TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN  KẾ HOẠCH BÀI HỌC CÔNG NGHỆ 8

 

Ngày dạy: .......

Tuần: 15 - Tiết  29

BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

1.MỤC TIU

  1.1.Kiến thức

-Hiểu được cấu tạo,nguyên lí hoạt động và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng

1.2.Kỹ năng

-Trình bày được khái niệm biến đổi chuyển động

-Trình bày được vai trò  của cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến;chuyển động quay thành chuyển động lắc

1.3.Thái độ

-Yêu thích tìm hiểu nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu biến đổi chuyển động

-Giáo dục hướng nghiệp

2. NỘI DUNG HỌC TẬP

-Khái niệm về biến đổi chuyển động

- Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

- Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc

3.CHUẨN BỊ

  3.1.Gio vin

-Đồ dùng dạy học:Cơ cấu bánh răng-thanh răng;cơ cấu vít-đai ốc;cơ cấu tay quay-thanh lắc

  3.2.Học sinh

-Đọc trước bài 30:Biến đổi chuyển động

-Quan sát chiếc máy khâu ở gia đình(nếu có)

4- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

     4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện     

8A1…………………………………………………

    4.2. Kiểm tra miệng(3’)

    -Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động?(4 đ)

 Trả lời

+Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu.

            +Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau

Vậy,nhiệm vụ của các bộ truyền chuyển động là truyền và biến đổi tốc độ cho phù hợp với tốc độ của các bộ phận trong máy

 -Đĩa xích cuả xe đạp có 60 răng,đĩa líp có 30 răng.Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?(6 đ)

Như vậy trục của líp sẽ quay nhanh hơn trục của đĩa 2 lần

4.3. Tiến trình bi học (37’)

 *Tổ chức tình huống học tập(2’)

-Gv:Cơ cấu biến đổi chuyển động là khâu nối giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy.Thông thường động cơ thực hiện chuyển động quay đều,còn các bộ phận công tác có nhiều dạng chuyển động khác nhau. Bài này sẽ giới thiệu một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường gặp trong máy

 

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

*Hoạt động 1(13’)Tìm hiểu tại sao cần biến đổi chuyển động?

Mục tiu:Học sinh hiểu tại sao cần biến đổi chuyển động?

-Gv:Cho HS quan sát hình 30.1sgk và đọc những thông tin mục I sgk

-Hs:Quan sát hình 30.1sgk và đọc những thông tin mục I sgk

-Gv:Tại sao chiếc kim máy khâu lại chuyển động tịnh tiến được?

-Hs:Vì nó được truyền chuyển động từ vô lăng bị dẫn

-Gv:Hãy mô tả chuyển động của bàn đạp,thanh truyền và bánh đai?

-Hs:

  +Chuyển động của bàn đạp:bập bênh

  +Chuyển động của thanh truyền:tịnh tiến

  + Chuyển động của bánh đai:tròn

-Gv:Các chuyển động trên đều bắt nguồn từ một chuyển động ban đầu,đó là chuyển động bập bênh của bàn đạp

Vậy trong máy cần có cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi một dạng chuyển động ban đầu(thường là chuyển động quay tròn đều của động cơ)thành các dạng chuyển động khác(chuyển động thẳng tịnh tiến, chuyển động lắc…)cho các bộ phận công tác của máy nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định

 

 

 

 

*Hoạt động 2(22’)Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động

Mục tiu:Học sinh hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động

-Gv:Yêu cầu hs quan sát hình 30.2 và đọc thông tin sgk mục II

-Hs:Quan sát hình 30.2 và đọc thông tin sgk mục II

-Gv:Mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay -con trượt?

-Hs:Tay quay,thanh truyền,con trượt,giá đỡ

 

-Gv:Khi tay quay 1 quay đều,con trượt 3 sẽ chuyển động như thế nào?

-Hs:Tịnh tiến

-Gv:Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động?

-Hs:Khi đầu B chuyển động từ dưới lên(theo quỹ đạo tròn)hoặc ngược lại

-Gv:Từ điểm chết trên(điểm cao nhất) đến điểm chết dưới(điểm thấp nhất) của vòng tròn

-Gv:Yêu cầu HS phát biểu nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay-con trượt

-Hs: Phát biểu nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay-con trượt như sgk

 

 

 

 

-Gv:Cơ cấu này được ứng dụng trên những máy nào mà em biết?

-Hs: Máy khâu đạp chân,máy cưa gỗ

-Gv:Hãy kể thêm những cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến?

-Hs:Cơ cấu:bánh răng-thanh răng,vít-đai ốc

-Gv:Cơ cấu:bánh răng-thanh răng (nâng hạ mũi khoan), vít-đai ốc(trên ê tô và bàn đạp),cơ cấu cam cần tịnh tiến(trong xe máy,ô tô)

Cho hs quan sát cơ cấu:bánh răng-thanh răng,vít-đai ốc

-Hs:Quan sát cơ cấu:bánh răng-thanh răng,vít-đai ốc

-Gv:Cho HS quan sát hình 30.4 vàcơ cấu tay quay-thanh lắc

-Hs:Quan sát hình 30.4 vàcơ cấu tay quay-thanh lắc

-Gv: Cơ cấu tay quay-thanh lắc gồm mấy chi tiết?chúng được ghép với nhau như thế nào?

-Hs: Cơ cấu tay quay-thanh lắc gồm tay quay,thanh truyền,thanh lắc,giá đỡ.Chúng được nối với nhau bằng các khớp quay

-Gv:Khi tay quay AB quay đều quanh điểm A thì thanh CD sẽ chuyển động như thế nào?

-Hs:Lắc qua lắc lại

-Gv:Có thể biến chuyển động lắc thành chuyển động quay được không?

-Hs:Được

-Gv:Nêu ứng dụng của cơ cấu này?

-Hs:Dùng trong nhiều loại máy như:máy dệt,máy khâu đạp chân,xe tự đẩy

*GDHN

-Có thể thay đổi tốc độ của các máy công tác  mà không cần nguồn động lực  có công suất lớn,tiêu hao nhiều năng lượng

-Có thể thay đổi hướng chuyển động theo yêu cầu hoạt động của các máy công tác,giảm kích thước,nguyên liệu chế tạo máy công tác,tiết kiệm năng lượng

I. Tại sao cần biến đổi chuyển động?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Các bộ phận trong máy có nhiều dạng chuyển động rất khác nhau

 

-Trong máy cần có cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi một dạng chuyển động ban đầu thành các dạng chuyển động khác cho các bộ phận công tác của máy nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định

-Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động,chúng gồm:

  +Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại

  +Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại

II.Một số cơ cấu biến đổi chuyển động

 

 

  1. Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến(cơ cấu tay quay-con trượt)

      a. Cấu tạo

            -Cơ cấu tay quay-con trượt gồm tay quay,thanh truyền,con trượt,giá đỡ.Ngoài khớp tịnh tiến giữa con trượt và giá đỡ,các khớp động còn lại đều là khớp quay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Nguyên lí làm việc

          -Khi tay quay 1 quay quanh trục A,đầu B của thanh truyền chuyển động tròn,làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4.Nhờ đó chuyển động quay của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.

     c. Ứng dụng

         -Cơ cấu này được dùng trong nhiều loại máy cần biến đổi chuyển động như máy khâu đạp chân,máy cưa gỗ,ô tô,máy hơi nước…

 

 

         -Trong kĩ thuật còn dùng các cơ cấu bánh răng-thanh răng,vít-đai ốc

 

 

 

 

 

 

 

 

   2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc(cơ cấu tay quay-thanh lắc)

      a. Cấu tạo

 

 

 

   -Cơ cấu tay quay-thanh lắc gồm tay quay,thanh truyền,thanh lắc,giá đỡ.Chúng được nối với nhau bằng các khớp quay

      b. Nguyên lí làm việc

Khi tay quay quay đều quanh trục A,thông qua thanh truyền,làm thanh lắc lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.Tay quay được gọi là khâu dẫn

     c. Ứng dụng

Cơ cấu tay quay-thanh lắc được dùng trong nhiều loại máy như:máy dệt,máy khâu đạp chân,xe tự đẩy…

 

4.4.Tổng kết (2’)

-Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay-con trượt,bánh răng-thanh răng?

Giống nhau

Khác nhau

Hai cơ cấu đều nhằm để biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại

-Cơ cấu bánh răng-thanh răng có thể biến đổi chuyển động quay đều của bánh răng thành chuyển động động tính tiến đều của thanh răng(và ngược lại)

-Còn trong cơ cấu tay quay-con trượt thì khi tay quay quay đều,còn trượt tịnh tiến không đều

4.5. Hướng dẫn học tập (3’)

*Đối với bài học ở tiết này

-Hiểu được cấu tạo,nguyên lí hoạt động và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng

 -Trình bày được khái niệm biến đổi chuyển động

-Trình bày được vai trò  của cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến;chuyển động quay thành chuyển động lắc

*Đối với bài học ở tiết tiếp theo

-Đọc trước bài 31:Truyền và biến đổi chuyển động

 -Kẻ trước mẫu báo cáo thực hành trang 108 sgk

5. PHỤ LỤC


 

1

NGUYỄN ĐỨC THẮNG NĂM HỌC: 2016 - 2017

 

nguon VI OLET