ếch mẫu.

 

+ gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần chân.

- Nghe, ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, trả lời

 

- Học sinh lên bảng mở dần hình con ếch gấp bằng cách kéo thẳng hai nếp gấp ở phần cuối của con ếch. Sau đó mở hai chân sau và hai chân trước ... Tương tự gấp máy bay đuôi rời.

 

 

 

- Quan sát

- HS nghe, quan sát, ghi nhớ các bước trong quy trình

 

 

 

-HS theo dõi

 

 

 

 

 

 

 

-HS theo dõi

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh tập làm nháp con ếch theo các bước đã hướng dẫn.

 

 

 

- Học sinh lên bảng thao tác lại các bước gấp con ếch để cả lớp cùng quan sát và nhận xét.

 

- Lắng nghe, ghi nhớ

 

 

- Nghe ghi nhớ, thực hiện.

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 4

Ngày soạn:……………………..

Ngày dạy:………………………

 

Tiết 4

Bài 2: GẤP CON ẾCH  (Tiết 2)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết cách gấp con ếch.

- Gấp được con ếch bằng giấy đúng quy trình, kỹ thuật.

- Hứng thú với giờ học gấp hình.

* Với HS khéo tay: Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp phẳng, thẳng. Con ếch cân đối.

Làm cho con ếch nhảy được.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vật mẫu con ếch.

- Giấy thủ công, kéo, hồ dán.

- Tranh quy trình gấp con ếch

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra ĐDHT của học sinh.

3. Bài mới:

a. Hoạt động 1: HS Thực hành.

Mục tiêu: HS thực hành theo qui trình gấp và gấp được con ếch.

Cách tiến hành:

- Giáo viên gọi một vài học sinh lên bảng thao tác và nhắc lại quy trình gấp con ếch.

- Giáo viên treo tranh quy trình gấp con ếch lên bảng và nhắc lại các bước trước khi học sinh thực hành.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp con ếch theo nhóm.

- Giáo viên đến các nhóm quan sát, giúp đỡ, uốn nắn cho những học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trong nhóm thi xem ếch của ai nhảy xa hơn, nhanh hơn.

- Cuối giờ học, giáo viên gọi một số học sinh mang con ếch đã gấp được lên bàn. Giáo viên dùng tay trỏ miết nhẹ liên tục cho con ếch nhảy nhiều bước.

- Giáo viên nhận xét và rút kinh nghiệm vì sao có con ếch nhảy nhanh, có con nhảy chậm, có con không nhảy được?

- Trưng bày sản phẩm.

4. Củng cố

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ và kết quả học tập của học sinh.

- Giáo viên nhận xét, khen ngợi những con ếch gấp đẹp để động viên, khuyến khích học sinh.

- Giáo viên đánh giá sản phẩm.

5. Dặn dò

- Dặn dò học sinh giờ học sau mang giấy nháp, giấy thủ công, kéo, bút chì, hồ dán ... học bài: "Gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng".

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong lên bảng thao tác.

 

- Học sinh theo dõi các bước (theo tranh).

 

 

- Học sinh thực hành theo nhóm (tổ).

 

- Học sinh gấp xong con ếch.

 

 

- Lớp quan sát, nhận xét.

 

 

- Học sinh quan sát những sản phẩm đẹp, làm đúng quy cách nên nhảy nhanh.

 

 

- Nghe, ghi nhớ, rút kinh nghiệm

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

- Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

Tuần 5

Ngày soạn:………………………

Ngày dạy:……………………….

 

Tiết 5

Bài 3: GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH

VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (Tiết 1)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.

- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dáng tương đối phẳng, cân đối.

- Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán.

* Với HS khéo tay:

-  Gấp, cắt ,dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng , cân đối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu lá cờ đỏ sao vàng bằng giấy thủ công.

- Giấy thủ công màu đỏ, vàng và giấy nháp, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra ĐDHT chuẩn bị của học sinh.

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài mới.

3. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát mẫu lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh.

* Mục tiêu: HS biết nhận xét lá cờ đỏ sao vàng có hình dạng màu sắc như thế nào.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu mẫu lá cờ đỏ sao vàng được cắt, dán từ giấy thủ công và đặt câu hỏi định hướng để học sinh quan sát.

+ Lá cờ hình gì? Màu gì?

 

+ 5 cánh ngôi sao như thế nào?

+ Ngôi sao được dán ở đâu? Hình chữ nhật có màu gì?

 

 

+ Yêu cầu học sinh nhận xét tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng?

- Giáo viên nêu ý nghĩa của lá cờ.

=> Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam đều tự hào, trân trọng lá cờ đỏ sao vàng.

b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

* Mục tiêu: HS nắm được các bước gấp, cát, dán ngôi sao 5 cánh theo qui trình.

* Cách tiến hành:

+ Bước 1: Gấp giấy để gấp ngôi sao vàng năm cánh.

- Giấy thủ công vàng, cắt hình vuông có cạnh 8 ô.(hình1)

- Mở một đường gấp đôi, để lại một đường gấp AOB ...

- Đánh dấu điểm D cách điểm C ( hình 2).Gấp ra phía sau theo đường dấu gấp OD được hình 3.

- Gấp cạnh OA vào theo đường dấu gấp sao cho mép gấp PA trùng OD (hình 4).

- Gấp đôi hình 4 sao cho các góc được gấp vào bằng nhau (hình 5).

Giáo viên lưu ý học sinh: sau khi gấp xong tất cả các góc phải có chung đỉnh là điểm O và tất cả các mép gấp xuất phát từ điểm O phải trùng khít nhau.

+ Bước 2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh.

- Đánh dấu hai điểm trên hai cạnh dài của hình tam giác ngoài cùng. Điểm I cách điểm O là 1 ô rưỡi.

- Kẻ nối 2 điểm thành đường chéo (hình 6). Dùng kéo cắt theo đường kẻ chéo từ điểm I đến điểm K. Mở hình ngôi sao năm cánh (hình 7).

+ Bước 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng.

- Đặt ngôi sao vàng vào đúng vị trí đánh dấu trên tờ giấy màu đỏ (hình 8).

- Giáo viên yêu cầu học sinh gấp ngôi sao bằng giấy nháp, tập cắt.

4. Củng cố

- Học sinh nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao vào lá cờ đỏ sao vàng.

5. Dặn dò

- Dặn dò học sinh tập gấp, cắt ở nhà bằng giấy nháp.

- Tiết sau thực hành trên giấy thủ công.

- Lớp hát

 

- HS để đồ dùng lên bàn

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát để rút ra nhận xét.

 

 

+ Lá cờ hình chữ nhật, màu đỏ, trên có ngôi sao màu vàng.

+ Ngôi sao vàng có 5 cánh bằng nhau.

+ Ngôi sao được dán ở chính giữa hình chữ nhật màu đỏ, một cánh của ngôi sao hướng thẳng lên cạnh dài phía trên của hình chữ nhật.

+ Chiều rộng bằng 2/3 chiều dài lá cờ.

 

 

- Học sinh nghe và quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS theo dõi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh tiếp tục theo dõi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh theo dõi quy trình giáo viên hướng dẫn trên bảng.

- Học sinh trả lời thao tác bằng cách đếm số ô hay gấp tờ giấy làm bốn phần bằng nhau.

- Học sinh tập làm: gấp, cắt giấy nháp.

 

 

- HS xung phong nhắc lại.

 

 

- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện.

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 6

Ngày soạn:…………………………..

Ngày dạy:……………………………

 

Tiết 6

Bài 3: GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH

VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (tiết 2)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.

- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dáng tương đối phẳng, cân đối.

- Yêu thích sản phẩm gấp, cắt, dán.

* Với HS khéo tay:

-  Gấp, cắt ,dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng , cân đối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu lá cờ đỏ sao vàng bằng giấy thủ công.

- Giấy thủ công màu đỏ, vàng và giấy nháp, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra ĐDHT chuẩn bị của học sinh.

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài mới.

3. Bài mới:

a Hoạt động 1. Thực hành.

* Cách tiến hành:

- Yêu cầu học sinh nhắc lại, nêu thực hiện các bước gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.

 

 

 

 

 

- Giáo viên nhận xét và nói quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng.

- Quan tâm giúp đỡ, uốn nắn những học sinh chưa làm được hoặc còn lúng túng.

b Hoạt động 2: Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh.

- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm

- Chọn một số bài và yêu cầu HS nhận xét.

4. Củng cố:

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.

5. Dặn dò:

- Chuẩn bị giấy thủ công các màu, giấy nháp, giấy trắng, hồ dán, kéo, bút chì. Tiết sau học gấp, cắt dán bông hoa.             

- Lớp hát

 

- HS để đồ dùng trên bàn

- Lắng nghe

 

 

 

 

- HS nêu lại quy trình theo trí nhớ

+ Bước 1: gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh.

+ Bước 2: cắt ngôi sao vàng năm cánh.

+ Bước 3: dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng năm cánh.

- Nghe, ghi nhớ

 

+ Học sinh thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.

 

 

 

 

- Học sinh trưng bày sản phẩm theo tổ.

- Lớp nhận xét và bình chọn.

 

- Lắng nghe

 

 

- Nghe, ghi nhớ, thực hiện.

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 7

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:…………………………

 

Tiết 7

Bài 4: GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (Tiết 1)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa .

- Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông tương đối đều nhau.

- Yêu thích sản phẩm gấp , cắt, dán bông hoa.

* Với HS khéo tay:

- Gấp,cắt, dán được bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh. Các cánh của mỗi bông hoa đều nhau.

- Có thể cắt được nhiều bông hoa. Trình bày đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu các bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được gấp, cắt từ giấy màu.

- Giấy thủ công các màu, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra ĐDHT, sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu mẫu một số bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh (cắt bằng giấy màu) và đặt câu hỏi.

+ Các bông hoa có màu sắc như thế nào?

+ Các cánh hoa của 1 bông hoa có giống nhau không?

+ Khoảng cách giữa những cánh hoa như thế nào?

- Giáo viên nêu câu hỏi và gợi ý để học sinh quan sár trả lời về gấp, cắt bông hoa 5 cánh trên cơ sở nhớ bài học trước.

- Muốn gấp bông hoa 4 cánh ta làm như thế nào? (8 cánh làm như thế nào?

 

 

=> Giáo viên liên hệ : Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều loại hoa. Màu sắc, hình dạng số cánh hoa của các loại hoa rất đa dạng (hoa hồng, huệ, lan, rau muống, thiên lý ...)

b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

* Cách tiến hành:

+ Bước 1: Gấp, cắt bông hoa 5 cánh.

- Củng cố lại phần gấp, cắt ngôi sao 5 cánh.

 

 

- Giáo viên hướng dẫn gấp, cắt bông  hoa 5 cánh theo các bước sau:

- Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh 6 ô.

- Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh. Cách gấp giống như cách gấp giấy để cắt ngôi sao 5 cánh.

- Vẽ đường cong như hình 1.

- Dùng kéo cắt lượn đường cong để được bông hoa 5 cánh. Có thể cắt lượn vào sát góc nhọn để làm nhụy hoa (hình 2).

- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sáng tạo thêm (H3,4).

+ Bước 2: Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh.

- Nhằm rèn kỹ năng gấp cắt nhiều loại hoa dùng để trang trí, sử dụng nhiều mục đích khác nhau.Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần (hình 5a). Tiếp tục gấp đôi ta được 8 phần bằng nhau (hình 5b). Vẽ đường cong để được bông hoa 4 cánh, Cắt lượn vào sát góc nhọn để được nhụy.

- Tương tự cách gấp 4 cánh, 5 cánh, 8 cánh (hình 6).

+ Bước 3: Dán hình các bông hoa.

- Bố trí các bông hoa vừa cắt được vào các vị trí thích hợp trên tờ giấy trắng.

- Nhắc từng bông hoa, lật mặt sau bôi hồ sau đó dán đúng vị trí đã định.

- Vẽ thêm cành, lá để trang trí hoặc tạo thành bó hoa, lọ hoa, giỏ hoa tùy ý thích của mình (hình 7).

- Tổ chức cho hs cắt nháp

- Đi quan sát, nhận xét, uốn nắn.

4. Củng cố:

- Giáo viên gọi 1 vài học sinh thực hiện lại thao tác gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh. Sau đó tổ chức cho học sinh tập gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh (giấy nháp).

- Nhận xét tiết học.

5. Dặn dò:

- Chuẩn bị tiết sau thực hành trên giấy thủ công.

- Lớp hát

 

- HS để đồ dùng trên bàn cho GV đi kiểm tra.

- Lắng nghe

 

 

- Học sinh quan sát mẫu và nêu nhận xét.

+ Màu hồng, đỏ, vàng.

+ Giống nhau.

 

+ Bằng nhau.

+ Áp dụng cách gấp ngôi sao để gấp bông hoa 5 cánh.

 

+ Phải gấp tờ giấy ban đầu làm 4 phần để cắt được bông hoa 4 cánh, gấp tờ giấy làm 8 phần để gấp bông hoa 8 cánh.

- Nghe

 

 

 

 

 

 

-2 học sinh lên bảng thực hiện thao tác gấp, cắt bông hoa 5 cánh và nhận xét.

- Học sinh quan sát, theo dõi hướng dẫn và thao tác mẫu của giáo viên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS theo dõi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cả lớp thực hành.

 

 

- HS xung phong lên thực hiện thao tác gấp, cắt hoa 4, 5, 8 cánh.

 

 

- Lắng nghe

 

- Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 8

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:…………………………

 

Tiết 8

Bài 4: GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (Tiết 2)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa .

- Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông tương đối đều nhau.

- Yêu thích sản phẩm gấp , cắt, dán bông hoa.

* Với HS khéo tay :

- Gấp,cắt, dán được bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh. Các cánh của mỗi bông hoa đều nhau.

- Có thể cắt được nhiều bông hoa. Trình bày đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu các bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được gấp, cắt từ giấy màu.

- Giấy thủ công các màu, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra ĐDHT, sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

a. Hoạt động 1: Thực hành

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt để được hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên lưu ý: Học sinh có thể cắt các bông hoa có kích thước khác nhau để trình bày cho đẹp.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành và trang trí sản phẩm.

Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh thực hiện thao tác gấp, cắt, dán chưa đúng kỹ thuật hoặc còn lúng túng.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.

 

- Giáo viên bình chọn, đánh giá kết quả

4. Củng cố 

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành.

5. Dặn dò

- Dặn dò học sinh ôn lại các bài đã học, giờ sau mang giấy nháp thủ công, bút màu … để kiểm tra cuối Chương "Phối hợi gấp, cắt, dán hình".

- Lớp hát

 

- HS để đồ dùng trên bàn cho GV kiểm tra.

 

 

- Lắng nghe

 

 

- Học sinh nhắc lại và thực hành gấp, cắt, dán bông hoa.

+ Gấp, cắt bông hoa 5 cánh.

Cắt tờ giấy hình vuông mỏng rồi gấp giấy giống như gấp ngôi sao 5 cánh. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Mở ra được bông hoa 5 cánh.

+ Gấp, cắt bông hoa 4 cánh: gấp tờ giấy hình vuông làm 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 4 cánh.

+ Gấp, cắt bông hoa 8 cánh.

Gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 8 cánh.

 

 

 

+ Học sinh thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

 

 

 

 

+ Có thể cho học sinh trưng bày sản phẩm theo tổ (nhóm) trên tờ giấy lớn (hoặc từng cá nhân).

+ Lớp nhận xét kết quả thực hành.

 

 

- Lắng nghe

 

 

- Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

Tuần 9

Ngày soạn:…………………….

Ngày dạy:……………………..

 

Bài: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (Tiết 1).

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Ôn tập củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.

- Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.

* Với HS khéo tay:

- Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học.

- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các mẫu của bài 1;2.

- Giấy thủ công, keo, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đồ dùng, dụng cụ đã dặn dò học sinh chuẩn bị tiết trước.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

a. Hoạt động 1: HS ôn tập

+ Hãy nhắc lại tên các bài đã học trong chương I

+ Yêu cầu: Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở bài 1,2 chương I?

+ Khi thực hiện gấp hay phối hợp gấp, cắt, dán phải làm sao?

 

 

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lại các mẫu (tàu thuỷ, con ếch).

b. Hoạt động 2: Thực hành

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.

 

- Trong quá trình thực hành học sinh nào còn lúng túng, giáo viên quan sát, giúp đỡ những học sinh đó để các em hoàn thành sản phẩm.

4. Củng cố

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và bài kiểm tra của học sinh.

5. dặn dò

- Dặn dò học sinh giờ học sau học ôn tập tiếp theo. 

- Lớp hát

 

- Để đồ dùng trên bàn

 

 

 

 

+ Gấp tàu thủy 2 ống khói, con ếch, ngôi sao và lá cờ đỏ, hoa 4,5,8 cánh.

 

 

 

+ Đúng quy trình, các nếp gấp phải thẳng. Các hình phối hợp, gấp cắt dán như ngôi sao 5 cánh, lá cờ đỏ sao vàng, bông hoa phải cân đối.

+ HS quan sát

 

 

- Học sinh thực hành gấp, cắt, dán một trong những sản phẩm đã học

- Nghe yêu cầu và thực hiện theo.

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

 

- Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 10

Ngày soạn:……………………..

Ngày dạy:………………………

 

Bài: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (Tiết 2).

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Ôn tập củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.

- Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.

* Với HS khéo tay:

- Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học.

- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Các mẫu của bài: 3;4.

- Giấy thủ công, keo, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đồ dùng, dụng cụ đã dặn dò học sinh chuẩn bị tiết trước.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

a. Hoạt động 1: HS tiếp tục thực hành

- Yêu cầu: Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở bài 3,4 chương I.

+ Yêu cầu: Để có sản phẩm đẹp ta phải làm gì?

 

 

- Giáo viên cho học sinh xem quan sát lại các mẫu sao 5 cánh, bông hoa 5,4,8 cánh).

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.

 

 

- Trong quá trình thực hành học sinh nào còn lúng túng, giáo viên quan sát, giúp đỡ những học sinh đó để các em hoàn thành sản phẩm.

b. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập

- Cho HS nhận xét bài bạn bên cạnh

- GV thu một số vở, nhận xét theo các tiêu chí:

+ Nếp gấp thẳng, phẳng.

+ Đường cắt thẳng, đều, không bị mấp mô, răng cưa.

+ Thực hiện đúng kỹ thuật, đúng quy trình và

4. Củng cố  :

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và làm sản phẩm của học sinh.

5. Dặn dò

- Dặn dò học sinh chuẩn bị giấy TC, kéo giờ học sau học "Cắt, dán chữ cái đơn giản".

- Lớp hát

 

- Để đồ dùng trên bàn

 

 

 

 

- Lắng nghe, ghi nhớ

 

 

- Đúng quy trình, các nếp gấp phải thẳng. Các hình phối hợp, gấp cắt dán ngôi sao 5 cánh, lá cờ đỏ sao vàng, bông hoa phải cân đối.

- HS quan sát lại mẫu gấp

 

- Học sinh tiếp tục thực hành gấp, cắt, dán một trong những sản phẩm đã học theo yêu cầu

 

 

 

 

 

- HS nhận xét bài bạn bên cạnh

- Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

- Lắng nghe

 

 

- Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

Tuần 11

Ngày soạn:…………………………..

Ngày dạy:…………………………..

 

Bài: CẮT, DÁN CHỮ I, T (Tiết 1)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.

- Kẻ, cắt, dán chữ I, T đúng quy trình kỹ thuật. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.

- Học sinh thích cắt, dán chữ cái.

* Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước lớn, để rời chưa dán.

- Giấy nháp, kéo, hồ, bút màu …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh giờ thủ công cắt, dán chữ I, T.

3. Bài mới:

a. Hoạt động 1:  Quan sát và nhận xét.

* Mục tiêu: HS nhận xét được chữ I, T có nửa trái và nửa phải giống nhau.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu mẫu các chữ I, T và hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu (H1)

+ Hãy nhận xét về chiều rộng nét chữ, nửa trái và phải của một chữ.

 

 

 

- Giáo viên dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều dọc.

=> Vì vậy muốn cắt được chữ I, T chỉ cần kẻ chữ I, T rồi gấp giấy theo chiều dọc và cắt theo đường kẻ. Tuy nhiên do chữ I kẻ đơn giản nên không cần gấp để cắt mà có thể cắt luôn chữ I theo đường kẻ ô với kích thước quy định.

b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

* Mục tiêu: HS nắm được các thao tác gấp, cắt, dán chữ I, T

 Bước 1. Kẻ chữ I, T.

- Lật mặt sau tờ giấy thủ công kẻ, cắt hai hình chữ nhật. Hình chữ nhật thứ nhất có chiều dài 5 ô, rộng 1 ô được chữ I (H2a). Hình chữ nhật thứ hai có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô.

- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ T vào hình chữ nhật thứ hai. Sau đó kẻ chữ T theo các điểm đã đánh dấu như hình 2b.

 Bước 2. Cắt chữ T.

- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ T (H2b) theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài). Cắt theo đường kẻ nửa chữ T bỏ phần gạch chéo (H3a). Mở ra được chữ T như chữ mẫu (H3b).

 Bước 3. Dán chữ I, T

- Kẻ 1 đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.

- Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán chữ vào vị trí trên đường chuẩn.

- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng (H4)

c. Hoạt động 3: Cắt, dán nháp

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ.

 

- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh chưa cắt được.

4. Củng cố

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học

- Nhận xét tiết học.

5. Dặn dò

- Dặn dò chuẩn bị dụng cụ kéo, hồ dán, thủ công … tiết sau "Cắt dán chữ I, T". 

- Lớp hát

 

- Lớp để giấy nháp, kéo trên bàn

 

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát để rút ra được nhận xét.

+ Nét chữ rộng 1 ô.

+ Chữ I, T có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau (nếu gấp đôi chữ I, T theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ I, T trùng khít nhau).

 - HS quan sát

 

- Nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nghe. Ghi nhớ. Quan sát

 

 

 

 

 

 

 

-HS theo dõi

 

 

 

 

-HS theo dõi

 

 

 

 

 

 

- Học sinh tập kẻ nháp và cắt trên giấy trắng.

 

 

 

- HS xung phong nhắc lại

- Lắng nghe

 

- Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

Tuần 12

Ngày soạn:…………………………

Ngày dạy:………………………….

 

Bài: CẮT, DÁN CHỮ I, T (Tiết 2)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.

- Kẻ, cắt, dán chữ I, T đúng quy trình kỹ thuật. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.

- Học sinh thích cắt, dán chữ cái.

* Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Chữ mẫu I, T.

- Giấy màu, kéo, hồ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra dụng cụ thủ công của học sinh.

3. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Thực hành.

* Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, T.

 

 

 

- Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T theo quy trình.

- Trong khi học sinh thực hành, giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

- Giáo viên nhắc nhở dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.

b. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm

- Giáo viên khen ngợi những học sinh có sản phẩm đẹp để khích lệ khả năng sáng tạo của học sinh.

- Giáo viên đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.

4. Củng cố:

- Gọi HS nhắc lại tên bài.

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.

5. Dặn dò:

- Giờ học sau chuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ, nháp để học "Cắt, dán chữ H, U".

- Lớp hát

 

- HS để giấy TC, kéo, keo lên bàn

 

 

 

 

 

- Học sinh nhắc lại và thực hiện thao tác cắt, dán chữ I, T.

+ Bước 1: kẻ chữ I, T.

+ Bước 2: cắt chữ T.

+ Bước 3: dán chữ I, T.

- Nghe, ghi nhớ

 

- Học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T.

 

 

 

- Nghe, thực hiện

 

- Học sinh trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm.

 

- Lắng nghe

 

 

- Lớp bình chọn, nhận xét.

 

 

- HS nhắc lại tên bài

- Lắng nghe

 

 

 

- Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

Tuần 13

Ngày soạn:…………………………….

Ngày dạy:………………………………

 

Bài: CẮT, DÁN CHỮ H, U (Tiết 1)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U.

- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.

- Học sinh thích cắt, dán chữ.

* Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu chữ H, U cắt đã dán và mẫu chữ H, U cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán.

- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.

- Giấy thủ công, kéo, hồ …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra dụng cụ để học thủ công.

3. Bài mới:

a. Hoạt động1: Quan sát và nhận xét.

* Mục tiêu: HS nhận xét được chữ U, H.

Cách tiến hành:

- Treo tranh quy trình và hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về chiều rộng nét chữ, so sánh nửa bên trái với nửa bên phải của con chữ.

 

 

- Giáo viên giới thiệu mẫu các chữ H, U hướng dẫn học sinh quan sát (H1).      

- Giáo viên dùng mẫu chữ để rời gấp đôi theo chiều dọc.

b. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu

*Mục tiêu:  HS nắm được các thao tác gấp, cắt, dán chữ U, H.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Kẻ chữ H, U.

+ Kẻ, cắt 2 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt trái tờ giấy thủ công.

+ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H, U vào hai hình chữ nhật. Sau đó kẻ chữ H, U theo các điểm đã đánh dấu (h.2a; h.2b). Riêng đối với chữ U cần vẽ các đường lượng giác như hình 2c.

Bước 2. Cắt chữ H, U.

+ Gấp đôi 2 hình chữ nhật đã kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa ( mặt trái ra ngoài).

+ Cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U bỏ phần gạch chéo (h.3a; h.3b). Mở ra được chữ H, U như chữ mẫu (h.1).

Bước 3. Dán chữ H, U.

+ Kẻ 1 đường chuẩn. Đặt ướm 2 chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối.

+ Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào vị trí đã định (h.4).

- Giáo viên cho học sinh tập kẻ, cắt chữ H, U.

- Giáo viên đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho học sinh nào còn lúng túng.

4. Củng cố:

- Gọi HS nhắc lại tên bài.

- Nhận xét tiết học.

5. Dặn dò

- Dặn dò học sinh tập cắt thành thạo.

- Chuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ … tiết sau thực hành sản phẩm trên giấy thủ công.

 

 

-HS để dụng cụ lên bàn

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát và nêu nhận xét.

+ Nét chữ rộng 1 ô.

+ Chữ H, U có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ H, U theo chhiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau.

- Học sinh quan sát.

 

- Quan sát HS thao tác và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

- Nghe, quan sát, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

-HS theo dõi thao tác của GV

 

 

 

 

 

-HS theo dõi

 

 

 

- Học sinh tập kẻ, cắt trên giấy nháp.

 

 

 

 

-HS nhắc lại

-Lắng nghe

 

-Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

Tuần 14

Ngày soạn:…………………………..

Ngày dạy:…………………………….

 

Bài: CẮT, DÁN CHỮ H, U (Tiết 2)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ H, U.

- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U đúng quy trình kĩ thuật. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.

- Học sinh thích cắt, dán chữ.

* Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt, dán được chữ H, U. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu chữ H, U cắt đã dán và mẫu chữ H, U cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán.

- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.

- Giấy thủ công, kéo, hồ …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra dụng cụ để học thủ công.

3. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Thực hành. 

* Mục tiêu: Như mục tiêu bài học.

Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện các bước kẻ, cắt dán chữ H, U.

 

 

- Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước kẻ, cắt, dán chữ H, U theo tranh quy trình.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.

- Trong khi học sinh thực hành, giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

b. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày.

- Lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá, bình chọn tổ (nhóm) thực hành đúng, nhanh, đẹp.

- Tuyên dương.

- Giáo viên cũng cần rút ra 1 số tồn tại để học sinh khắc phục.

4. Củng cố :

- Gọi HS nhắc tên bài

- Nhận xét tiết học, nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập kĩ năng thực hành của học sinh.

5. Dặn dò

- Dặn dò giờ học sau chuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ dán … để cắt dán chữ "V".

 

 

-HS để dụng cụ học tập trên bàn

 

 

 

 

 

- Học sinh nêu các bước:

Bước 1: kẻ chữ H, U.

Bước 2: cắt chữ H, U.

Bước 3: dán chữ H, U.

- Học sinh quan sát tranh quy trình.

 

 

- Học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U.

+ Học sinh dán chữ cân đối và phẳng.

 

 

 

- Mỗi học sinh sẽ trưng bày sản phẩm.

- Nghe.

 

 

- Nghe.

- Nghe, rút kinh nghiệm

 

 

-HS nhắc lại

-Lắng nghe

 

 

 

-Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

Tuần 15

Ngày soạn:…………………………..

Ngày dạy:……………………………

 

Bài: CẮT, DÁN CHỮ V

  

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ V.

- Kẻ, cắt, dán được chữ V theo đúng quy trình kĩ thuật. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng

- Học sinh hứng thú cắt chữ.

* Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt, dán được chữ V. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu chữ V cắt đã dán và mẫu chữ V được cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời chưa dán.

- Giấy thủ công, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.

* Mục tiêu: HS quan sát nhận xét mẫu chữ V.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu mẫu chữ V (H1) và hướng dẫn học sinh để rút ra nhận xét.

 

 

 

 

- Giáo viên dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều dọc.

b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

* Mục tiêu: HS gấp, cắt, dán được chữ V đúng quy trình.

Bước 1. Kẻ chữ V.

- Lật mặt trái của tờ giấy thủ công. Kẻ, cắt một hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô.

- Chấm các điểm đánh dấu hình chữ V vào hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu (H2).

Bước 2. Cắt chữ V.

- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ V theo đường dấu giữa (mắt trái ra ngoài). Cắt theo đường kẻ nửa chữ V, bỏ phần gạch chéo (H3). Mở ra được chữ V như hình 1.

Bước 3. Dán chữ V.

- Thực hiện tương tự chữ H, U ở bài trước (H4).

c. Hoạt động 3: Thực hành.

*Mục tiêu: HS gấp, cắt, dán chữ V theo dúng.

- Giáo viên nhắc lại các bước.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.

- Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm.

- Giáo viên đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh và khen ngợi những em làm được sản phẩm đẹp.

4. Củng cố 

- Gọi HS nhắc lại tên bài

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của học sinh.

5. Dặn dò

- Dặn dò giờ học sau chuẩn bị giấy thủ công, thước, kéo, hồ dán … học "Cắt dán chữ E".

-Lớp hát

 

-HS để dụng cụ học tập trên bàn

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát và nêu nhận xét:

+ Nét chữ rộng 1 ô.

+ Chữ V có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít.

 

 

 

 

 

 

- Học sinh theo dõi và quan sát giáo viên làm mẫu.

 

 

 

 

-HS theo dõi

 

 

 

 

-HS nhớ lại và theo dõi

 

 

 

 

- Nghe, ghi nhớ

- Học sinh thực hành cắt, dán chữ V.

 

 

 

- Học sinh trưng bày sản phẩm.

- Cần lưu ý phát huy tính sáng tạo .

- Nhận xét sản phẩm thực hành. 

 

 

 

-HS nhắc lại

-Lắng nghe

 

 

 

-Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

Tuần 16

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

Bài: CẮT, DÁN CHỮ E

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ E.

- Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.

* Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt, dán được chữ E. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu chữ E cắt đã dán và mẫu chữ E được cắt từ giấy thủ công.

- Giấy thủ công, thước kẻ, kéo, hồ dán …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.

3. Bài mới

a. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

* Mục tiêu: HS quan sát được chữ E.

* Cách tiến hành:

+ Giáo viên giới thiệu chữ mẫu E (H1) và hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra nhận xét.                                       

+ Nếu gấp đôi chữ E theo chiều ngang thì nửa trên và nửa dưới của chữ trùng khít nhau (dùng chữ mẫu để rời gấp đôi cho học sinh quan sát).

b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

* Mục tiêu: HS nắm được cách kẻ, cắt, dán chữ E.

* Cách tiến hành:

- Bước 1. Kẻ chữ E.

+ Lật mặt sau tờ giấy thủ công kẻ, cắt 1 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 2,5 ô.

+ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ E vào hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ E theo các điểm đã đánh dấu (H2).

- Bước 2. Cắt chữ E.

+ Do tính đối xứng nên không cần cắt cả chữ E mà chỉ gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa (mặt trái ra ngoài). Sau đó, cắt theo đường kẻ nửa chữ E, bỏ phần gạch chéo (H3), mở ra được chữ E như chữ mẫu (H1).

- Bước 3. Dán chữ E.

+ Thực hiện tương tự như các chữ cái ở các tiết trước. (H4)

+ Sau khi hiểu cách kẻ, cắt, dán học sinh thực hành.

c. Hoạt động 3: học sinh thực hành cắt, dán chữ E.

* Mục tiêu: HS nhớ cách kẻ, cắt dán chữ E đúng quy trình.

* Cách tiến hành:

+ Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ E theo quy trình.

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ E.

+ Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng, để các em hoàn thành sản phẩm.

 

+ Lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.

4. Củng cố  dặn dò:

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của học sinh.

- Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học sau kéo, hồ, thủ công … để học bài "Cắt dán chữ VUI VẺ".

-Hát

 

-HS để dụng cụ lên bàn

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát và nêu nhận xét.

 

 

+ Nét chữ rộng 1 ô.

+ Nửa trên và nửa dưới của chữ E giống nhau.

 

 

 

 

 

 

 

- Quan sát

 

 

 

 

 

- Quan sát, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

-HS theo dõi

 

-HS thực hành

 

 

 

 

 

 

- Nghe, ghi nhớ

 

- HS thực hành.

 

- Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ E.

Bước 1: kẻ chữ E.

Bước 2: cắt chữ E.

Bước 3: dán chữ E.

+ Học sinh trưng bày sản phẩm.

 

 

-Lắng nghe

 

 

-Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Tuần 17

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

Bài: CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ (Tiết 1)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.

- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ  tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối.

* Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Các chữ dán phẳng, cân đối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ VUI VẺ.

- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ (2 tranh)

- Giấy thủ công, kéo, hồ dán …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

* Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét được chữ VUI VẺ.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu chữ mẫu VUI VẺ (H1).

 

 

 

 

- Giáo viên gọi vài học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán các chữ cái V, U, I, E.

- Gọi HS nhận xét về khoảng cách giữa các chữ, khoảng cách các con chữ, khoảng cách chữ Vui – Vẻ

- Giáo viên nhận xét và củng cố cách cắt chữ cái.

b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

* Mục tiêu: HS nắm được cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi (?).

- Kích thước, cách kẻ, cắt các chữ V, U, I, E giống như đã học ở các bài trước.

- Cắt dấu hỏi (?), kẻ dấu hỏi (?) trong 1 ô vuông (H2)

- Cắt theo đường kẻ, bỏ phần gạch chéo, lật sang mặt màu được dấu hỏi (?).

Bước 2. Dán thành chữ VUI VẺ.

- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ đã cắt được trên dường chuẩn như sau:

Giữa các chữ cái trong chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 1 ô; giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô. Dấu hỏi (?) dán phía trên chữ E (H3).

- Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ cái và dán vào các vị trí đã ướm. Dán các chữ cái trước, dán dấu hỏi (?) sau.

- Đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán, miết nhẹ cho các chữ dính phẳng vào vở.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tập kẻ, cắt các chữ cái và dấu hỏi (?) của chữ VUI VẺ.

4. Củng cố & dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò tiết học sau thực hành trên giấy thủ công. Chuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ dán.

-Hát

 

-HS để dụng cụ học lên bàn

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát và nêu tên các chữ các trong mẫu chữ.

- Nêu nhận xét khoảng cách giữa các chữ trong mẫu chữ.

+ Các con chữ cách nhau 1 ô vở.

+ Chữ VUI và VẺ cách nhau 2 ô vở.

-HS nhắc lại

 

-HS quan sát và đưa ra nhận xét

 

 

-Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu. Nghe hướng dẫn, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

-HS theo dõi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS thực hành nháp

 

 

-Lắng nghe

-Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Tuần 18

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

Bài: CẮT DÁN CHỮ VUI VẺ (Tiết 2)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.

- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ  tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối.

* Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Các chữ dán phẳng, cân đối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ VUI VẺ.

- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ (2 tranh)

- Giấy thủ công, kéo, hồ dán …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Thực hành.

* Mục tiêu: HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ theo đúng quy trình, kỹ thuật.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại quy trình  kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.

- Giáo viên nhận xét và tóm lược lại các bước kẻ, cắt, dán chữ theo quy trình.

Bước 1: Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi (?).

Bước 2. Dán thành chữ VUI VẺ.

- GV tổ chức cho học sinh thực hành cắt dán.

- Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

- Giáo viên nhắc nhở học sinh khi dán phải đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán và vuốt cho chữ phẳng không bị nhăn. Dấu hỏi (?) dán sau cùng,cách đầu chữ E ½ ô.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày và nhận xét sản phẩm.

- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh.

- Khen ngợi để khuyến khích.

4. Củng cố & dặn dò:

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kĩ năng thực hành kẻ, cắt, dán chữ của học sinh.

- Dặn dò học sinh ôn lại các bài trong chương  " Cắt, dán chữ cái đơn giản".

- Giờ học sau mang dụng cụ kéo, hồ dán, thủ công .. ôn tập cắt, dán chữ cái đơn giản.

- Hát

 

-HS để dụng cụ lên bàn

 

 

 

 

 

 

- Học sinh nhắc lại quy trình cắt, dán chữ VUI VẺ.

- Nghe, ghi nhớ

 

 

 

 

- Học sinh thực hành.

 

- Học sinh cần dán các chữ cho cân đối, đều, phẳng, đẹp.

 

 

- Học sinh cần dán theo đường chuẩn, khoảng cách giữa các chữ cái phải đều nhau.

 

- Học sinh cắt dán xong trưng bày sản phẩm. Xung phong nhận xét.

- Nghe, ghi nhớ

 

- Nghe

 

-Lắng nghe

 

 

-Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

Tuần 19 + 20

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

Bài: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng

- Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học

* Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp.

- Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ cái của 5 bài học trong chủ đề để giúp học sinh nhớ lại cách thực hiện. Mẫu chữ F, H, L…

- Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Giới thiệu tên bài

a. Hoạt động 1: Ôn tập

- GV đưa ra yêu cầu của tiết học: Em hãy cắt dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học?

- Giáo viên giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, kĩ năng, sản phẩm.

- Cho HS thực hành

- Giáo viên quan sát học sinh làm bài.

+ Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh chậm hoặc còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

- Cắt xong dán vào vở, với các em khéo tay có thể cắt thêm các chữ cái khác như F, H, L rồi ghép những chữ đã học thành các từ có nghĩa khác nhau.

- Trưng bày sản phẩm, cho 2 HS ngồi cạnh nhau đánh giá chéo bài của nhau.

b. Hoạt động 2: Đánh giá

- Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh theo 2 mức độ.

Hoàn thành (A).

+ Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ cắt đúngm thẳng, cân đối, đúng kích thước.

+ Dán chữ phẳng, đẹp.

+ Những em đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp, trình bày trang trí sản phẩm sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt A+ .

Chưa hoàn thành (B).

+ Không kẻ, cắt, dán được 2 chữ cái đã học.   

4. Củng cố & dặn dò:

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ cái của học sinh.

- Dặn dò học sinh giờ học sau mang giấy thủ công hoặc bìa màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán … để học bài "Đan nong mốt"

-Hát

 

-HS để đồ dùng lên bàn

 

 

 

 

- Nghe, ghi nhớ.

 

 

- HS theo dõi

 

- HS thực hành.

 

 

 

 

- Dán chữ đã cắt vào vở. Với HS khéo tay thực hiện theo gợi ý của GV.

 

 

- Đánh giá chéo sản phẩm của nhau.

 

 

- HS theo dõi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Lắng nghe

 

 

-Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

Tuần 21

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

Bài: ĐAN NONG MỐT (Tiết 1)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết cách đan nong mốt.

- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau. Đan được nong mốt, dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.

- Yêu thích các sản phẩm đan nan.

* Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt được các nan đều nhau.

- Đan được tấm nan nong mốt. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm nan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hào.

- Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo hình đơn giản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được các nan dọc và nan nhau khác màu nhau. Mẫu tấm đan nong mốt bằng giấy thủ công.

- Các nan đan, bút chì, kéo, hồ dán, thủ công …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra đồ dùng học tập, chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

* Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét được các vật dụng được đan nong mốt.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu tấm đan nong mốt (h.1) và hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.

- Giáo viên liên hệ thực tế: đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn hoặc đan rổ rá …

- Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu khác nhau như mây, tre, giang, nứa, lá dừa …

- Trong thực tế, người ta sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, giang, mây, lá dừa …

- Học sinh làm quen với việc đan nong mốt bằng giấy bìa với cách đan đơn giản nhất (h.1).

b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

* Mục tiêu: HS biết cắt nan và đan được nong mốt theo đúng quy trình, kỹ thuật.

* Cách tiến hành:

- Bước 1. Kẻ, cắt các nan.

+ Đối với loại giấy bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô (đã học ở lớp 1).

+ Cắt nan dọc, cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô,cắt các nan theo đường kẻ trên giấy đến hết ô thứ 8 được 9 nan dọc (H2).

+ Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan (H3).

- Bước 2. Đan nong mốt bằng giấy bìa (H4)

+ Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó nhấc nan dọc 2;4;6;8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc.

+ Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc 1;3;5;7;9 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.

+ Đan nan ngang thứ ba giống đan nan ngang thứ nhất.

+ Đan nan ngang thứ tư giống đan nan ngang thứ hai.

 

+ Cứ đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ bảy.

- Bước 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan.

+ Bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại làm nẹp (h.1).

- Cho HS thực hành đan nháp (nếu còn thời gian)

 

- GV đi quan sát, chỉnh sửa, uốn nắn, hướng dẫn những HS còn lúng túng.

4. Củng cố & dặn dò:

+ Gọi học sinh nhắc lại các bước đan nong mốt.

+ Nhận xét tiết học và dặn dò học sinh tập đan nong mốt. Tiết sau thực hành đan nong mốt.

+ Chuẩn bị hồ dán, kéo, thủ công, bìa cứng để đan nong mốt.

-Hát

 

-HS để đồ dùng trên bàn

 

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát hình.

 

- Nghe, ghi nhớ

 

 

- Nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS theo dõi

 

 

- Nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS theo dõi, ghi nhớ cách đan nong mốt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, ghi nhớ cách thực hiện

- HS tập làm nháp. Có khó khăn nhờ GV hướng dẫn.

 

 

 

-HS nhắc lại

-Lắng nghe

 

-Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Tuần 22

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

Bài: ĐAN NONG MỐT (Tiết 2)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết cách đan nong mốt.

- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau. Đan được nong mốt, dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.

- Yêu thích các sản phẩm đan nan.

* Với HS khéo tay:

- Kẻ, cắt được các nan đều nhau.

- Đan được tấm nan nong mốt. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm nan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hào.

- Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo hình đơn giản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát được các nan dọc và nan nhau khác màu nhau. Mẫu tấm đan nong mốt bằng giấy thủ công.

- Các nan đan, bút chì, kéo, hồ dán, thủ công …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra đồ dùng học tập, chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Thực hành.

* Mục tiêu: HS thực hành đan nong mốt theo đúng quy trình, kỹ thuật.

* Cách tiến hành:

+ Giáo viên yêu cầu một số em nhắc lại quy trình đan nong mốt.

 

 

 

 

+ Giáo viên  nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong mốt.

+ Sau khi học sinh nắm được quy trình thực hiện, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành. Trong khi học sinh thực hành giáo viên quan sát, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

+Giáo viên tổ chức cách trang trí.

+ Giáo viên chọn vài tấm đan đẹp nhất khen ngợi học sinh đó.

+ Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh.

4. Củng cố & dặn dò:

+ Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng đan nan của học sinh.

+ Dặn dò học sinh giờ sau chuẩn bị bìa màu, thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán để học bài " Đan nong đôi".

-Hát

 

-HS để đồ dùng trên bàn

 

 

 

 

 

 

+Học sinh thực hành đan nong mốt.

- Bước 1: kẻ, cắt các nan đan.

- Bước 2: đan nong mốt bằng giấy bìa ( theo cách đan nhấc một nan, đè một nan; đan xong mỗi nan ngang cần dồn cho khít).

- Bước 3: dán nẹp nan xung quanh tấm đan.

+ Nghe, ghi nhớ.

 

+ Học sinh thực hành.

+ Học sinh cắt nan cần thẳng đúng ô (kĩ thuật).

 

 

+ Học sinh trang trí, trưng bày sản phẩm.

 

 

- Nghe đánh giá.

 

 

-Lắng nghe

 

 

-Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

Tuần 23

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

Bài: ĐAN NONG ĐÔI (Tiết 1)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết cách đan nong đôi.

- Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.

- Học sinh yêu thích đan nan.

* Với HS khéo tay:

- Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa.

- Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình cơ bản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu tấm đan nong đôi có nan dọc và nan ngang khác màu nhau. Có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát.

- Bìa màu (giấy thủ công), bút chì, kéo thủ công, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

3. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

* Mục tiêu: HS đan đúng quy trình và trình bày sản phẩm đẹp.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu tấm đan nong đôi và học sinh quan sát (h.1)

+ Giáo viên gợi ý để học sinh quan sát và so sánh tấm đan nong mốt của bài trước với tấm đan nong đôi.(kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau).

+ Giáo viên nêu tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế.

b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

* Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét được cáh đan nong đôi.

Cách tiến hành:

- Bước 1. Kẻ, cắt các nan.

+ Kẻ các đường kẻ dọc, ngang cách đều nhau 1 ô. Đối với tờ giấy bìa không có dòng kẻ cách kẻ như đã làm ở bài 13.

+ Cắt các nan dọc (H2).

+ Cắr các nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh (H3, 4).

+ Cắt nan ngang và nan dọc khác màu.

- Bước 2. Đan nong đôi.

+ Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc (cùng chiều) giữa 2 hàng nan ngang liền kề.

    Cách đan nong đôi (h.4a;4b).

+ Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc giống như đan nong mốt. Nhấc các nan dọc 2;3;6;7 và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang khít với đường nối nan dọc.

+ Đan nan ngang thứ hai: nhấc các nan dọc 3;4;7;8 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.

+ Đan nan ngang thứ ba: ngược với đan nan ngang thứ nhất, nghĩa là nhấc các nan dọc 1;4;5;8;9 và luồn nan ngang thứ ba vào. Dồn nan ngang thứ ba khít với nan ngang thứ hai.

+ Đan nan ngang thứ tư: ngược với đan nan ngang thứ hai, nghĩa là nhấc các nan dọc 1;2;5;6;9 và luồn nan ngang thứ tư vào. Dồn nan ngang thứ tư khít với nan ngang thứ ba.

+ Đan nan ngang thứ năm giống nan thứ nhất.

+ Đan nan ngang thứ sáu giống nan thứ hai.

+ Đan nan ngang thứ bảy giống nan thứ ba.

- Bước 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan.

+ Dùng 4 nan còn lại dán theo 4 cạnh của tấm đan để được tấm đan nong đôi như tấm đan mẫu.             

- GV cho HS làm nháp (nếu còn thời gian)

- Đi quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.

4. Củng cố & dặn dò:

+ Nhận xét tiết học.

+ Dặn dò học sinh về nhà tập kẻ, cắt đan nong đôi.

+ Tiết sau mang giấy bìa cứng, kéo, hồ dán đan nong đôi

-Hát

- HS để đồ dùng trên bàn

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát và nhận xét.

 

- Kích thước nan bằng nhau, cách đan khác nhau.

 

 

- Nghe, ghi nhớ. Cũng có thể tìm thêm trong thực tế.

 

 

 

 

 

 

- HS theo dõi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp tục theo dõi và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tập làm. Những HS thấy khó khăn nhờ GV hướng dẫn thêm.

 

 

-Lắng nghe

- Nghe, ghi nhớ, thực hành

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 24

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

Bài: ĐAN NONG ĐÔI (Tiết 2)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết cách đan nong đôi.

- Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.

- Học sinh yêu thích đan nan.

* Với HS khéo tay:

- Đan được tấm đan nong đôi. Các nan đan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa.

- Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình cơ bản.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu tấm đan nong đôi có nan dọc và nan ngang khác màu nhau. Có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát.

- Bìa màu (giấy thủ công), bút chì, kéo thủ công, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

3. Bài mới:

a. Hoạt động 3: Thực hành.

* Mục tiêu: HS đan được đúng quy trình và trình bày sản phẩm đẹp.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình đan nong đôi.

- Giáo viên nhận xét và lưu ý một số thao tác khó, dễ bị nhầm lẫn khi đan nong đôi. Sử dụng tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi để hệ thống lại các bước đan nong đôi.

Bước 1. Kẻ, cắt các nan đan.

Bước 2. Nguyên tắc đan.

Bước 3. Dán nẹp xung quanh tấm đan.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.

- Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày.

Khen ngợi học sinh có sản phẩm làm đúng quy trình, kĩ thuật đẹp.

4. Củng cố & dặn dò:

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của học sinh.

- Dặn dò học sinh giờ học sau mang giấy thủ công hoặc bìa màu, thước kẻ, kéo, hồ dán để học bài "Làm lọ hoa gắn tường".

-Hát

-HS để đồ dùng lên bàn

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong nhắc lại quy trình đan nong đôi.

- Nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

+ Học sinh thực hành đan nong đôi.

+ Nhấc 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc (cùng chiều) giữa 2 hàng nan ngang liền kề.

* Lưu ý: Khi dán các nan nẹp xung quanh tấm đan cần dán lần lượt từng nan cho thẳng với mép tấm đan.

- Học sinh đánh giá sản phẩm, lựa chọn một số tấm đan đẹp chắc chắn để làm mẫu. - Học sinh trưng bày kết hợp sáng tạo

 

 

 

-HS nhận xét.

 

-Lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

Tuần 25

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

Bài: LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (Tiết 1)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- HS biết cách làm lọ hoa gắn tường.

- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.

- Rèn luyện đôi tay khéo léo khả năng sáng tạo - học sinh thích làm đồ chơi.

* Với HS khéo tay:

-Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.

-Có thể trang trí lọ hoa đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công.

- Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường: 6 tranh

- Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo, bìa cứng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng của học sinh chuẩn bị cho tiết học.

3. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

* Mục tiêu: Quan sát và nhận xét được chiếc lọ hoa treo tường.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công dán trên bìa A4.

- Giáo viên nêu câu hỏi định hướng nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu.

- Giáo viên mở dần lọ hoa gắn tường để HS quan sát. Đặt câu hỏi cho HS tìm hiểu:

+ Lọ hoa gắn tường được làm từ hình gì?

+ Cách gấp giống với cách gấp cái gì đã học.

 

+ Phần đáy lọ được gấp như thế nào?

 

 

b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

* Mục tiêu: HS biết cách gấp, cắt, dán lọ hoa treo tường theo đúng mẫu và đúng quy trình.

* Cách tiến hành:

- Bước 1. Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.

+ Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô lên bàn. Gấp một cạnh của chiều dài 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa (h.1).

+ Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ở trên, gấp các nếp gấp cách đều nhau 1 ô như gấp cái quạt (lớp 1) cho đến hết tờ giấy.(H2,3,4)

- Bước 2. Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.

+ Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp (H5)

+ Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V (H.6).

- Bước 3. Làm thành lọ hoa gắn tường.

+ Dùng bút chì, kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bìa dán lọ hoa.

+ Bôi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa (H.6).

+ Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát như hình 7 và dán vào tờ giấy bìa.

+ Bôi hồ đều vào nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào bìa thành lọ hoa (h.8a).

+ Bố trí chỗ dán lọ hoa sao cho có chỗ để cắm hoa trang trí (h.8b). HS dùng bút chì vẽ các bông hoa để trang trí lọ hoa.

+ Gọi học sinh nhắc lại các bước gấp và làm lọ hoa gắn tường, sau đó cho học sinh tập gấp lọ hoa gắn tường nháp/

+ Yêu cầu HS thực hiện nháp. GV đi quan sát hướng dẫn những HS còn lúng túng.

4. Củng cố & dặn dò:

+ Gọi HS nhắc lại tên bài.

+ Tóm lại các bước làm lọ hoa gắn tường.

+ Chuẩn bị giấy thủ công, kéo, hồ dán tiết sau thực  hành.

-Hát

 

-HS để đồ dùng trên bàn

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát và nhận xét.

 

- Trả lời câu hỏi của GV theo quan sát của bản thân.

 

 

 

+ Tờ giấy gấp lọ hoa hình chữ nhật.

+ Lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp các đều nhau giống như gấp quạt ở lớp 1.

+ Một phần của tờ giấy được gấp lên để làm đế và đáy lọ hoa trước khi gấp các nếp gấp cách đều.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS theo dõi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp tục theo dõi và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

-HS theo dõi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS nhắc lại

 

 

-HS thực hành

 

 

-HS nhắc lại

-Lắng nghe

-Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 26

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

Bài: LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (Tiết 2)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- HS biết cách làm lọ hoa gắn tường.

- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.

- Rèn luyện đôi tay khéo léo khả năng sáng tạo - học sinh thích làm đồ chơi.

* Với HS khéo tay:

-Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.

-Có thể trang trí lọ hoa đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công.

- Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường: 6 tranh

- Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo, bìa cứng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng của học sinh chuẩn bị cho tiết học.

3. Bài mới:

a. Hoạt động 1: Thực hành.

* Mục tiêu: HS biết cách làm lọ hoa GẮN TƯỜNG theo đúng quy trình.

* Cách tiến hành:

+ Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.

 

 

 

 

+ Giáo viên tổ chức cho HS thực hành: trong quá trình học sinh thực hành. Giáo viên quan sát uốn nắn, giúp đỡ cho những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

+ Giáo viên tuyên dương, khen ngợi những làm lọ hoa cân đối, nếp gấp đều nhau.

+ Giáo viên đánh gái kết quả học tập của học sinh.

4. Củng cố & dặn dò:

+ Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh.

+ Dặn dò học sinh giờ học sau chuẩn bị thủ công, kéo, hồ dán để tiếp tục trang trí cho lọ hoa gắn tường.

-Hát

 

-HS để đồ dùng lên bàn

 

 

 

 

 

 

+ Học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường.

- Bước 1: gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.

- Bước 2: tách đều phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.

- Bước 3: làm thành lọ hoa gắn tường.

+ Học sinh thực hành theo nhóm. Sau khi làm xong dán vào tờ giấy A4 mà GV phát sao cho cân đối.

 

 

+ HS đánh giá bài bên cạnh mình.

 

+ Nghe.

 

 

+ Lắng nghe

 

+ Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

Tuần 27

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

Bài: LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (Tiết 3)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- HS biết cách làm lọ hoa gắn tường.

- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.

- Rèn luyện đôi tay khéo léo khả năng sáng tạo - học sinh thích làm đồ chơi.

* Với HS khéo tay:

-Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối.

-Có thể trang trí lọ hoa đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ công. Một vài bông hoa được cắt bằng giấy thủ công như đã học.

- Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường: 6 tranh

- Giấy thủ công, tờ bìa khổ A4, hồ dán, bút màu, kéo, bìa cứng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng của học sinh chuẩn bị cho tiết học.

3. Bài mới:

a Hoạt động 4: Trang trí

*Mục tiêu: HS biết cách trang trí cho lọ hoa thêm sinh động.

* Cách tiến hành:

+ Giáo viên gọi học sinh nhắc lại cách cắt các bông hoa bằng giấy thủ công đã học.

+ Giáo viên hướng dẫn HS cách tạo các bông hoa 4, 5, 6 cánh với những màu sắc khác nhau sau đó dán vào lọ hoa đã được gấp, dán ở tiết trước. Phần lá có thể vẽ, cắt hoặc vẽ trực tiếp

+ Yêu cầu HS thực hành. Trong quá trình học sinh thực hành. Giáo viên quan sát uốn nắn, giúp đỡ cho những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

+ Giáo viên tuyên dương, khen ngợi những HS trang trí lọ hoa đẹp, hài hòa..

+ Giáo viên đánh gái kết quả học tập của học sinh.

4. Củng cố & dặn dò:

+ Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh.

+ Dặn dò học sinh giờ học sau chuẩn bị thủ công, kéo, hồ dán để tiết sau học bài làm đồng hồ để bàn.

-Hát

 

-HS để dụng cụ lên bàn

 

 

 

 

 

 

+ HS nhắc lại cách gấp và cắt được các bông hoa bằng giấy thủ công.

+ Lắng nghe, ghi nhớ

 

 

 

 

+ Học sinh thực hành trang trí cho lọ hoa bằng những bông hoa nhiều màu sắc.

 

 

+ Lắng nghe

 

+ HS đánh giá bài bên cạnh mình.

 

 

+ Nghe.

 

+ Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

Tuần 28

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

Bài: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 1)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công, hoặc bằng bìa cứng.

- Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật.

- Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm được.

* Với HS khéo tay:

- Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Mẫu đồng hồ để bàn làmbằng giấy thủ công ( hoặc bìa màu).

-Giấy thủ công (bìa màu), giấy trắng, hồ dán, thước …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. n định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

-Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập, thủ công của học sinh.

3. Bài mới

a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.

* Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét được chiếc đồng hồ.

* Cách tiến hành:

- Giới thiệu đồng hồ để bàn, mẫu được làm bằng giấy thủ công (bìa màu) (h.1).

- Giáo viên nêu câu hỏi định hướng:

+ Giáo viên liên hệ và so sánh hình dạng, màu sắc, các bộ phận của đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế.

+ Nêu tác dụng của đồng hồ.

 

 

b Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

*Mục tiêu: HS làm được chiếc đông hồ để bàn theo đúng quy trình.

*Cách tiến hành:

- Bước 1. Cắt giấy.

+ Cắt 2 tờ giấy thủ công có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ( HS có thể không cần dùng giấy màu mà dùng bìa cứng để không phải gấp tờ giấy làm nhiều lần.)

+ Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ.

+ Cắt 1 tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô, rộng 18 ô để làm mặt đồng hồ.( Dùng bìa cứng để làm mặt đồng hồ.)

- Bước 2. Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ ).

+ Làm khung đồng hồ.

- Lấy 1 tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài, miết kỹ đường gấp.

- Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép giấy và giữa tờ giấy lại theo đường dấu gấp giữa, miết nhẹ cho 2 nửa tờ giấy dính chặt vào nhau (H.2;3).

+ Làm mặt đồng hồ (h.4;5;6).

+ Làm đế đồng hồ (h.7;8;9).

+ Làm chân đỡ đồng hồ (h.10).

- Bước 3. Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.

+ Dán khung đồng hồ vào phần đế.

+ Dán mặt đồng hồ vào phần khung đồng hồ.

+ Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ.

+ Giáo viên tóm lại các bước làm đồng hồ để bàn và tổ chức cho học sinh tập làm mặt đồng hồ để bàn.

4. Củng cố & dặn dò

+ Nhận xét tiết học.

+ Dặn dò học sinh về nhà tập làm mặt đồng hồ để bàn.

+ CBB: Giấy thủ công, kéo, hồ dán để thực hành "Làm đồng hồ để bàn".

-Hát

 

-HS để đồ dùng học tập lên bàn

 

 

 

 

 

 

- Học sinh quan sát, nhận xét.

 

 

+ hình dáng.

+ màu sắc.

 

+ tác dụng của từng bộ phận trên mặt đồng hồ (kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây, các số ghi trên mặt đồng hồ …).

 

 

 

 

 

 

-HS theo dõi, ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS tiếp tục theo dõi, ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS theo dõi

 

 

 

 

 

 

 

-Lắng nghe

-Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Tuần 29 + 30

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

Bài: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (Tiết 2-3)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công, hoặc bằng bìa cứng.

- Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật.

- Học sinh yêu thích sản phẩm mình làm được.

* Với HS khéo tay:

- Làm được đồng hồ để bàn cân đối. Đồng hồ trang trí đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Mẫu đồng hồ để bàn làmbằng giấy thủ công ( hoặc bìa màu).

-Giấy thủ công (bìa màu), giấy trắng, hồ dán, thước …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

-Giáo viên kiềm tra đồ dùng chuẩn bị của học sinh để học thực hành: Làm đồng hồ để bàn.

3. Bài mới

a Hoạt động 3: Thực hành.

*Mục tiêu: HS làm được chiếc đồng hồ để bàn theo đúng quy trình.

*Cách tiến hành:

- Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.

 

 

 

-Yêu cầu HS thực hành và trang trí

+ Giáo viên gợi ý cho học sinh trang trí.

- Giáo viên đến từng bàn để quan sát, nhận xét, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên khen ngợi, tuyên dương học sinh trang trí có nhiều sáng tạo.

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh.

 

4. Củng cố & dặn dò

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh.

- Dặn dò học sinh giờ học sau chuẩn bị thủ công, kéo, hồ dán để học "Làm quạt giấy tròn".

-Hát

 

-HS để đồ dùng lên bàn

 

 

 

 

 

 

 

-HS xung phong nhắc lại

Bước 1: cắt giấy.

Bước 2: làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ).

Bước 3: làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.

+ Học sinh thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí.

- Học sinh khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kỹ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.

 

- Học sinh trang trí, trưng bày và tự đánh giá sản phẩm.

 

-Lắng nghe

 

 

-Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

Tuần 31

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

Bài : LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 1)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết cách làm quạt giấy tròn.

- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn

- Học sinh thích làm đồ chơi.

* Với HS khéo tay:

- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn

* Tích hợp: GD tiết kiệm năng lượng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát.

-Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán, cán quạt, chỉ buộc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. n định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Giáo viên kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới

a. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

* Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét được hình dạng chiếc quạt.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên giới thiệu quạt mẫu và các bộ phận làm quạt tròn, sau đó đặt câu hỏi định hướng quan sát để rút ra nhận xét (H1):

 

 

 

 

 

b Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

*Mục tiêu: HS gấp được chiếc quạt theo đúng quy trình.

*Cách tiến hành:

- Bước 1. Cắt giấy

+ Cắt 2 tờ giấy thủ công hình chữ nhật chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt.

+ Cắt 2 tờ giấy thủ công hình chữ nhật cùng màu chiều dài 16 ô, rộng 12 ô để làm cán quạt ( Có thể dùng bìa cứng để làm cán quạt.)

- Bước 2. Gấp, dán quạt.

+ Đặt tớ giấy hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1 ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa. (h.2)

+ Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống tờ giấy thư  nhất.

+ Để mặt màu của 2 tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng 1 phía, bôi hồ và dán mép 2 tờ giấy đã gấp vào với nhau (h.3). Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt (h.4).

- Bước 3. Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.

+ Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô (h.5a) cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt (h.5b).

+ Bôi hồ lên 2 mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép 2 cán quạt vào 2 mép ngoài cùng của quạt (h. 6).

+ Giáo viên nhắc nhở lại các bước.

+ GV cho hs gấp nháp nếu còn thời gian

4. Củng cố & dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh về nhà tập gấp quạt giấy tròn.

- Chuẩn bị thủ công (bìa màu), chỉ buột, cán quạt tiết sau thực hành "Làm quạt giấy tròn".

-Hát

 

-HS để đồ dùng lên bàn

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và nhận xét.

 

+ Nếp gấp, cách gấp và buột chỉ giống cách làm quạt giấy đã học ở lớp 1.

+ Điểm khác là quạt giấy hình tròn có cán để cầm (h.1).

+ Để gấp được quạt giấy hình tròn cần dán nối 2 tờ giấy thủ công theo chiều rộng.

 

 

 

 

 

 

-HS theo dõi

 

 

 

 

 

 

-HS theo dõi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Học sinh gấp quạt giấy tròn.

 

-Lắng nghe

-Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuần 32 + 33

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (TIẾT 2-3)

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Học sinh biết cách làm quạt giấy tròn.

- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn

- Học sinh thích làm đồ chơi.

* Với HS khéo tay:

- Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn

* Tích hợp: GD tiết kiệm năng lượng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát.

-Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán, cán quạt, chỉ buộc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

-Kiểm tra đồ dùng của học sinh để làm quạt giấy tròn.

3. Bài mới

a. Hoạt động 1: Thực hành.

*Mục tiêu: HS gấp được chiếc quạt theo đúng quy trình, kỹ thuật

*Cách tiến hành:

+ Giáo viên gọi 2 học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.

 

+ Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn.

+ Giáo viên nhắc học sinh kĩ thuật làm quạt đẹp.

+ Yêu cầu HS thực hành

 

+ Giáo viên quan sát và giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

 

* Tích hợp: Trong những ngày trời mát chúng ta nên bật quạt điện thay vì máy lạnh. Nếu ở ngoài trời chúng ta có thể tìm bong râm và sử dụng những chiếc quạt giấy tự làm để tiết kiệm năng lượng.

b. Hoạt động 2 (Tiết 3): Trang trí

-Hướng dẫn HS trang trí trên mặt quạt đối với HS khéo tay. Những HS còn lại có thể làm cái quạt khác đẹp hơn.

+ Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh và tuyên dương những sản phẩm đẹp.

4. Củng cố & dặn dò

- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập, kĩ năng thực hành và sản phẩm của học sinh.

- Dặn dò học sinh ôn lại các bài đã học và chuẩn bị thủ công, kéo. hồ dán để ôn tập

-Hát

 

-HS để đồ dùng lên bàn

 

 

 

 

 

 

Bước 1: cắt giấy.

Bước 2: gấp, dán quạt.

Bước 3: làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.

-Lắng nghe

 

-Nghe, ghi nhớ

 

+ Học sinh thực hành làm quạt giấy tròn và trang trí.

+ Sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kĩ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa. Khi dán,cần bôi hồ mỏng, đều.

-Lắng nghe

 

 

 

 

 

+ Học sinh trang trí quạt giấy bằng cách vẽ hình, kẻ các đường màu song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt.

+ Học sinh trưng bày, nhận xét và tự đánh giá sản phẩm.

 

-Lắng nghe

 

 

-Nghe, ghi nhớ, thực hiện

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

Tuần 34 + 35

Ngày soạn:………………………..

Ngày dạy:………………………….

 

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ ĐAN NAN VÀ LÀM ĐỒ CHƠI ĐƠN GIẢN

 

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản.

- Làm được một số sản phẩm đã học.

* Với HS khéo tay:

- Làm được ít nhất một sản phẩm đã học.

- Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Các mẫu sản phẩm đã học trong HK II.

-Giấy thủ công, kéo, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

-Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới

a. Hoạt động 1: Thực hành

- Đưa ra yêu cầu: " Em hãy làm một trong những sản phẩm thủ công đã học".

-Quy định thời gian hoàn thành

-Giáo viên cho học sinh quan sát lại một số sản phẩm (tóm tắt lại quy trình).

- Tổ chức cho HS thực hành. Trong quá trình học sinh thực hành. Giáo viên đến quan sát, hướng dẫn những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

b. Hoạt động 2: Đánh giá

-Đưa ra tiêu chuẩn đánh giá

+ Hoàn thành (A): Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật và làm được sản phẩm hoàn chỉnh, cân đối, nếp gấp đều, đường cắt thẳng. Những sản phẩm hoàn thành, trang trí đẹp, có nhiều sáng tạo được đánh giá hoàn thành tốt A+ .

+ Chưa hoàn thành (B):

Thực hiện không đúng quy trình kĩ thuật và chưa làm ra được sản phẩm.

-Yêu cầu HS trưng này sản phẩm

-Gọi HS nhận xét chéo sản phẩm của nhau

 

 

-GV nhận xét, đánh giá chung

4. Củng cố & dặn dò

- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ làm bài kiểm tra, kĩ năng thực hành và sản phẩm của học sinh.

- Nhận xét chung về kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập của học sinh trong cả năm học.

-Hát

 

-HS để đồ dùng lên bàn

 

 

-Lắng nghe yêu cầu của GV

 

-Ghi nhớ

-HS quan sát, lắng nghe

 

- Học sinh làm được một sản phẩm thủ công theo đúng quy trình kĩ thuật.

 

 

 

-Lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS trưng bày sản phẩm

-HS xung phong nhận xét theo cách: Chia sản phẩm thành 2 nhóm Hoàn thành và chưa hoàn thành.

-Lắng nghe

 

-Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

……………………………………………………………………………………………

 

1

 

nguon VI OLET