Tuần: 1 -- Tiết 1

VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG

 

1. Mục tiêu:

1.1 Kiến thức:

HS biết được vai trò của vẽ kĩ thuật trong đời sống và sản xuất

1.2 Kĩ năng:

HS thực hiện được:

- Bước đầu tạo cho HS các khái niệm cơ bản về bản kĩ thuật.

1.3 Thái độ:

- Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật.

2. Nội dung bài học:

- Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất

- Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống

3. Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên:

3.2 Học sinh:

+ Xem trước nội dung bài.

4. Tổ chức các hoạt động học tập:

4.1 Ổn định lớp và kiểm diện (1p):

8A1: 

4.2 Kiểm tra miệng:

4.3. Tiến trình bài học:

GV giới thiệu chương trình môn CN 8:

- Phần 1: Vẽ kĩ thuật

- Phần 2: Cơ khí

- Phần 3: Kĩ thuật điện

Giới thiệu bài: Khi xây dựng một căn nhà, may một bộ đồ, đóng một cái bàn, một cái ghế những người thợ này cần phải làm gì? Đó cũng chính là vai trò của bản vẽ kĩ thuật.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất.

Mục tiêu: HS biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật với sản xuất.

GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 SGK và tìm hiểu thông tin

GV: Trong giao tiếp hằng ngày con người dùng các phương tiện thông tin gì?

HS: Tiếng nói, chữ viết…

GV: Trong kỹ thuật thì người ta dùng phương tiện thông tin gì để giao tiếp?

HS: Truyền hình, tranh ảnh, báo chí, internet, ...

GV nêu một số ví dụ hình vẽ: trường học, bệnh viện…

GV nhấn mạnh: Ta thấy hình vẽ là một phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp.

GV thông báo: Trong thực tế có nhiều sản phẩm do bàn tay, khối óc con người sáng tạo ra như từ bu lông, đai ốc đến chiếc ôtô, máy bay, con tàu vũ trụ; từ ngôi nhà ở đến các công trình kiến trúc xây dựng như: khu vui chơi giải trí, khu du lịch…

GV Các sản phẩm và những công trình đó muốn được chế tạo hoặc thi công đúng như ý muốn của người thiết kế thì người thiết kế phải thể hiện nó bằng cái gì? Người công nhân khi chế tạo hoặc xây dựng các công trình thì căn cứ vào đâu?

HS: bằng các bản thiết kế.

GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 SGK

GV: Hãy cho biết hình 1.2a, b, c liên quan như thế nào đến bản vẽ kĩ thuật? Các bản vẽ được thể hiện bởi hình của chính đồ vật đó hay biểu diễn thành các ký hiệu?

Người thiết kế và người thi công đều hiểu kí hiệu của bản vẽ và đọc được bản vẽ, do bản vẽ kĩ thuật được vẽ theo qui tắc thống nhất.

GV: Những người làm công tác kĩ thuật khi trao đổi các ý tưởng kĩ thuật thì căn cứ vào đâu?:

HS: Căn cứ vào các bản vẽ.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống

Mục tiêu: HS biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong đời sống.

GV Kể tên những sản phẩm về đồ dùng điện, điện tử, thiết bị dùng trong sinh hoạt

GV Muốn sử dụng hiệu quả các sản phẩm này ta cần phải làm gì?

HS quan sát hình 1.3

GV Cho biết ý nghĩa của hai hình này?

HS: Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng…

GV: Muốn sử dụng tốt và an toàn các sản phẩm, các thiết bị chúng ta cần phải làm gì?

HS: Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

GV đưa ra nhận xét

 

 

GV: Khi thiết kế sản phẩm, thi công công trình, hay để sử dụng hiệu quả các sản phẩm ta cần gì?

HS: Bản vẽ kỹ thuật.

GV: Như vậy bản vẽ kỹ thuật có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu bản vẽ kĩ thuật dùng trong các lĩnh vực

Mục tiêu: HS biết được bản vẽ kỹ thuật có mặt trong nhiều lĩnh vực.

GV: Ta thấy bản vẽ kĩ thuật có vai trò rất quan trọng. Vậy bản vẽ kĩ thuật được dùng trong các lĩnh vực nào?

GV yêu cầu HS xem sơ đồ hình 1.4

HS tìm hiểu

GV Các lĩnh vực này có cần trang thiết bị không? Nêu ví dụ về trang thiết bị mà các lĩnh vực này sử dụng?

HS trả lời câu hỏi.

GV: Khi chế tạo hoặc sử dụng các trang thiết bị trên cần phải làm gì?

HS: Đều cần bản vẽ

GV: Ta thấy mỗi lĩnh vực kĩ thuật đều có loại bản vẽ riêng của ngành mình. Bản vẽ kĩ thuật được vẽ bằng tay hoặc vẽ bằng máy

GV Bản vẽ kĩ thuật dùng trong các lĩnh vực nào?

 

 

 

GV: Ta thấy bản vẽ kĩ thuật có vai trò rất quan trọng. Vậy học vẽ kĩ thuật để làm gì?

HS: Để thiết kế, chế tạo, hay sử dụng đồ dùng an toàn, hiệu quả.

I. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những người làm công tác kĩ thuật (người thiết kế, người chế tạo, người thi công) hiểu được và trao đổi các ý tưởng kĩ thuật bằng bản vẽ kĩ thuật.

 

II. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Muốn sử dụng tốt và an toàn các sản phẩm, các thiết bị thì cần phải có bản vẽ kĩ thuật.

 

 

 

 

Kết luận: Muốn chế tạo các sản phẩm, thi công các công trình, sử dụng có hiệu quả và an toàn các sản phẩm, các công trình đó cần phải có bản vẽ kĩ thuật. Do đó, bản vẽ kĩ thuật có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống.

 

III. Bản vẽ kĩ thuật dùng trong các lĩnh vực:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bản vẽ kĩ thuật dùng trong các lĩnh vực như: Nông nghiệp, cơ khí, điện lực, kiến trúc, xây dựng, giao thông, quân sự…

4.4 Tổng kết (7p)

1. Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật?

- Vì những người làm công tác kĩ thuật hiểu được và trao đổi các ý tưởng kĩ thuật bằng bản vẽ

2. Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?

- Khi chế tạo các sản phẩm hay thi công các công trình, sử dụng tốt và an toàn các sản phẩm, các công trình đó cần phải có bản vẽ thuật của chúng.

4.5 Hướng dẫn học bài: (7p)

- Đối với tiết học ở tiết học này:

+ Cần nắm: Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống

+ Học bài và trả lời 3 câu hỏi SGK/ 7

- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

  + Nghiên cứu bài “Hình chiếu” và tìm hiểu: Có những phép chiếu nào?

  + Mẫu bao diêm,hộp sửa

5. Phụ lục:


nguon VI OLET