TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM

TỔ LÝ - HÓA – SINH - CN

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Tam Điệp, ngày 01 tháng 09  năm 2017

 

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

Mặt cắt và hình cắt”

 

- Căn cứ kÕ ho¹ch n¨m häc  cña tr­êng THPT Ngô Thì Nhậm n¨m häc 2017-2018

- Căn cứ kÕ ho¹ch ho¹t ®éng chuyªn m«n cña tæ Lý – Hóa – Sinh - CN n¨m häc 2017 - 2018

- Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh trường, tìm hiểu về các hoạt động học tập của học sinh 

- Nhóm Công nghệ  xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề: Mặt cắt và hình cắt”

 I. Môc ®Ých yªu cÇu:

- Nhằm tạo điều kiện để giáo viên được nghiên cứu, thảo luận, bàn bạc và trao đổi những biện pháp xây dựng, vận dụng phương pháp và hướng dẫn học sinh một cách  hiệu quả và tích cực đối với công tác nâng cao chất lượng bộ môn.

- Tạo điều kiện để các giáo viên trao đổi kinh nghiệm, cùng nhau xây dựng và tìm ra phương pháp, biện pháp hữu hiệu vận dụng vào công tác giảng dạy. Thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt- học tốt trong tổ cũng như trong nhà trường, nhằm đem lại hiệu quả giáo dục đào tạo

II. Thêi gian: ngµy     /09/2017

III. §Þa ®iÓm: Tại phòng họp Tổ Lý – Hóa – Sinh – CN  trường THPT Ngô Thì Nhậm

IV. Thµnh phÇn: T Lý – Hóa – Sinh - CN.

V. Néi dung - h×nh thøc:

- Xây dựng chuyên đề : Giáo viên nhóm Công nghệ

- Báo cáo chuyên đề : đ/c Phạm Thị Dịu

- Thư ký tổng hợp và làm biên bản lưu ở tổ: đ/c Trịnh Thị Thanh Vân

Trên đây là kế hoạch tổ chức chuyên đề của nhóm Công nghệ

Rất mong được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường, sự đóng góp của đồng nghiệp để chuyên đề thực hiện thành công và có hiệu quả.

 

 

DUYỆT TỔ TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

NHÓM TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

 

 

Phạm Thị Dịu

 

 

 

 

 

 

1

 


TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM

TỔ LÝ - HÓA – SINH - CN

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Tam Điệp, ngày   tháng 09  năm 2017

 

BIÊN BẢN BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

  Tên chuyên đề: Mặt cắt và hình cắt”

 

          * Thời gian:      ngày    tháng 09  năm 2017

* Địa điểm: Tại phòng họp Tổ Lý – Hóa – Sinh – CN  trường THPT Ngô Thì Nhậm

* Thành phần: T Lý – Hóa – Sinh - CN

1. Đ/c: Phạm Thị Dịu trình bày chuyên đề

A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:

I. Khái niệm về mặt cắt và hình cắt

Mặt cắt và hình cắt được hình thành như sau:

 

 

 

- giả sử dùng một mặt phẳng tưởng tượng song song với một mặt phẳng hình chiếu cắt vật thể ra làm hai phần. Chiếu vuông góc phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt đó được hình cắt và mặt cắt:

+ Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt

+ Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt

 

 

 

 

 

 

II. Mặt cắt

1

 


- Mặt cắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật thể có nhiều lỗ, rãnh.

 

1.Mặt cắt chập:

Mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền mảnh.

 

 

 

 

 

2.Mặt cắt rời:

Mặt cắt được vẽ ngoài hình chiếu, đường bao được vẽ bằng nét liền đậm. Măt cắt được vẽ gần hình chiếu và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh.

 

III. Hình cắt

1. Hình cắt toàn bộ

- Hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.

 

2. Hình cắt một nửa

Hình cắt bán phần: Hình biểu diễn gồm nửa hình cắt ghép với nửa hình chiếu, đường phân cách là đường tâm. Dùng để biểu diễn vật thể đối xứng.

 

 

3. Hình cắt cục bộ

Hình cắt biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng

1

 


B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1. Mục tiêu

a. Mục tiêu về kiến thức

Hiểu được khái niệm và công dụng của mặt cắt và hình cắt.

Nhận biết được các mặt cắt và hình cắt trên bản vẽ kỹ thuật

b. Mục tiêu về kĩ năng

Biết cách vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản.

c. Mục tiêu về thái độ

Có ý thức thực hiện bản vẽ một cách nghiêm túc, cẩn thận

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

2.1: giáo viên

Giáo án, tranh vẽ hình 4.1, 4.2. trang 23, 24 trong SGK, đồ dùng dạy học khác

Nghiên cứu bài 4 SGK. Đọc các tài liệu có liên quan đến bài dạy.

Xem lại nội dung bài 8 sách công nghệ lớp 8.

2.2: Học sinh

Xem lại nội dung bài 8 sách công nghệ lớp 8.

Nghiên cứu bài 4 SGK.

3. Thiết kế các tiến trình dạy học của chuyên đề

a. Hoạt động chuẩn bị của học sinh

giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một vật thể có nhiều lỗ, rãnh bên trong và vẽ hình chiếu vuông góc. Sau khi học sinh vẽ xong giáo viên nhận xét về hình chiếu vuông góc đó phức tạp, có nhiều nét đứt, làm cho bản vẽ không rõ ràng sáng sủa….

b. Hoạt động khởi động

Hoạt động nhóm

Em hãy vận dụng những hiểu biết của mình về mặt cắt và hình cắt để trao đổi với các bạn trong nhóm theo gợi ý sau:

- Thế nào là mặt phẳng cắt, hình cắt và mặt cắt

- Mặt cắt và hình cắt có những loại nào?

(Nếu em chưa biết câu hỏi nào có thể không trả lời)

Thư kí của nhóm ghi tóm tắt câu trả lời cho nhóm trưởng lên trình bày.

Hoạt động cả lớp

- Đại diện của các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung.

- GV ghi nhận những hiểu biết của các em về hình cắt và mặt cắt

1

 


c. Hoạt động hình thành kiến thức:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG CƠ BẢN

 

I. KHÁI NIỆM VỀ MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT

Hoạt động cá nhân

GV cho HS đọc phần I - Khái niệm về mặt cắt và hình cắt

Trong quá trình HS đọc, HS thu thập thông tin theo những định hướng sau:

- Mặt cắt và hình cắt được hình thành như thế nào?

- Thế nào là mặt phẳng cắt, mặt cắt và hình cắt?

Hoạt động nhóm

Nhóm trưởng điều hành thảo luận, tập trung.

Thư kí ghi lại các ý kiến đã được thống nhất, chưa thống nhất để GV có thể giúp đỡ hoặc giải đáp.

Hoạt động cả lớp

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung

- HS trao đổi, phát biểu kiến sau khi có gợi ý của GV.

 

I. KHÁI NIỆM VỀ MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT

 

-  Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.

- Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.

- Mặt cắt được thể hiện bằng đường gạch gạch

 

 

 

 

 

II. MẶT CẮT

Hoạt động cá nhân

GV cho HS đọc phần II - Mặt cắt

Trong quá trình HS đọc, HS thu thập thông tin theo những định hướng sau:

- Mặt cắt dùng để làm gì? Dùng trong trường hợp nào?

- Có mấy loại mặt cắt?

- Mặt cắt chập và mặt cắt rời khác nhau như thế nào? Qui ước vẽ ra sao?

Hoạt động nhóm

Nhóm trưởng điều hành thảo luận, tập trung.

Thư kí ghi lại các ý kiến đã được thống nhất, chưa thống nhất để GV có thể giúp đỡ hoặc giải đáp.

Hoạt động cả lớp

II. Mặt cắt

Mặt cắt dùng để biểu diễn tiết diện vuông góc của vật thể. Dùng trong trường hợp vật thể có nhiều lỗ, rãnh.

1.Mặt cắt chập:

Mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt được vẽ bằng nét liền mảnh.

2.Mặt cắt rời:

Mặt cắt được vẽ ngoài hình chiếu, đường bao được vẽ bằng nét liền đậm. Măt cắt được vẽ gần hình chiếu và liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh.

1

 


- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung

- HS trao đổi, phát biểu kiến sau khi có gợi ý của GV

 

 

 

III. HÌNH CẮT

Hoạt động cá nhân

GV cho HS đọc phần III - Hình cắt

Trong quá trình HS đọc, HS thu thập thông tin theo những định hướng sau:

- Thế nào là hình cắt?

- Có mấy loại hình cắt?

- Trình bày ứng dụng của từng loại hình cắt và qui ước vẽ?

Hoạt động nhóm

Nhóm trưởng điều hành thảo luận, tập trung.

Thư kí ghi lại các ý kiến đã được thống nhất, chưa thống nhất để GV có thể giúp đỡ hoặc giải đáp.

Hoạt động cả lớp

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung

- HS trao đổi, phát biểu kiến sau khi có gợi ý của GV

III. Hình cắt

Có 3 loại

- Hình cắt toàn bộ: sử dụng một mặt phẳng cắt dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.

- Hình cắt bán phần: Hình biểu diễn gồm nửa hình cắt ghép với nửa hình chiếu, đường phân cách là đường tâm. Dùng để biểu diễn vật thể đối xứng.

- Hình cắt cục bộ: biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng.

d. Hoạt động thực hành

- GV đưa ra một vật thể

Hoạt động nhóm:

- Các nhóm quan sát vật thể do GV chuẩn bị và tiến hành thực hành:

- Em hãy vẽ mặt cắt chập và mặt cắt chập của vật thể đó?

- Vẽ hình cắt toàn bộ của vật thể trên?

e. Hoạt động ứng dụng

Hoạt động nhóm: Các nhóm trả lời câu hỏi

- Phân biệt các loại hình cắt : Hình cắt toàn bộ, hình cắt một nửa, hình cắt cục bộ?

1

 


Hoạt động cả lớp

Các nhóm báo cáo kết quả đã thảo luận, nhóm còn lại ngồi lắng nghe, bổ sung

Các nhóm có thể đề xuất những nội dung chưa hiểu rõ đề nghị GV giải đáp

f. Hoạt động bổ xung

GV nhắc HS:

- Làm bài tập về nhà.

- Đọc trước bài số 5: HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO

- Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

C. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHUYÊN ĐỀ

Bảng mô tả các yêu cầu biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá theo 4 mức độ

 

Tên chủ đề

Nhận biết
(cấp độ 1)

Thông hiểu

(cấp độ 2)

Vận dụng

Sè c©u

Cấp độ thấp

(cấp độ 3)

Cấp độ cao

(cấp độ 4)

 

Khái niệm về mặt cắt và hình cắt

Nêu được khái niệm mặt cắt và hình cắt, nhận biết được mặt cắt và hình cắt

 

 

 

1 câu

Mặt cắt

Nêu được tên các loại mặt cắt

Nhận biết được các loại mặt cắt

 

 

1 câu

Hình cắt

Nêu được tên các loại hình cắt

Nhận biết được các loại hình cắt

 

 

 

 

Mặt cắt, hình cắt

 

 

Vẽ được các loại mặt cắt và hình cắt của các vật thể  đơn giản

Vẽ được các loại mặt cắt và hình cắt của các vật thể phức tạp

2 câu

 

* Biên soạn câu hỏi kiểm tra:

Câu 1: Em hãy nêu khái niệm mặt cắt và hình cắt?

Câu 2: Có mấy loại mặt cắt, hình cắt ? Mặt cắt và hình cắt dùng để làm gì?

Câu 3: Em hãy vẽ mặt cắt chập và hình cắt toàn bộ của vật thể sau(Hình 1)

Câu 4: Em hãy vẽ mặt cắt rời và hình cắt một nửa của vật thể sau(Hình 2)

 

 

 

 

 

 

1

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đánh giá, xếp loại chuyên đề: Đ/c tổ trưởng Tổng kết thực hiện chuyên đề 

- Đánh giá:

+ ưu điểm:

- Học sinh dễ dàng nhận biết được đâu là mặt cắt, đâu là hình cắt.

- Học sinh dễ dàng hình dung ra kết cấu, hình dạng của vật thể

- Học sinh vẽ được mặt cắt và hình cắt của các vật thể

+ nhược điểm:

-          Thời gian chuẩn bị chuyên đề còn ngắn

-          Một số vật thể còn khó so với nhận thức HS trường Ngô Thì Nhâm

- Xếp loại: Tốt

Biên bản kết thúc lúc 17 giờ 00 phút cùng ngày.      

Chủ trì                                                                                              THƯ KÝ

         (Kí, ghi họ tên)                                                                                      (Kí, ghi họ tên)

 

 

         Phạm Thị Dịu                                                                              Trịnh Thị Thanh Vân

 

 

 

 

 

 

 

1

 


TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM

TỔ LÝ - HÓA – SINH - CN

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Tam Điệp, ngày     tháng 09  năm2017

 

BIÊN BẢN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ NHÓM CÔNG NGHỆ

                                    Tên chuyên đề Mặt cắt và hình cắt”

* Thời gian: 25/09/2017

* Địa điểm: Tại phòng họp Tổ Lý – Hóa – Sinh – CN  trường THPT Ngô Thì Nhậm

* Thành phần: BGH cùng toàn thể giáo viên trong tổ Lý – Hóa – Sinh - CN

* Nội dung:

- Dự giờ tiết dạy minh hoạ chuyên đề môn: Công nghệ

- Người dạy minh hoạ: Phạm Thị Dịu

- Bài dạy Mặt cắt và hình cắt

- Ngày dạy:    ./09/2017

Sau khi dự giờ, đ/c Tổ trưởng nêu vấn đề trọng tâm cần góp ý cho chuyên đề qua tiết dạy minh hoạ; các giáo viên cùng tham gia đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm cho tiết dạy minh hoạ chuyên đề như sau:

1. Giáo viên dạy minh họa chia sẻ:

Đ/C Phạm Thị Dịu nêu lại mục tiêu, cách tiến hành, cảm nhận sau khi dạy, sự hài lòng, những băn khoăn, khó khăn khi thực hiện dạy minh hoạ chuyên đề

a, Mục tiêu:

+Mục tiêu về kiến thức

Hiểu được khái niệm và công dụng của mặt cắt và hình cắt.

Nhận biết được các mặt cắt và hình cắt trên bản vẽ kỹ thuật

+ Mục tiêu về kĩ năng

Biết cách vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản.

+ Mục tiêu về thái độ

Có ý thức thực hiện bản vẽ một cách nghiêm túc, cẩn thận

b) Những băn khoăn, khó khăn khi thực hiện

- Qua tiết dạy, bản thân cảm nhận là đã dạy đúng mục tiêu, yêu cầu bài dạy, học sinh hiểu bài...

2. Giáo viên dự giờ học tâp và chia sẻ ý kiến về bài dạy:

a) đ/c : Bùi Vân :

- Sử dụng ĐDDH hợp lí, có hiệu quả; hình thức dạy học phong phú, phát huy tính tích cực của học sinh. Học sinh được rèn được kĩ năng tính toán, thảo luận có tinh thần hợp tác trong giờ học.

- Một số bài tập còn khó đối với HS trường mình

b) đ/c : Việt:

T/g chuẩn bị chuyên đề còn ít

c) đ/c Hồng.

- Học sinh chủ động vận dụng kiến thức để vẽ hình cắt và mặt cắt tốt, tích cực tham gia các hoạt động và tham gia phát biểu xây dựng bài sôi nổi.

- Giáo viên dạy đúng kiến thức cơ bản, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị bài chu đáo, tác phong chững chạc, thái độ thân thiện, lời nói nhẹ nhàng, truyền cảm, gãy gọn. Truyền thu kiến thức một cách tự nhiên lôgic, có giáo dục tưởng tốt.

3. Giáo viên dạy minh họa ghi nhận các ý kiến học tập và chia sẻ

Xin chân thành cám ơn quý thầy cô đã học tập và chia sẻ một cách chân tình nhất, tôi xin ghi nhận tất cả những lời chia sẻ quý báu của quý thầy cô ở các trường và cố gắng hoàn thiện hơn trong công tác dạy học của mình.

4. Nhóm trưởng trả lời, giải đáp các câu hỏi thảo luận đưa ra

IV. Tổng kết thực hiện chuyên đề theo nghiên cứu bài học

1. Ưu điểm

1

 


- Học sinh chủ động vận dụng kiến thức để làm bài tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động và tham gia phát biểu xây dựng bài sôi nổi.

- Giáo viên dạy đúng kiến thức cơ bản, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị bài chu đáo, tác phong chững chạc, thái độ thân thiện, lời nói nhẹ nhàng, truyền cảm, gãy gọn. Truyền thu kiến thức một cách tự nhiên lôgic, có giáo dục tưởng tốt.

- Giáo viên đánh giá nhận xét học sinh đúng theo tinh thần của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, tất cả giáo viên dự học tập được những kinh nghiệm rút ra từ chuyên đề và tiến hành áp dụng tại lớp trong thời gian tới.

- Sử dụng ĐDDH hợp lí, có hiệu quả; hình thức dạy học phong phú, phát huy tính tích cực của học sinh. Học sinh được rèn được kĩ năng tính toán, thảo luận có tinh thần hợp tác trong giờ học.

2. Tồn tại

- Trong quá trình truyền tải kiến thức đôi lúc giáo viên đặt câu hỏi chưa mạch lạc, thiếu gợi ý khi học sinh lúng túng chưa hiểu.

- Phần sửa bài ở bảng con chưa rõ ràng, chưa dứt khoát giữa nhóm này với  nhóm kia. Vẫn còn một số ít học sinh chưa mạnh dạn xây dựng bài, thiếu tự tin nhưng giáo viên chưa có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

- Giáo viên kết hợp giữa máy với các hoạt động chưa ăn ý.

 V. Bài học kinh nghiệm

1. Những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chư­ơng trình

- Những tiết học trong SGK là những tiết học rất quan trọng, nhằm cung cấp cho các em học sinh những yêu cầu cơ bản nhất mà chương trình đặt ra. Bằng hình ảnh trực quan sinh động và phư­­ơng pháp ­sư phạm của giáo viên, các em dần dần nắm chắc kiến thức, rèn luyện các kĩ năng,.... Việc nắm chắc kiến thức phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức ban đầu của học sinh. Giáo viên cần xuất phát từ những vấn đề rất cụ thể, chi tiết; học sinh phải nắm đ­­ược bản chất của vấn đề, các em phải có nền kiến thức đại trà vững chắc rồi mới đến giải quyết các bài toán ở mức độ cao hơn. Để làm đ­ược điều đó giáo viên cần:

- Tổ chức tốt các hoạt động học tập trong các tiết học để học sinh giải quyết tốt các bài tập trong sách giáo khoa. Học sinh phải hiểu sâu sắc vấn đề, nắm chắc kiến thức và vận dụng tốt vào thực hành.

- Thời lư­ợng dành cho thực hành, luyện tập trong mỗi tiết học chiếm từ 60%-70%, nên GV cần tận dụng đặc điểm này để tăng c­ường thực hành, giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng, giải quyết về cơ bản các nhiệm vụ thực hành ngay trong các tiết toán tại lớp.

- Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc, thuộc lòng các quy tắc, các công thức tính mà SGK đã cung cấp. Có kĩ năng vận dụng công thức, quy tắc vào giải quyết các bài toán trong SGK phần thực hành.

- Khi HS đã hoàn thành tốt các bài tập trong SGK, GV cần dần từng b­ước hình thành ở các em cách suy luận sáng tạo, biết giải các bài toán đó theo các cách khác nhau.

2. Những kinh nghiệm trong việc sử dụng ph­ương pháp, hình thức tổ chức dạy học

- Để chuyển tải đư­ợc những kiến thức khoa học tới cho học sinh, GV phải sử dụng các ph­ương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Việc nắm bắt kiến thức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào cách thức và phư­ơng pháp giảng dạy của giáo viên. Trong xu thế dạy học hiện nay, GV không còn là ngư­ời truyền thụ tri thức theo một chiều, học sinh thụ động tiếp thu và làm theo. Ng­ười GV cần căn cứ vào vốn sống, khả năng hiểu biết của HS để thiết kế các hoạt động nhằm giúp HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề d­ưới sự trợ giúp của các bạn trong nhóm, trong lớp hay của GV.GV trở thành ng­ười thiết kế, ngư­ời tổ chức h­ướng dẫn các hoạt động,.. còn HS là ngư­ời thi công, ng­ười trực tiếp hoạt động để tìm tòi kiến thức.

- Trong giảng dạy GV cần biết lựa chọn các PPDH sao cho phù hợp với đối t­ượng học sinh của lớp mình. Xuất phát từ các ví dụ hay các bài toán mẫu trong SGK, GV cần tổ chức cho học sinh thảo luận để tìm ra cách giải quyết vấn đề mà bài toán đ­ưa ra. Trên cơ sở đó, GV giúp các em biết tổng hợp để rút ra những nhận xét, những quy tắc hay những kết luận cần thiết.

- Khi giảng dạy các kiến thức mới, dạng toán mới GV cần chú ý các bư­ớc sau đây:

+ Ph­ương pháp chung:Tự phát hiện - Tự giải quyết vấn đề - Tự chiếm lĩnh kiến thức.

+ Các b­ước cụ thể:

B­ước 1: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của HS (Làm xuất hiện vấn đề và tạo cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu vấn đề đó).

B­ước 2: Tổ chức các hoạt động học tập (theo cá nhân, theo nhóm hay cả lớp)

­ớc 3: Hư­ớng dẫn học sinh trình bày ý kiến tr­ước nhóm, tr­ước lớp.

­ớc 4: Hư­ớng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

B­ước 5: Giáo viên hệ thống, kết luận vấn đề, hư­ớng dẫn học sinh trình bày (Giáo viên chốt lại các vấn đề quan trọng).

B­ước 6: Tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành, rèn các kĩ năng. 

1

 


3. Những kinh nghiệm trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh

- Đánh giá học sinh là một khâu rất quan trọng nhằm nắm đư­ợc năng lực tiếp thu bài của học sinh trong lớp để đặt ra yêu cầu học tập đối với từng học sinh,kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.

- Tùy vào từng bài học cụ thể để giáo viên viết lời nhận xét sao cho phù hợp, thể hiện sự khích lệ, gần gũi, ân cần, đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng và giúp đỡ được học sinh mau tiến bộ, phụ huynh yên lòng.

Trên đây là những học tập, chia sẻ tiết dạy chuyên đề theo nghiên cứu bài học của nhóm Vật lí.

 4. Kết luận và chỉ đạo thực hiện:

Đồng chí phó hiệu trưởng kết luận và chỉ đạo: Chuyên đề “ Mặt cắt và hình cắt”

của nhóm có sự đầu tư trí tuệ tập thể, quá trình làm việc nghiêm túc, đạt được hiệu quả tốt.Ý nghĩa giáo dục mà chuyên đề mang lại sâu sắc có sức lan tỏa.

- Giáo viên tổ Lý –Hóa- Sinh -CN cần tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác giáo dục  bồi dưỡng học sinh giỏi, phát triển nhân tài cho đất nước.

Biên bản kết thúc lúc 17 giờ 00 phút cùng ngày.      

THƯ KÝ

 

 

 

Trịnh Thị Thanh Vân

                             TỔ TRƯỞNG

 

 

 

Võ Thị Hồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

nguon VI OLET