Tuần: 2 -- Tiết 3

BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN

1. Mục tiêu:

1.1 Kiến thức:

HS biết: Nhận dạng được các khối đa diện thường gặp trên bản vẽ: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều.

HS hiểu: + Sự tương quan giữa hướng chiếu và hình chiếu tương ứng

+ Biểu diễn được hình chiếu của các khối đa diện trên bản vẽ

1.2 Kĩ năng:

- HS thực hiện được:

Đọc và nhận dạng được khối đa diện trên bản vẽ.

1.3 Thái độ:

- Thói quen:

Có ý thức, chú ý quan sát, ham học hỏi.

2. Nội dung bài học:

Hình chiếu của hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều và hình chóp đều.

3. Chuẩn bị:

3.1 Giáo viên:

3.2 Học sinh:

+ Xem trước nội dung bài.

4. Tổ chức các hoạt động học tập:

4.1 Ổn định lớp và kiểm diện (1p):

8A1: 

4.2 Kiểm tra miệng:

1. Thế nào là hình chiếu của vật thể?

2. Có những loại hình chiếu nào vuông góc? Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ như thế nào?

3. Thế nào là khối đa diện?

TL:

1. Chiếu vật thể lên một mặt phẳng thu được một hình gọi là hình chiếu của vật thể

2. – Hình chiếu đứng: ở góc trên bên trái bản vẽ

- Hình chiếu bằng: ở dưới hình chiếu đứng

- Hình chiếu cạnh: ở bên phải hình chiếu đứng.

3. Khối đa diện là khối được tạo bởi nhiều mặt phẳng.

4.3. Tiến trình bài học:

Giới thiệu bài: ¿Chúng ta đã biết được có 3 loại hình chiếu vuông góc (sau này ta sẽ gọi tắt là hình chiếu), vậy để biểu diễn hình chiếu của các vật thể thì ta cần làm thế nào?

 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu các khối đa diện

Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm khối đa diện. GV giới thiệu mô hình các khối đa diện

HS quan sát hình 4.1 và mô hình các khối đa diện

GV: Các khối hình học đó được bao bởi các hình gì?

HS Hình tam giác, hình chữ nhật… là các đa giác phẳng

GV: Vậy các khối đa diện được bao bởi các hình gì?

 

GV: Kể một số vật thể có dạng khối đa diện?

HS:

Hoạt động 2: Tìm hiểu về hình hộp chữ nhật

Mục tiêu: HS biết về hình hộp chữ nhật

GV yêu cầu HS quan sát hình 4.2 và mô hình hình hộp chữ nhật

GV: Hình hộp chữ nhật được bao bởi các hình gì?

HS: Các hình chữ nhật

 

 

 

GV: Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh lần lượt có hướng chiếu như thế nào?

HS: Hình chiếu đứng từ trước tới, hình chiếu bằng từ trên xuống, hình chiếu cạnh từ trái sang.

GV đặt hộp phấn nằm ngang trong mô hình 3 mp chiếu.

GV: Khi chiếu hình hộp chữ nhật lên mặt phẳng chiếu đứng thì hình chiếu đứng có dạng như thế nào?

HS: Hình chữ nhật

GV Hình chiếu đứng phản ánh mặt nào của hình hộp chữ nhật?

HS mặt trước và mặt sau của hình hộp.

GVTương tự đối với hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh

GV vẽ hình chiếu đứng lên bảng

HS lên bảng vẽ hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh

HS quan sát hình 4.3, trả lời các câu hỏi và điền từ vào bảng 4.1

Dựa vào bảng 4.1, gv nêu câu hỏi:

 Mỗi hình chiếu thể hiện kích thước nào của hình hộp chữ nhật? 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về hình lăng trụ đều và hình chóp đều

Mục tiêu: HS biết về hình lăng trụ đều và hình chóp đều.

 HS quan sát hình 4.4 và mô hình hình lăng trụ đều

 Hình lăng trụ đều được bao bởi các hình gì?

 Hai mặt đáy và các mặt bên của hình lăng trụ có đặc điểm gì?

 

 

GV đặt hình lăng trụ đều trong mô hình 3 mp hình chiếu

 Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của hình lăng trụ có dạng như thế nào?

 Hình chiếu đứng thể hiện những mặt nào của hình lăng trụ đều?

 HS lên bảng vẽ các hình chiếu.

 HS quan sát hình 4.5 để trả lời các câu hỏi và điền vào bảng 4.2

 Mỗi hình chiếu thể hiện kích thước nào của hình lăng trụ đều?

 

 HS quan sát hình 4.6 và mô hình hình chóp đều

 Hình chóp đều được bao bởi các hình gì?

 Các mặt bên của hình chóp đều có đặc điểm?

 

 

 

 Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của hình chóp đều có dạng như thế nào?

 HS lên bảng vẽ các hình chiếu

 HS quan sát hình 4.6 để trả lời các câu hỏi và điền vào bảng 4.3

Các hình chiếu thể hiện những kích thước nào của hình chóp đều đáy vuông?

GV nhấn mạnh chú ý như SGK

 

 Mỗi hình chiếu thể hiên kích thước nào của khối đa diện?

I. Khối đa diện:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng.

 

 

II. Hình hộp chữ nhật:

1. Thế nào là hình hộp chữ nhật?

 

 

 

Hình hộp chữ nhật được bao bởi 6 hình chữ nhật.

2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật:

 

  

   

 

 

  h 

 a  b

 

b

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Hình lăng trụ đều:

1. Thế nào là hình lăng trụ đều?

 

Hình lăng trụ đều được bao bởi hai mặt đáy là hai hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.

2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều:

 

 

 

 h

  

 

b

  b

 

 

 

 

 

IV. Hình chóp đều:

1. Thế nào là hình chóp đều?

Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

2. Hình chiếu của hình chóp đều:

 

 h

 

   a

 a

 

V. Kết luận:

Mỗi hình chiếu thể hiện được hai trong ba kích thước: chiều dài, chiều rộng và chiều cao của khối đa diện.

4.4 Tổng kết (lồng ghép vào bài)

4.5 Hướng dẫn học bài: (7p)

- Đối với tiết học này:

+ Cần nắm: Đặc điểm các hình chiếu của khối đa diện.

+ Học bài và làm bài tập SGK/ 19. Đọc mục: Có thể em chưa biết.

+ Hướng dẫn làm bài: 1. Câu 1/ 18 (SGK); câu 2/ 18 (SGK)

1. Hình chiếu cạnh là hình tam giác đều

2. Hình chiếu cạnh là hình hình vuông có 2 đường chéo

- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:

+ Xem trước nội dung bài 3 và bài 5

+ Chuẩn bị: Giấy A4, bút chì, tẩy, kẽ sẵn khung tên và bảng 3.1/ 14, bảng 5.1/ 20 vào giấy.

5. Phụ lục:


 

nguon VI OLET