Ngày soạn: …./09/2020 Tiết thứ: 3

CHƯƠNG II: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
I.1. Mục tiêu của chương
a. Kiến thức:
- Biết cấu trúc một chương trình viết trên Turbo Pascal.
- Biết các kiểu dữ liệu, các phép toán, biểu thức, câu lệnh gán, thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản.
- Biết thực hiện chương trình trong môi trường Turbo Pascal.
b. Kĩ năng:
- Biết viết đúng các biểu thức đơn giản trong chương trình. Không nhầm lẫn giữa cách viết biểu thức trong Turbo Pascal với cách viết trong Toán học, đồng thời bước đầu quan tâm đúng m ức tới độ ưu tiên của các phép toán trong biểu thức.
- Biết khởi động, thoát khỏi Turbo Pascal.
- Biết soạn thảo, dịch và thực hiện một số chương trình Turbo Pascal đơn giản theo bài mẫu có sẵn. Bước đầu làm quen với lập trình giải một vài bài toán đơn giản trong SGK.
c. Tư duy, thái độ:
- Tư duy tin học.
- Nghiêm túc học tập khi tiếp xúc với nhiều quy định nghiêm ngặt trong lập trình.
- Có ý thức cố gắng học tập vượt qua những lúng túng khó khăn ở giai đoạn bắt đầu học lập trình.
- Ham muốn giải các bài tập bằng lập trình, trước mắt thấy được lợi ích của lập trình phục vụ tính toán và giải được một số bài toán đã nêu trong nội dung của chương.
d. Phát triển năng lực: Tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề, đọc-hiểu, thiết kế thuật toán, tổ chức dữ liệu và lập trình, mô hình hóa thuật toán đơn giản trên ngôn ngữ lập trình.
I.2. Nội dung chính của chương
- Cấu trúc chương trình Turbo Pascal đơn giản.
- Một số kiểu dữ liệu chuẩn: Nguyên, thực, kí tự, logic, miền con.
- Khai báo biến.
- Phép toán: số học, quan hệ, logic; Biểu thức: biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan hệ, biểu thức logic; Câu lệnh gán.
- Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản.
- Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.

§3: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết cấu trúc chung và các thành phần của một chương trình đơn giản.
2. Kĩ năng:Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản.
3. Thái độ : Ý thức tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NNLT khi làm việc với máy tính. Tính cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ và thận trọng khi lập trình.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt:
+Xây dựng hình thành được những hiểu biết ban đầu về cấu trúc chương trình
+Vận dụng được kiến thức bài học để phân biệt phần khai báo, phần thân
+ Nắm vững được vai trò của các phần trong chương trình.
- Năng lực sử dụng CNTT: Hình thành kĩ năng với cấu trúc chương trình
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: SGVTH11, SGKTH11, máy tính, màn tương tác, giáo án và một số tài liệu có liên quan.
2. Học sinh: SGKTH11, SBTTH11 vở ghi và đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU
- Thảo luận, làm việc nhóm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định tổ chức lớp:
Lớp
11A1
11A2
11A3
11A4
11A5

Ngày giảng






Sĩ số






Vắng







Tiến trình bài học
A. KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và phát hiện kiến thức mới (8’)
(1). Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ và hình thành kiến thức mới.
(2). Phương pháp: Rèn tư duy phân tích và so sánh tương tự.
(3). Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm
(4). Phương tiện dạy học: Máy tính, màn tương tác
(5). Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm HS trên bảng phụ
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

- Đưa bài tập trên máy chiếu.












- Chia nhóm HS thành 4 nhóm. Thảo luận trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
nguon VI OLET