VẬT LIỆU CƠ KHÍ

I.Mục tiêu:

 1/ Kiến thức:

  - Trình bày được thành phần, tỉ lệ cacbon, đặc điểm….của vật liệu kim loại màu, kim loại đen, vật liệu phi kim loại

  - Trình bày được tính chất của vật liệu cơ khí và ứng dụng của nó trong chế tạo cơ khí.

 2/ Kĩ năng:

  - Nhận biết được kim loại đen, kim loại màu, phi kim loại…

II.Chuẩn bị:

* Giáo viên:

Các mẫu vật liệu cơ khí.

Một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí.

* Học sinh:

- Đọc trước bài mới, tìm hiểu các dụng cụ đồ dùng được làm từ kim loại đen và màu.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH:

Hoạt động khởi động:

    Em hãy quan sát hình chiếc xe đạp và trả lời những câu hỏi sau:

 

 

Theo em, trong chiếc xe đạp có các loại vật liệu nào?

Các vật liệu đó vật liệu nào thuộc vật liệu kim loại, vật liệu nào thuộc vật liệu phi kim loại?


Em hãy kể các loại dụng cụ trong gia đình được làm từ những vật liệu đó?

Trao đổi với bạn, với nhóm và trình bày với giáo viên.

Giáo viên dẫn dắt vào bài mới với các đáp án của các nhóm.

2/ Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập:

 ( lưu ý tiến trình sư phạm: hoạt động cá nhân – hoạt động cặp đôi – hoạt động nhóm – hoạt động cả lớp. )

       Hình 1    Hình 2    Hình 3   

 

Hình 4     Hình 5   Hình 6(cửa đi)

Hình 7  ( lõi dây )   Hình 8 ( lõi dây )  nh 9

Hoạt động cá nhân: ( cho HS ghi nội dung thảo luận vào trong tập )

Quan sát các hình trên và cho biết các sản phẩm trong hình được làm bằng vật liệu gì, bằng cách điền vào bảng sau:


Tên

Vật liệu

Tên

Vật liệu

Tên

Vật liệu

Hình 1

 

Hình 4

 

Hình 7

 

Hình 2

 

Hình 5

 

Hình 8

 

Hình 3

 

Hình 6

 

Hình 9

 

 Trong các vật liệu trên, vật liệu nào thuộc kim loại đen, vật liệu nào thuộc kim loại màu?

 

Trao đổi với bạn ( nhóm ) và trình bày với giáo viên.

Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh.

2.1 Nội dung 1: Vật liệu kim loại

Hoạt động cá nhân:

Hãy đọc thông tin sau:

Vật liệu kim loại đen bao gồm gang,thépHYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A9p" HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A9p" các hợp kim của chúng(chứa đa phần là sắt). Thành phần chủ yếu của kim loại đen là sắt  cacbon.

Thành phần cacbon được đánh giá bằng phần trăm khối lượng. Nếu trong 100 kg thép có 1 kg cacbon thì thành phần cacbon là 1%. Khi hàm lượng cacbon nhiều hơn 2,14% ta có gang ( gang trắng, gang xám, gang dẻo ), nếu nhỏ hơn hoặc bằng 2,14% ta có thép.

Thép gồm có thép cacbon  thép hợp kim. Trên thực tế thép cacbon không có nghĩa là trong thành phần chỉ hoàn toàn là sắt và cacbon. Trong nền kim loại sắt, ngoài cacbon (<2,14%) còn có các tạp chất thông thường như Mn, Si, S, P và các tạp chất ngẫu nhiên như Cr, Ni, Cu, Ti.... Thép cacbon được dùng trong xây dựng và kết cấu cầu đường. Khi hàm lượng các chất trên cao hơn một giá trị nào đó thì thép sẽ được coi là thép hợp kim. Thép hợp kim là thép (với thành phần chính là sắt  cacbon) được nấu pha trộn với các nguyên tố hoá học khác (đồng, mangan, niken,...) với tổng lượng nguyên tố thêm vào nằm khoảng từ 1,0% đến 50% tổng khối lượng hỗn hợp để cải thiện chất lượng thép thành phẩm. Tuỳ theo số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép mà thay đổi độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn, sức bền và khả năng chống oxy hoá của thép thành phẩm. Thép hợp kim dùng làm dụng cụ gia đình, chi tiết máy.

Vật liệu kim loại màu chủ yếu là đồng ( Cu ), nhôm ( Al ) và hợp kim của chúng. Kim loại màu có đặc tính dễ kéo dài, dễ dát mỏng, có tình chống mài mòn, tính chống ăn mòn cao, đa số có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, ít bị oxi hóa trong môi trường

Thảo luận với các bạn trong nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

1/ Thành phần chủ yếu của kim loại đen là Fe và C, nếu là thép thì tỉ lệ cacbon chứa trong vật liệu là bao nhiêu?

< 2,14 %  B. > 2,14 % C. = 2,14 % D. < hoặc = 2,14%

2/ Các sản phẩm sau, sản phẩm nào được làm từ thép hợp kim?

Thép xây dựng B.  Cửa sổ C. Ổ bi ( bạc đạn ) D. Lưỡi cưa


3/ Hãy nêu ưu điểm của kim loại màu so với kim loại đen?

Các nhóm trình bày kết quả với giáo viên ( khoảng 3 nhóm )

Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả của các nhóm và chốt kiến thức.

Vật liệu phi kim loại:

Hoạt động cá nhân:

Phát phiếu học tập ( hoặc sử dụng bảng phụ )cho học sinh thực hiện:

 

Tên sản phẩm

Lốp xe

Vỏ ổ điện

Vỏ tay cầm chiếc kéo

Túi nilon

Vỏ bút bi

Nệm giường ngũ

Ống luồn dây điện

Vật liệu

 

 

 

 

 

 

 

Hãy phân loại các vật liệu trên theo bảng sau:

 

Chất dẻo nhiệt

 

Chất dẻo nhiệt rắn

 

Cao su tự nhiên

 

Cao su nhân tạo

 

Trao đổi với bạn, nhóm và trình bày với giáo viên.

Các nhóm trình bày kết quả với giáo viên ( khoảng 3 nhóm )

Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả của các nhóm và chốt kiến thức.

2.3 Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí:

 Hoạt động cá nhân và thảo luận theo cặp:

 Đọc thông tin sau:

Hoa là một học sinh đang học lớp 8, trong một lần Mẹ của Hoa bảo Hoa đi chơ mua một cái nồi để nấu canh cho gia đình. Hoa đi vào một cửa hàng bán đầy đủ tất cả các loại nồi, sau một hồi lựa chọn, Hoa không biết phải lựa chọn cái nào để sử dụng mà không bị Mẹ trách. Em hãy giúp tư vấn cho Hoa để lựa chọn một cái nồi đem về để được Mẹ khen.

Trả lời kết quả với giáo viên.


Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức ( Một vật liệu cơ khí luôn có các tính chất cơ bản: cơ học, vật lý, hóa học, và công nghệ. Tùy theo mục đích sử dụng mà người ta chọn những vật liệu cơ khí có tính chất phù hợp)

Em Hãy so sánh về các tính chất cơ bản của thép và chất dẻo theo bảng sau:

Các tính chất

Thép

Chất dẻo

Cứng

 

 

Dẻo

 

 

Bền

 

 

Dẫn nhiệt

 

 

Dẫn điện

 

 

Chịu mài mòn

 

 

Chịu axit

 

 

 

Báo cáo kết quả với giáo viên

Giáo viên kiểm tra, đánh giá và chốt kiến thức.

Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng: ( cho thực hiện ở nhà )

Em hãy trao đổi với ba, mẹ và người thân để tìm hiểu một công việc sau: em muốn đóng một cái kệ để đựng đồ trang trí ngay ở bàn học tập, thì em cần các loại vật liệu nào để hoàn thành sản phẩm đó ?

Mỗi cá nhân thực hiện một phiếu học tập riêng, và nộp lại cho giáo viên. Giáo viên nhận xét và ghi nhận sản phẩm của học sinh.( không bắt buộc tất cả HS phải thực hiện )

 

 

nguon VI OLET