Ngày soạn:27/12/2019
Người soạn: Huỳnh Minh Trung


BÀI 22: CLO

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Biết được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Hiểu được tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim mạnh, có tính oxi hoá mạnh (tác dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử.
- Trình bày được trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế của Clo.
2. Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét.
- Viết các phương trình hóa học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.
- Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ:
- Giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn Hóa Học, tích cực tham gia xây dựng bài, phát biểu những kiến thức mình tìm hiểu được, có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học.
- Năng lực thực hành Hóa Học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học.
- Năng lực vận dụng Hóa Học vào đời sống thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo Viên: Giáo án, phương tiện trực quan.
- Học Sinh: Nghiên cứu bài trước ở nhà, ôn lại các kiến thức về cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn và tính chất của các nguyên tố nhóm VIIA.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Phương pháp thuyết trình vấn đáp.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy học.
3. Nội dung bài mới: 2’
- Ngày nay, hầu hết ở địa phương chúng ta, “nước sạch” đều đã có mặt đúng không nào ? . Khi sử dụng nước sạch chúng ta đều thấy có mùi mà người ta hay nói với nhau rằng đó là mùi nước sạch. Thực chất, đó là mùi clo, ở các nhà máy lọc nước, Clo được cho vào để khử trùng và loại bỏ tạp chất hữu cơ ? Vậy, Clo có tính chất gì mà người ta lại dùng để cho vào làm khử trùng nước sinh hoạt thì thầy và các em cùng đi vào bài học ngày hôm nay bài 22 Clo.

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của Clo (5’)

- Cho HS quan sát bình đựng khí clo (bằng hình ảnh) và trả lời về trạng thái và màu sắc.
- Nói rằng , Clo là một chất khí rất độc, vậy em hãy cho biết ảnh hưởng của Clo đến môi trường và sức khỏe như thế nào ?
- Gv nhận xét và bổ sung : Clo khi lên tới 1.000 ppm trở lên rất nguy hiểm . Nó được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất như một vũ khí hóa học.
- GV cung cấp kiến thức : Ở Việt nam đã từng có vụ nổ khí Clo ở quận 2 thành phố Hồ Chí Minh . Nồng độ khí đậm đặc khiến cho 6 bệnh nhân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng khó thở, cổ họng đau rát, tức ngực... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và môi trường xung quanh.

- Clo là chất khí màu vàng lục.
- Tỉ khối hơi của clo so với không khí là:

(Clo nặng gấp 2.5 lần không khí.
- Học sinh trả lời : Khí Clo gây kích thích hô hấp, dạng lỏng nó có thể làm cháy da.
- Nồng độ Clo cao cũng là một nguyên nhân gây mưa axit, ảnh hưởng tới môi trường .
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Clo là chất khí màu vàng lục, rất độc.
- Tan nhiều trong nước và các dung môi hữu cơ.

(Clo nặng gấp 2.5 lần không khí.



Khí Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như bezen, etanol, hexan...

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của Clo (20’)

- Độ âm điện của nguyên tố Cl? Nhận xét?
- Viết cấu hình electron của Clo? Nhận xét?
- Tính chất hóa học cơ bản của clo là gì?








1. Tác dụng với kim loại:
- Học sinh quan sát các hình 5.1 và 5.2 trong sách giáo khoa
nguon VI OLET