Tuần: 1 -- Tiết 2

HÌNH CHIẾU

 

1. Mục tiêu:

1.1 Kiến thức:

- HS biết: Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kĩ thuật

- HS hiểu: Khái niệm hình chiếu, vị trí các hình chiếu trên bản vẽ kĩ thuật

1.2 Kĩ năng:

HS nhận biết được các loại hình chiếu và vị trí các hình chiếu.

1.3 Thái độ:

Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kĩ thuật.

2. Nội dung bài học:

- Các hình chiếu vuông góc

- Vị trí các hình chiếu

3. Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên:

- Hộp dạng hình hộp chữ nhật; bìa cứng gấp thành ba mặt phẳng

3.2 Học sinh:

+ Xem trước nội dung bài.

4. Tổ chức các hoạt động học tập:

4.1 Ổn định lớp và kiểm diện (1p):

8A1: 

4.2 Kiểm tra miệng:

1. Vì sao nói bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng trong kĩ thuật?

2. Bản vẽ kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?

3. Có mấy hình chiếu vuông góc?

TL:

1. Vì những người làm công tác kĩ thuật hiểu được và trao đổi các ý tưởng kĩ thuật bằng bản vẽ

2. Khi chế tạo các sản phẩm hay thi công các công trình, sử dụng tốt và an toàn các sản phẩm, các công trình đó cần phải có bản vẽ thuật của chúng.

3. Có 3 hình chiếu vuông góc.

4.3. Tiến trình bài học:

Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết bản vẽ kĩ thuật được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất, đời sống và trong nhiều lĩnh vực khác. Do đó, để đọc được bản vẽ kĩ thuật trước hết phải hiểu rõ về các hình chiếu. Vậy thế nào là hình chiếu và bao gồm những loại hình chiếu nào?

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu.

Mục tiêu: HS biết được khái niệm về hình chiếu.

HS quan sát hình 2.1 SGK/ 8

GV: Hình 2.1 diễn tả nội dung gì?

HS các vật được chiếu lên 1 mặt phẳng

GV Chĩ rõ vật thể, tia chiếu, mặt phẳng chiếu, hình chiếu trên hình.

GV Thế nào là hình chiếu của vật thể?

 

 

GV: Mặt phẳng chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng chiếu hay mp hình chiếu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép chiếu

Mục tiêu: HS biết được các phép chiếu

GV yêu cầu HS quan sát hình 2.2 và thảo luận theo bàn để nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu.

HS cử đạo diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét

Gv: Đặc điểm của các tia chiếu khác nhau có các phép chiếu khác nhau. Vậy có những loại phép chiếu nào? Nêu đặc điểm của từng loại phép chiếu?

HS trả lời có 3 loại phép chiếu.

GV thông báo công dụng của các phép chiếu như SGK

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc

Mục tiêu: HS hiểu về hình chiếu vuông góc

GV yc HS quan sát hình 2.3 và tìm hiểu thông tin

GV giới thiệu mô hình 3 mặt phẳng chiếu

HS chỉ và nêu tên 3 mặt phẳng chiếu trên mô hình

 

 

GV đặt hộp phấn lên mô hình mp chiếu

Vị trí các vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng chiếu?

GV thông báo: Khi lần lượt chiếu vuông góc vật thể theo 3 hướng khác nhau lên 3 mặt phẳng chiếu sẽ nhận được các hình chiếu tương ứng.

HS quan sát hình 2.4

GV Có những loại hình chiếu nào?

HS hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh.

GV Ba hình chiếu này có hướng chiếu như thế nào?

 

 

 

 

 

GV cho HS quan sát lại mô hình 3 mặt phẳng chiếu

GV thông báo: Trong bản vẽ kĩ thuật người ta xây dựng 3 mặt phẳng chiếu thành 1 mặt phẳng chiếu.

GV mở 3 mặt phẳng chiếu 1 mặt phẳng chiếu

Hoạt động 4: Tìm hiểu vị trí các hình chiếu trên bản vẽ

Mục tiêu: HS biết được vị trí các hình chiếu trên bản vẽ.

GV yêu cầu HS quan sát hình 2.5

GV:Vị trí các hình chiếu được sắp xếp như thế nào trên bản vẽ?

 

 

 

 

 

GV Mối liên hệ giữa các hình chiếu trong bản vẽ như thế nào?

GV nhấn mạnh lưu ý như SGK

 

I. Khái niệm về hình chiếu:

 

 

 

 

 

 

Chiếu vật thể lên một mặt phẳng thu được một hình gọi là hình chiếu của vật thể.

 

 

II. Các phép chiếu:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có ba loại phép chiếu:

- Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu đồng quy tại một điểm (tâm chiếu)

- Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau

- Phép chiếu vuông góc: các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.

 

III. Các hình chiếu vuông góc:

1. Các mặt phẳng chiếu:

 

 

- Mặt chính diện gọi là mặt phẳng chiếu cạnh

- Mặt nằm ngang gọi là mặt phẳng chiếu bằng

- Mặt cạnh bên phải gọi là mặt phẳng chiếu cạnh

 

2. Các hình chiếu:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hình chiếu đứng: có hướng chiếu từ trước tới.

- Hình chiếu bằng: có hướng chiếu từ trên xuống.

- Hình chiếu cạnh: có hướng chiếu từ trái sang.

 

 

 

 

 

 

IV. Vị trí các hình chiếu:

 

 

 

 

 

- Hình chiếu đứng: ở góc trên bên trái bản vẽ.

- Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng.

- Hình chiếu cạnh: ở bên phải hình chiếu đứng.

4.4 Tổng kết (7p)

1. Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào?

2. Mối quan hệ giữa các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào?

3. BTa (SGK/ 10)

1. - Hình chiếu đứng: ở góc trên bên trái bản vẽ.

- Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng.

- Hình chiếu cạnh: ở bên phải hình chiếu đứng.

2. Hình chiếu cạnh cao bằng hình chiếu đứng, rộng bằng hình chiếu bằng.

3. Hướng chiếu A: hình chiếu 2; hướng chiếu B: hình chiếu 3; hướng chiếu C: hình chiếu 1

4.5 Hướng dẫn học bài: (7p)

- Đối với tiết học này:

+ Cần nắm: Đặc điểm các hình chiếu và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ.

+ Học bài và trả lời các câu hỏi SGK/ 10

+ Làm tiếp bài tập b/ 10

- Đối với bài mới:

+ Nghiên cứu bài “Bản vẽ các khối đa diện”. Hoàn thành bản 4.1; 4.2; 4.3 vào tập bài tập

+ Chuẩn bị: Mỗi nhóm đem theo 1 hộp thuốc lá, 1 đai ốc 6 cạnh

5. Phụ lục:


 

nguon VI OLET