Ngày soạn: 29.11.2020
Ngày giảng: 2.12.2020 GV: Bùi Thị Minh Hồng – Trường TH&THCS Tân Nguyên
Tiết 25: Bài 27: MỐI GHÉP ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được khái niệm về mối ghép động.
- Hiểu được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép động.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn luyện năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án, bài giảng điện tử, máy chiếu.
- Mộ số đồ dụng là ứng dụng của mói ghép động: ghế gấp, pít tông – xilanh, quạt điện, bản lề cửa, quả địa cầu…
2. Học sinh:
- Đọc trước và tìm hiểu trước bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định: KTSS: Lớp 8A:………..
2.Kiểm tra bài cũ:
1.Kể tên các loại mối ghéptháo được và nêu công dụng của các mối ghép đó?
Trả lời:
- Các mối ghép tháo được gồm: Mối ghép bằng ren, then và chốt.Trong mối ghép bằng ren gồm có:
+ Mối ghép bu lông.
+ Mối ghép vít cấy
+ Mối ghép đinh vít.
- Công dụng: Dùng để ghép nhiều chi tiết đơn giản thành phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chế tạo, lắp ráp, bảo quản và sửa chữa.
3.Nội dung nên lớp:
A. Hoạt động1: khởi động:
- GV để 1 chiếc quạt trên bàn giáo viên và gọi 1 học sinh nên giúp cô bật chiếc quạt nên đồng thời cho quạt quay đi quay lại.
- Yêu cầu cả lớp quan sát chiếc quạt khi ta bật công tắc và nhận xét: - Quạt hoạt động như thế nào?
HS trả lời:
- Khi quạt hoạt động cánh quạt quay và đồng thời quạt còn quay đi quay lại được. Vậy trong cấu tạo của quạt có sử dụng mối ghép động thế mối ghép động là gì, ứng dụng ở những đâu cô và các em sẽ đi tìm hiểu trong bài hôm nay.
B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CHÍNH

Chuyển giao nhiệm vụ:
- Một bạn nào nên bảng giúp cô thực hiện gấp mở chiếc ghế gấp này nào.
- Cả lớp cùng quan sát kỹ bạn làm nhé.
- GV chiếu chiếc ghế đang gấp mở 1 lần để hs quan sát.
- GV yêu cầu giờ các em thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sau:(3 phút)
1. Chiếc ghế gồm mấy chi tiết:……….
2. Các chi tiêt được ghép với nhau bằng mối ghép gì:…………
Tại các điểm nào………………………
- Hết thời giời gian các nhóm báo cáo kết quả.
- GV: Nhận xét và chốt lại đáp án.
GV giao nhiệm vụ: hs hoạt động cá nhân(1phút)
- Khi mở ghế ra và gập ghế lại, tại các mối ghép A, B, C, D các chi tiết sẽ như thế nào với nhau?
- Yêu cầu hs đọc thông tin.
Vậy em hãy nêu khái niệm và công dụng của mối ghép động:
- GV chột lại khái niệm và công dụng của mối ghép động
- GV yêu cầu 1 hs đọc thông tin về cơ cấu, 1 hs đọc ví dụ.
- GV phân tích cơ cấu trên hình 27.2
- Yêu câu học sinh phát biểu cơ cấu là gì?
- GV nhận xét và kết luận
- GV nêu ra một số cơ cấu:
+ Cơ cấu truyền động ăn khớp.
+ Cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.
+ Cơ cấu tay quay - con trượt
GV nêu giờ chúng ta đi vào tìm hiểu các loại cơ cấu:
- GV giao nhiệm vụ: Các em hãy quan sát hình 27.3 vàthảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau:( 2 phút)
- Mối ghép pittông – xilanh có mặt tiếp xúc là:……………………
- Mối ghép sống trượt – rãnh trượt có mặt tiếp xúc là .. …..
- HS các nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung sau đó gv nhận xét và chốt
- GV chiếu hình 27.3 yêu cầu hs qs và
- GV giao nhiệm vụ(cá nhân) hs thực hiện.
1. Trong khớp tịnh tiến, các điểm trên cùng một vật chuyển động như thế nào?
2. Khi khớp tịnh tiến làm việc, hai chi tiết trượt trên nhau sẽ xảy
nguon VI OLET