TUẦN CM: 1
TIẾT PPCT: 1
Ngày dạy:……….
Chương I. KHÁI NIỆM VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
§1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Mục tiêu
1.1. Kiến thức:
Biết các vấn đề thường phải giải quyết trong một bài toán quản lí và sự cần thiết phải có cơ sở dữ liệu (CSDL);
Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống;
1.2. Kĩ năng:
1.3. Thái độ:
HS có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.
1.4. Định hướng năng lực được hình thành:
Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông.
Hợp tác trong môi trường số.
Nội dung
Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức: tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ và khai thác hồ sơ.
Chuẩn bị
3.1. Giáo viên:
Giáo án, sách giáo khoa Tin học 12, sách giáo viên Tin học 12, hình minh họa hồ sơ học sinh.
3.2. Học sinh:
Tập học, sách giáo khoa Tin học 12.
Tiến trình
Ổn định lớp:
Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
Kiểm tra miệng: không.
Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học

Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán quản lí (20 phút)
GV: Trong xã hội phát triển như ngày nay, công việc quản lí đã rất phổ biến. Ví dụ như các công ty, khách sạn, trường học, bệnh viện, ngân hàng, … Để thấy rõ hơn các công việc trong công tác quản lí, ta xét ví dụ về quản lí học sinh trong nhà trường. Theo em, để quản lí thông tin của học sinh trong một lớp em nên lập danh sách chứa các cột thông tin nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Để quản lí chúng ta cần tạo một bảng gồm các cột như số thứ tự, họ tên, ngày sinh, giới tính, điểm toán, điểm lí, điểm hóa, điểm văn, điểm tin.
GV: Phân tích câu trả lời của HS. Theo em, việc tạo ra các hồ sơ lớp nhằm mục đích gì?
HS: Trả lời. (lưu trữ và khai thác thông tin)
GV: Nhận xét. Em hãy cho biết một số ví dụ khai thác đối với hồ sơ lớp?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
HS: Nghe giảng và ghi bài.
Hoạt động 2: Giới thiệu các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức. (20 phút)
GV: Việc ứng dụng tin học trong công tác quản lí hiện nay đã trở nên phổ biến. Công việc quản lí ở từng tổ chức có những đặc điểm riêng về chủ thể cần quản lí cũng như phương thức khai thác thông tin. Nhưng cũng có những đặc điểm chung. Theo em, các công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một tổ chức nào đó gồm những công việc gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời: tạo lập hồ sơ, cập nhật hồ sơ, khai thác hồ sơ.
GV: Nhận xét câu trả lời của HS. Để tạo lập hồ sơ, cần thực hiện các công việc gì?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét. Em hãy cho biết một số việc thường làm để cập nhật hồ sơ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét. Cho ví dụ: với thông tin nơi sinh của học sinh Nguyễn Văn A lúc đầu được ghi là Tân Biên-Tây Ninh. Nhưng nơi sinh của HS A ở Tân Châu nên nội dung Tân Biên-Tây Ninh được xóa và gõ lại là Tân Châu-Tây Ninh. Hỏi thao tác đang thực hiện là sửa hồ sơ hay xóa hồ sơ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét.
HS: Nghe giảng và ghi bài.
Chương I. KHÁI NIỆM HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
§1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Bài toán quản lí
Để quản lí học sinh trong nhà trường, người ta thường lập các bảng biểu gồm các cột, hàng để chứa thông tin cần quản lí.
Ví dụ: Để quản lí học sinh ta có thể tạo một bảng như sau:
STT
Họ tên
Năm sinh
Đoàn viên
Điểm Lí
Điểm Tin

1
Nguyễn An
12/8/1991
C
8.2
8.5

2
Lê Châu
3/5/1991
K
7.0
8.6

3
Trần Hải
3/7/1991
C
7.0
7.8


- Việc lập hồ sơ không chỉ đơn thuần là để lưu trữ mà chủ yếu là để
nguon VI OLET