Giáo án Hóa Học 10                                                                              Người soạn: Nguyễn Thanh Tiến

Tuần 2                                      

Tiết 5       Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. ĐỔNG VỊ

Ngày soạn:....../....../ ......

Ngày dạy:....../....../ ....... 

                                      

I.  Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Điện tích hạt nhân, số khối của hạt nhân nguyên tử.

- Định nghĩa nguyên tố hoá học trên cơ sở điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử, Kí hiệu nguyên tử.

- Đồng vị. Nguyên tử khối và cách tính nguyên tử khối trung bình.

2. Kỹ năng

  HS được rèn kĩ năng giải các bài tập liên quan các vấn đề sau: Điện tích hạt nhân, số khối, kí hiệu nguyên tử, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

    Giáo án, h thống câu hỏi nhằm phục v cho bài học.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa hóa học lớp 10.

- Xem những kiến thức liên quan đến hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị.

III. Phương pháp

  Phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm.

IV. Tiến trình lên lớp

    1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số

    2. Kiểm tra bài cũ:

    -Trình bày thành phần cấu tạo nguyên tử ? BT4-SGK.

    - Nêu đặc điểm từng thành phần cấu tạo nguyên tử ?

    3. Tổ chức hoạt động dạy và học

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1:

GV: hỏi HS: Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

Hạt nhân nguyên tử N có 7 proton. Điện tích hạt nhân, số đơn vị điện tích hạt nhân, số electron của N là bao nhiêu ?

HS: Trả lời

+ Hạt nhân nguyên tử gồm p và n, chỉ có p mang điện.

+ 1p điện tích là 1+ N có điện tích hạt nhân là 7+, nguyên tử trung hòa về điện số p = số electron.

GV: nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động 2:

GV: định nghĩa số khối sau đó cho HS áp dụng công thức A = Z + N để giải một số bài tập:

- Hạt nhân nguyên tử O có 8 p và 8 n, tìm số khối của hạt nhân O.

- Nguyên tử F có A = 19, Z = 9. Tìm số e, p, n của nguyên tử F.

HS: vận dụng công thức làm bài tập

GV: nhận xét, rút ra kết luận.

Hoạt động 3:

GV: Trình bày để HS hiểu được định nghĩa nguyên tố hoá học.

Chú ý : tính chất nguyên tử chỉ được giữ nguyên khi điện tích hạt nhân được bảo toàn. Z thay đổi thì t/c cũng thay đổi.

GV: Hiện tại có khoảng 92 nguyên tố HH có trong tự nhiên, 18 NTHH được tổng hợp trong phòng thí nghiệm.

HS: nghe giảng và ghi bài.

Hoạt động 4:

GV: yêu cầu HS đọc định nghĩa số hiệu nguyên tử, sau đó phân tích định nghĩa.

 

GV: Hướng dẫn cách ghi kí hiệu nguyên tử.

Áp dụng: ghi kí hiệu nguyên tử một số nguyên tố sau : Na, O, Fe.

 

GV: Kí hiệu nguyên tử cho ta biết điều gì? Áp dụng váo các nguyên tố trên.

HS: nghe giảng và ghi bài.

Hoạt động 5:

GV và HS : giải bài tập:

Tính số p, số n của proti, đơteri, triti có KHNT như sau:

→ yêu cầu trả lời :

proti : hạt nhân chỉ có 1 p            

 đơteri hạt nhân có 1p, 1n

triti : hạt nhân có 1p, 2n

→ Các nguyên tử trên có cùng số p nên cùng đthn, sẽ thuộc cùng một nguyên tố hoá học.

    chúng có khối lượng khác nhau do có số n khác nhau.

→ Định nghĩa đồng vị.

GV : hiện tại có khoảng 340 đồng vị tự nhiên và hơn 2400 đồng vị nhân tạo. Chúng có rất nhiều ứng dụng .

Hoạt động 6:

GV: hướng dẫn HS tìm nguyên tử khối của H.

 

 

GV: NTK là gì?

HS: dựa vào SGK trả lời.

GV: nhận xét, rút ra kết luận

Áp dụng: xác định NTK của nguyên tử P, S ?

 

 

 

 

Hoạt động 7:

GV: Hầu hết các nguyên tố là hỗn hợp nhiều đồng vị nên NTK của nguyên tố chính là NTK trung bình của hỗn hợp các đòng vị tính theo tỉ lệ phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị.

GV: hướng dẫn thành lập công thức tính NTK trung bình.

 

 

 

 

 

HS: nghe giảng và ghi bài.

  1. Hạt nhân nguyên tử
  1. Điện tích hạt nhân.

-   Hạt nhân có Z proton → điện tích hạt nhân là Z+ → số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.

-   Nguyên tử trung hoà về điện → số p = số e.

-   Kết luận : số đơn  vị điện tích hạt nhân Z = số p = số e

 

 

 

 

2. Số khối

   Z : tổng số hạt p; N : tổng số hạt n

→ số khối A = Z + N

- Số Đvđthn Z và số khối A : đặc trưng cho hạt nhân và cũng là đặc trưng cho nguyên tử.

Vì: biết  A, Z → số n = N = A – Z

                   Z → số p = số e

 

 

II. Nguyên tố hoá học

1. Định nghĩa

- Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

- Ví dụ: các nguyên tử có Z = 12 đều thuộc nguyên tố Mg, chúng đều có 12 p ở hạt nhân và 12 e ở lớp vỏ.

 

 

 

 

2. Số hiệu nguyên tử

  Số đvđthn nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là Z

3. Kí hiệu nguyên tử

       

 

KHNT cho ta biết :

số hiệu nguyên tử Z = số đthn= số p = số e.

số n = A Z.

III. Đồng vị

Ví dụ:

Xác định số p, n trong các đồng vị của hiđro:

Đồng vị   ()  ()

Tên proti Đơteri Triti

Z 1 1 1

n 0 1 2

A 1 2 3

 

- Các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau số n do đó số khối A của chúng khác nhau.

-   Các đồng vị được xếp vào cùng một ô trong bảng HTTH.

 

IV. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hoá học

1. Nguyên tử khối

Ví dụ : xét nguyên tử hidro

+ mH = 1,6735.10-27 kg ≈ 1 u

+ nguyên tử khối :

 Kết luận : NTK là khối lượng tương đối của nguyên tử cho biết nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.

Ta có KLNT = Σmp + Σmn + Σme.

me << mp, mn nên :

mng tử ≈∑ mp+∑ mn

vì  mp ≈ mn ≈ 1u nên NTK = A

2. Nguyên tử khối trung bình

- Trong bảng HTTH, khối lượng nguyên tử của các nguyên tố là khối lượng trung bình, vì các nguyên tố đều có đồng vị.

- Giả sử nguyên tố X có các đồng vị có số khối lần lượt là A1, A2, A3… và thành phần % tương ứng là x1, x2, x3… thì:

-  Ví dụ: cacbon tự nhiên là hỗn hợp 2 đồng vị  

    C-12, C-13. Trong đó C-12 chiếm 98,9%.

    Tính NTK TB của C.

Đs :

 

4. Củng cố:

    GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau để HS nắm lại bài:

- Điện tích hạt nhân ? Số khối ?

- Định nghĩa nguyên tố hóa học ? Số hiệu nguyên tử ? Kí hiệu nguyên tử ?

- Định nghĩa đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình ?

5. Dặn dò: làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 SGK-14

                   1, 2, 3, 4, 5, 6SGK- 18 nhắc HS tiết sau luyện tập.

Nhận xét và rút kinh nghiệm sau tiết dạy

..................................................................................

..................................................................................

..................................................................................

..................................................................................

 

 

 

 

 

1

 

nguon VI OLET