TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN  KẾ HOẠCH BÀI HỌC CÔNG NGHỆ 8

 

Ngày dạy: .......

Tuần: 16 -Tiết  32

THỰC HÀNH: TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG

 

1.MỤC TIÊU

  1.1.Kiến thức

-Tính toán được tỉ số truyền của các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động

1.2.Kỹ năng

-Đo được đường kính của các bánh đai

-Đếm được số răng  của bánh răng,xích

-Tháo,lắp ráp được các bộ truyền và biến đổi chuyển động đúng quy trình

1.3.Thái độ

-Nghiêm túc thực hành

-Giáo dục bảo vệ môi trường

-Giáo dục hướng nghiệp

2. NỘI DUNG HỌC TẬP

-Đo đường kính bánh đai,đếm số răng của bánh răng và đĩa xích

-Tháo,lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền

3.CHUẨN BỊ

  3.1.Gio vin

-Đồ dùng dạy học:Bộ truyền động đai,bộ truyền động bánh răng,bộ truyền động xích,mô hình trục khuỷu-thanh truyền;thước lá,thước cặp,kìm,mỏ lết

  3.2.Học sinh

-Đọc trước bài 31:Truyền và biến đổi chuyển động

-Kẻ trước mẫu báo cáo thực hành trang 108 sgk

4- TỔ CHỨC CC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

     4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện     

8A1…………………………………………………

    4.2. Kiểm tra miệng(3’)

-Nêu cấu tạo,nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay –con trượt?(6 đ)

Trả lời:

+Cấu tạo:Cơ cấu tay quay-con trượt gồm tay quay,thanh truyền,con trượt,giá đỡ.Ngoài khớp tịnh tiến giữa con trượt và giá đỡ,các khớp động còn lại đều là khớp quay

 

 +Nguyên lí làm việc:Khi tay quay 1 quay quanh trục A,đầu B của thanh truyền chuyển động tròn,làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4.Nhờ đó chuyển động quay của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt

 +Ưng dụng của cơ cấu tay quay –con trượt được dùng trong nhiều loại máy cần biến đổi chuyển động như máy khâu đạp chân,máy cưa gỗ,ô tô,máy hơi nước…

  -Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay-con trượt,bánh răng-thanh răng?(4 đ)

Giống nhau

Khác nhau

Hai cơ cấu đều nhằm để biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngược lại

Cơ cấu bánh răng-thanh răng có thể biến đổi chuyển động quay đều của bánh răng thành chuyển động động tính tiến đều của thanh răng(và ngược lại)

Còn trong cơ cấu tay quay-con trượt thì khi tay quay quay đều,còn trượt tịnh tiến không đều

4.3. Tiến trình bi học (37’)

 *Tổ chức tình huống học tập(2’)

-Gv:Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu báo cáo của HS

-Hs:Nhóm trưởng báo cáo

-Gv:Nêu rõ mục đích và yêu cầu của bài thực hành

-Tính toán được tỉ số truyền của các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động

            +Đo được đường kính của các bánh đai

 +Đếm được số răng  của bánh răng,xích

 +Tháo,lắp ráp được các bộ truyền và biến đổi chuyển động đúng quy trình

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

*Hoạt động 1(10’)Tìm hiểu cấu tạo của các bộ truyền chuyển động

Mục tiu:Học sinh tìm hiểu cấu tạo của các bộ truyền chuyển động

-Gv:Giới thiệu các bộ truyền chuyển động,tháo từng bộ truyền chuyển động cho HS quan sát cấu tạo các bộ truyền

-Hs:Quan sát cấu tạo các bộ truyền

-Gv:Hướng dẫn HS quy trình tháo và quy trình lắp

  +Vẽ sơ đồ quy trình tháo

  +Cần chú ý trong khi tháo:Sắp xếp các chi tiết được tháo theo trình tự nhất định

  +Vẽ sơ đồ quy trình lắp

  +Cần chú ý trong khi tháo:Việc lắp ráp các bộ truyền phải theo một trật tự nhất định,tuân thủ theo quy trình tháo lắp và điều chỉnh các bộ truyền động sao cho chúng hoạt động bình thường

-Gv:Hướng dẫn HS phương pháp đo đường kính các bánh đai bằng thước cặp(đơn vị đo được tính bằng mm), cách đếm số răng của đĩa xích và cặp bánh răng

-Hs:Quan sát

-Gv:Hướng dẫn cách điều chỉnh các bộ truyền động sao cho chúng hoạt động bình thường

-Gv:Quay thử các bánh dẫn cho HS quan sát và nhắc các em chú ý đảm bảo an toàn khi vận hành

-Hs:Quan sát

*Hoạt động 2(25’)Tổ chức thực hành

Mục tiu:Học sinh thực hành

-Gv:Phát dụng cụ thực hành cho các nhóm

Yêu cầu các nhóm thực hành theo thứ tự,yêu cầu trong mục II sgk,hoàn thành mẫu báo cáo III sgk trong 20’

-Hs:Thực hành theo nhóm

  +Thực hiện thao tác tháo mô hình

  +Đo đường kính các bánh đai,đếm số răng của đĩa xích và cặp bánh răng.Kết quả đo,đếm được ghi vào báo cáo thực hành

  +Thực hiện thao tác lắp và điều chỉnh các bộ truyền động

  +Trả lời các câu hỏi cuối bài thực hành

-Gv:Hướng dẫn HS cách tính toán tỉ số truyền

Quan sát tác phong làm việc của các nhóm

-Hs:Báo cáo kết quả

*GDBVMT

Học sinh có ý thức,thói quen làm việc theo quy trình ,tiết kiệm nguyue6n vật liệu,giữ vệ sinh nơi thực hành góp phần bảo vệ môi trường xung quanh

*GDHN

-Có thể thay đổi tốc độ của các máy công tác  mà không cần nguồn động lực  có công suất lớn,tiêu hao nhiều năng lượng

-Có thể thay đổi hướng chuyển động theo yêu cầu hoạt động của các máy công tác,giảm kích thước,nguyên liệu chế tạo máy công tác,tiết kiệm năng lượng

I. Chuẩn bị

-Thiết bị:1 bộ thí nghiệm truyền chuyển động cơ khí

Mô hình cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền trong động cơ 4 kì

-Dụng cụ:thước lá,thước cặp,kìm,tua vít,mỏ lết

-Báo cáo thực hành

II. Nội dung và trình tự thực hành

    1. Đo đường kính bánh đai,đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích

    2. Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền

   III. Báo cáo thực hành

 

4.4.Tổng kết (2’)

-Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài thực hành dựa theo mục tiêu bài học

-Học sinh nộp mô hình và báo cáo thực hành

-Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh cho tiết thực hành:về thao tác,kết quả,tinh thần thái độ học tập

4.5. Hướng dẫn học tập (3’)

*Đối với bài học ở tiết này

-Đếm được số răng  của đĩa xích,đĩa líp xe đạp

-Tính tỉ số truyền của cơ cấu truyền chuyển động giữa hai đĩa này

*Đối với bài học ở tiết tiếp theo

-Đọc trước bài 32:Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống

    +Điện năng là gì?

   +Điện năng được sản xuất ở đâu?

   +Kể tên các nhà máy sản xuất điện năng?

5. PHỤ LỤC


 

1

NGUYỄN ĐỨC THẮNG NĂM HỌC: 2016 - 2017

 

nguon VI OLET