Tuần 1                             Ngày soạn: 15/12/2017

Tiết 39 Ngày dạy: 01- 07/01/2018

 

CHỦ ĐỀ 4. HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ

§ 10. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ (Mục 1)
 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

-         Biết khái niệm mô hình dữ liệu, các loại mô hình dữ liệu.

-         Biết các đặc trưng cơ bản của mô hình quan hệ. 

2. Về kĩ năng

3. Về thái độ

-         Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

-         Học sinh ngày càng say mê với cơ sở dữ liệu quan hệ, đặc biệt là sau khi đã biết tất cả các thao tác về cơ sở dữ liệu.

4. Năng lực hướng tới

-         Nhận biết được mô hình dữ liệu quan hệ.

II. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

3. Tiến trình bài học

3.1. Hoạt động khởi động

(1) Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản của học kỳ I đồng thời tạo động cơ để HS có nhu cầu tìm hiểu về mô hình dữ liệu quan hệ.

(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.

(5) Kết quả: Học sinh có nhu cầu mong muốn được tìm hiểu về mô hình dữ liệu quan hệ.

Nội dung hoạt động

Giáo viên

Học sinh

Nội dung

(?) Yêu cầu học sinh cho biết nội dung cơ bản đã học ở học kỳ I.

- Học sinh nhắc lại các nội dung cơ bản đã học ở HKI.

- Access dùng để: Tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL.

1

  


- Khởi động Access và minh họa.

- Dẫn dắt vào bài 10.

- Quan sát.

 

-Lắng nghe.

 

3.2. Hình thành kiến thức

3.2.1. Mô hình dữ liệu

(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được về mô hình dữ liệu, các loại mô hình dữ liệu.

 (2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.

(5) Kết quả: Học sinh biết được về mô hình dữ liệu, các loại mô hình dữ liệu,

Nội dung hoạt động

Giáo viên

Học sinh

Nội dung

(?) Kể tên các bước xây dựng CSDL đã học?

- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.

(?) Mô hình quan hệ là gì?

- Nhận xét, chốt nội dung.

(?) Kể tên các loại mô hình dữ liệu?

- Gọi HS khác nhận xét.

- Nhận xét, chốt nội dung, minh họa.

- Khảo sát, thiết kế, kiểm thử.

- Lắng nghe.

 

- Tham khảo SGK và trả lời.

- Lắng nghe, ghi bài.

 

- Tham khảo SGK và trả lời.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi bài, quan sát.

 

 

 

1. Mô hình dữ liệu quan hệ

- Mô hình dữ liệu: Là một tập các khái niệm dùng để mô tả cấu trúc dữ liệu, các thao tác, phép tóan trên dữ liệu và các ràng buộc dữ liệu.

- Các loại mô hình dữ liệu: Mô hình phân cấp, mô hình quan hệ, mô hình hướng đối tượng,...

3.2.2. Các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ

(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được về các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ.

(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.

(5) Kết quả: Học sinh biết được về các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ.

Nội dung hoạt động

Giáo viên

Học sinh

Nội dung

(?) Kể tên các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ?

- Tham khảo SGK và trả lời.

 

- Mô hình dữ liệu quan hệ có các đặc trưng:

+ Về mặt cấu trúc: Dữ liệu được thể hiện trong các bảng. Mỗi bảng thể

1

  


- Nhận xét.

(?) Chúng ta đã biết cách mô tả dữ liệu. Vậy dữ liệu của Access được lưu trữ ở đâu, mô tả như thế nào?

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt nội dung, minh họa.

(?) Nhắc lại những thao tác đã học?

 

 

- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt nội dung, minh họa.

- Nêu một ví dụ về ràng buộc dữ liệu trên bảng và minh họa bằng CSDL cụ thể.

- Lắng nghe.

- Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời.

 

 

- Đại diện nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, ghi bài, quan sát.

- Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời.

 

 

- Đại diện nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, ghi bài và quan sát.

- Lắng nghe, ghi bài và quan sát.

 

hiện thông tin về một chủ thể bao gồm các hàng và các cột. Mỗi hàng cho thông tin về một cá thể. Mỗi cột là một thuộc tính của chủ thể.

 

 

+ Về mặt thao tác trên dữ liệu: Như cập nhật, khai thác dữ liệu.

 

 

 

 

 

+ Về mặt các ràng buộc dữ liệu: Dữ liệu trong bảng phải thỏa mãn một số ràng buộc.

 

3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng

(1) Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được về mô hình dữ liệu, các loại mô hình dữ liệu, các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ.

(2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.

(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.

(5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

Nội dung hoạt động

3.3.1. Hoạt động luyện tập

- Nắm khái niệm mô hình dữ liệu;

- Nắm một số mô hình mô hình dữ liệu phổ biến;

- Nắm các đặc trưng của mô hình dữ liệu quan hệ.

3.3.2. Hoạt động vận dụng

Câu 1: Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là:

A. Mô hình phân cấp  B. Mô hình dữ liệu quan hệ

C. Mô hình hướng đối tượng  D. Mô hình cơ sở quan hệ

1

  


Câu 2: Các khái niệm dùng để mô tả các yếu tố nào sẽ tạo thành mô hình dữ liệu quan hệ?

A. Cấu trúc dữ liệu  B. Các ràng buộc dữ liệu

C. Các thao tác, phép toán trên dữ liệu  D. Tất cả câu trên

Câu 3: Mô hình dữ liệu quan hệ được E. F. Codd đề xuất năm nào?

A. 1975  B. 2000  C. 1995 D. 1970

Câu 4: Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc thì dữ liệu được thể hiện trong các:

A. Cột (Field)  B. Hàng (Record)

C. Bảng (Table)  D. Báo cáo (Report)

Câu 5: Thao tác trên dữ liệu có thể là:

A. Sửa bản ghi  B. Thêm bản ghi

C. Xoá bản ghi  D. Tất cả đáp án

3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.

(2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học.

(4) Phương tiện: SGK, máy tính.

(5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án thực tế.

Nội dung hoạt động

HS về nhà học bài và xem trước nội dung 2. Cơ sở dữ liệu quan hệ của bài 10.

1

  

nguon VI OLET