KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: NGUYÊN TỬ
( BÀI 4: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ) Thời lượng: 2 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Sau bài học này HS có thể:
Năng lực hoá học

Nhận thức hoá học
1. Biết được trong nguyên tử electron chuyển động như thế nào.
2. Phân biệt được lớp electron và phân lớp electron
3.Nêu được các kí hiệu dùng để chỉ lớp electron và phân lớp electron. Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp

Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
4. Hiểu được cấu tạo của vỏ nguyên tử.


Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
5. Xác định được số lớp electron và số phân lớp electron trong nguyên tử. Phân bố được số electron của mỗi nguyên tử của nguyên tố hoá học vào các lớp và phân lớp


Phẩm chất chủ yếu

Chăm chỉ
6. Tích cực tìm tòi sáng tạo trong quá trình học tập

Năng lực chung

Giao tiếp và hợp tác
7. Phân tích được công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, sẵn sàng tiếp nhận công việc.


II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy.
- Phiếu giao việc, nội dung và hình ảnh liên quan đến bài học được chuẩn bị sẵn trên phần mềm power point.
- Laptop có cài đặt phần mềm dạy học trực tuyến zoom.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
- Máy tính hoặc điện thoại có kết nối intenet, có cài sẵn ứng dụng zoom.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu:
- Huy động kiến thức của học sinh tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới về vỏ nguyên tử.
2. Nội dung:
- Học sinh trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm về nguyên tử. Thành phần cấu tạo của nguyên tử. Kích thước, khối lượng của các hạt trong nguyên tử
3. Sản phẩm:
- HS có thể nói được một số điều đã biết về nguyên tử
- HS có thể nêu một số vấn đề muốn tìm hiểu thêm về sự chuyển động của các electron trong nguyên tử,sự chuyển động của các electron trong mỗi nguyên tử và sự phân bố của chúng trong nguyên tử như thế nào…
- Dự kiến học sinh có thể không nêu hết được những điều muốn tìm hiểu về nguyên tử, khi đó GV có thể có một số gợi ý khéo cho HS như: các electron có nằm ở cùng một vị trí hay nó được phân bố nhiều vị trí khác nhau trong nguyên tử,không biết có electron nào gần hạt nhân,electron nào nằm xa hạt nhân không? Nếu có vì sao như vậy?
4. Tổ chức thực hiện:
- GV soạn câu hỏi trắc nghiệm trên word hoặc pp dưới hình thức trắc nghiệm 4 lựa chọn.
- Gọi học sinh bất kì trả lời và nhận xét.
- GV gợi ý một số vấn đề về nguyên tử, cấu tạo vỏ nguyên tử.
- Đặt ra vấn đề: Vậy vỏ nguyên tử được cấu tạo như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu:
-Biết được trong nguyên tử electron chuyển động như thế nào.
- Hiểu được cấu tạo của vỏ nguyên tử.
- Phân biệt được lớp electron và phân lớp electron
- Nêu được các kí hiệu dùng để chỉ lớp electron và phân lớp electron. Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp

- Phân tích được công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, sẵn sàng tiếp nhận công việc.
2. Nội dung
Nhiệm vụ 1: Học sinh được yêu cầu tìm hiểu sự chuyển động của các electron trong nguyên tử. Sự phân bố của các electron như thế nào?
Nhiệm vụ 2: Học sinh được yêu cầu phân biệt lớp, phân lớp và các kí hiệu dùng để chỉ lớp electron và phân lớp electron
Nhiệm vụ 3: Học sinh được yêu cầu xác định số e tối đa trong một lớp, một phân lớp.
3. Sản phẩm
Nhiệm vụ 1: Các trong nguyên tử rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân và không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử. Sự phân bố các electron trong nguyên tử theo những quy luật xác định.
Nhiệm vụ 2:
1. Lớp electron
*Các electron ở cùng 1 lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
Thứ tự của lớp n : 1 2 3 4 ....
Tên của lớp : K L M N ....
2. Phân lớp electron
- Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

Lớp K (n=1)
Lớp L
(n=2
nguon VI OLET