Trường: THPT Bạc Liêu

SVTT: Phạm Văn Minh Hiếu                   * Ngày soạn: 10/03/2019

GVHD: Huỳnh Trúc Linh                         * Tiết thứ 56 Tuần: 4

 Lớp: 11C4                             

BÀI:40 ANCOL

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1-           Về kiến thức

+ Học sinh trình bày được:

-               Khái  niệm đặc điểm cấu tạo phân tử của ancol

-               Cách phân loại ancol theo một vài cách khác nhau

-               Cách gọi tên ancol theo tên thường và tên thay thế

-               Tính chất vật lý quan trọng của ancol: nhiệt độ sôi, độ tan, khối lượng riêng của ancol

+ Học sinh viết được các loại đồng phân của ancol

      + Hiểu được nguyên nhân của độ tan và nhiệt độ sôi của ancol: là do có liên kết hiđro

   2- Về kĩ năng

-               Viết được các đồng phân của ancol

-               Xác định được bậc của ancol

-               Giải các bài tập liên quan: tính toán, viết dãy chuyển hóa lập công thức phân tử, viết CTCT

3-Về thái độ, tình cảm

-         Tích cực, hứng thú học tập bộ môn hóa học.

-               Tinh thần làm việc nghiêm túc, có ý thức tự học, tự tìm tòi, trau dồi kiến thức.

-               Tầm quan trọng của rượu trong đời sống hàng ngày cũng như trong công nghiệp, hóa học luôn gắn liền với thực tế


4 - Phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

-               Năng lực giải quyết vấn đề

-               Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

- Năng lực chung : tự học ; giao tiếp ;  hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp ; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.

      - Năng lực riêng : tư duy hóa học ;  sử dụng ngôn ngữ hóa học ;  tính toán hóa           học.

 

II. Chuẩn bị

     - Giáo viên: Giáo án, SGK.

    - Học sinh: Xem trước bài

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

   1. Ổn định lớp (1 phút)

     -Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

   2. Kiểm tra bài cũ

     -Không kiểm tra.

   3. Bài mới

HĐ 1: Hoạt động tìm hiểu thực tiễn

- Giới thiệu bài mới: (2 phút)

HOẠT ĐỘNG 2: I. Định nghĩa, phân loại

a) Mục đích của hoạt động:

- Tìm hiểu về định nghĩa và phân loại của Ancol

- Nắm được khái niệm cách phân loại của ancol.

b) Cách thức tổ chức hoạt động:

GV:

- Viết một vài công thức phân tử của ancol. Từ đó cho học sinh nhận xét rút ra định nghĩa.

 

GV: Cho HS nghiên cứu sgk và cho biết ancol được phân loại dựa vào các yếu tố nào? Sau đó lần lượt hỏi HS mỗi yếu tố vừa nêu có mấy loại ancol, yêu cầu HS cho vd các ancol cụ thể theo cách phân loại đó.


- Cho dãy các công thức cấu tạo của một số ancol yêu cầu học sinh phân loại dựa đặc điểm của công thức cấu tạo đó.

Từ đó nêu lên 3 cách phân loại ancol.

c) Sản phẩm hoạt động của HS:                                                                          

- Đưa ra nhận xét

+ Trong phân tử của các ancol trên xuất hiện nhóm –OH

- HS kết hợp với SGK đưa ra định nghĩa:

+ Ancol hợp chất hữu trong phân tử nhóm –OH

- Sắp xếp các công thức cấu tạo đó vào cùng 1 nhóm.

- Ancol được phân loại dựa vào đặc điểm gốc hidrocacbon, dựa vào số lượng nhóm –OH và bậc ancol.

d) Kết luận của GV:                                                                                                    

- Ancol những hợp chất hữu trong phân tử nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.

- Ancol 3 cách phân loại:

+ Dựa vào đặc điểm gốc hiđrocacbon.

+ Dựa vào số nhóm OH.

+ Dựa vào bậc của ancol.

* Nội dung:

  1. Định nghĩa, phân loại

1.Định nghĩa

Ancol : Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hidroxyl -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.

-CTTQ: CnH2n+1OH (n1)

 

2. Phân loại

- Theo gốc HC:

  •  Ancol no
  • Ancol không no     
  • Ancol thơm

-    Theo số nhóm chức:

  • Ancol đơn chức (1 nhóm -OH)

  • Ancol đa chức (2 nhóm –OH )

-    Theo bậc ancol:

  • Ancol bậc 1
  • Ancol bậc 2
  • Ancol bậc 3

Hoạt động 3: Đồng phân của ancol

   a) Mục đích của hoạt động:                                                                                  

Tìm hiểu về đồng phân của ancol

   b) Cách thức tổ chức hoạt động:

 GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm đồng phân.

GV: Hướng dẫn HS viết đồng phân C3H7OH.

GV: Yêu cầu HS lên bảng viết các đồng phân của ancol C4H9OH.

GV: Yêu cầu HS dựa vào các đồng phân vừa viết cho biết ancol có mấy loại đồng phân?

   c) Sản phẩm hoạt động của HS:                                                                           

HS: Những hợp chất khác nhau có cùng CTPT được gọi là đồng phân.

HS: Viết CTCT các đồng phân C4H9OH.

           HS: Ancol có 2 loại đồng phân là đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm –OH.

d) Kết luận của GV:  

GV: Trong chương trình hóa học cơ bản chúng ta chỉ nghiên cứu về đồng phân của ancol no, đơn chức, mạch hở.

 

* Nội dung:

II.Đồng phân, danh pháp

1.Đồng phân

* C3H7OH 

 

         CH3CH2CH2OH


         CH3CH(OH)CH3

 

VD2: C4H9OH

CH3 - CH2 - CH2 - CH2 – OH    (1)

 

               (2)

                (3)

                          (4)

 

 

Có 2 loại đồng phân:               mạch C                       (CnH2n+1OH)

                                                   Vị trí nhóm -OH     

    

Lưu ý: ngoài đồng phân ancol còn có đồng phân ete.

   * C4H10O

Có 7đp (4 đp ancol + 3đp ete)

 

 

 

Hoạt động 4: danh pháp của ancol

a) Mục đích của hoạt động:                                                                                  

Tìm hiểu về danh pháp của ancol

b) Cách thức tổ chức hoạt động:

GV: Yêu cầu HS nhìn vào bảng 8.1 và cho biết những tên thông thường của các ancol trong bảng có đặc điểm gì giống và khác nhau.


GV: GV yêu cầu HS nêu công thức gọi tên thông thường của ancol.

GV: Yêu cầu HS lên bảng gọi tên các đồng phân của C4H9OH.

GV: Ngoài tên thông thường, ancol còn có tên thay thế. Dựa vào sgk các em hãy nêu công thức gọi tên thay thế?

GV: Giới thiệu cách gọi cụ thể từ SGK tên thay thế và hướng dẫn HS gọi tên ancol

CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-OH

GV: Yêu cầu HS lên bảng gọi tên thay thế các đồng phân ancol của C4H9OH

c) Sản phẩm hoạt động của HS:                                                                           

HS: Giống nhau: đều bắt đầu bằng chữ ancol, kết thúc bằng đuôi “ic”, khác nhau về tên gốc ankyl.

HS:

Tên = ancol + tên gốc ankyl + ic

HS: Gọi tên

HS: Tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính+ số chỉ vị trí nhóm –OH + ol

HS: Gọi tên theo hướng dẫn của GV.

HS: Gọi tên

d) Kết luận của GV: 

GV: chuẩn xác kiến thức:

* Nội dung:

                                                                                           

a)Tên thường

          Ancol + tên gốc ankyl + ic

 

VD3: Gọi tên thường các đồng phân ancol của C4H9OH

CH3 - CH2 - CH2 - CH2 – OH     (1) ancol butylic                      

 

                 (2) ancol sec-butylic


 

                        (3) ancol isobutylic

 

                                  (4) ancol tert-butylic

 

 

 

 

b)Tên thay thế

  • B1: Chọn mạch chính mạch C dài nhất liên kết với nhóm OH
  • B2: Đánh số thứ tự C mạch chính bắt đầu từ phía gần nhóm OH hơn.
  • B3: Gọi tên

 

Tên HC + số chỉ vị trí nhóm OH + ol    

 

4        3                2       1

CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-OH

3-metylbutan-1-ol

 

 

 

VD4:  Gọi tên các đồng phân của C4H9OH

 

CH3 - CH2 - CH2 - CH2 – OH                Butan-1-ol

 


                  Butan-2-ol

 

 

                       2-metylpropan-1-ol

 

                                   2-metylpropan-2-ol

 

 

Hoạt động 5: Tính chất vật của ancol                                                   

a) Mục đích của hoạt động:                                                                                  

Tìm hiểu về tính chất vật của ancol                                                    

b) Cách thức tổ chức hoạt động:

GV: Yêu cầu HS cho biết trạng thái của ancol etylic.

GV: Thực tế ancol tồn tại ở 2 trạng thái, lỏng hoặc rắn.

GV: Yêu cầu HS quan sát bảng 8.2 sgk và cho biết khi phân tử khối tăng thì nhiệt độ sôi, khối lượng riêng và độ tan trong nước của ancol  thay đổi như thế nào?

GV: các phân tử ancol và các phân tử nước tạo được liên kết hidro .

Ngoài ra các phân tử ancol cũng tạo được liên kết hidro với nhau nên ancol có ts cao hơn Hidrocacbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete của nó.

c) Sản phẩm hoạt động của HS:                                                                           

HS:  ở trạng thái lỏng.

HS: Khi phân tử khối tăng thì nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của ancol tăng, còn độ tan giảm.


d) Kết luận của GV:                                                                                                    

GV: chuẩn xác kiến thức:

 

* Nội dung:

III. Tính chất vật

Các ancol là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường.

- Nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các ancol tăng theo chiều tăng của phân tử khối.

- Ancol có nhiệt độ sôi lớn hơn các dẫn xuất không có liên kết hiđro có cùng khối lượng phân tử.

- Các ancol tan nhiều trong nước.

 

  • Trạng thái: lỏng (C1C12) hoặc rắn (C13 )
  •  Phân tử khối tăng nhiệt độ sôi, khối lượng riêng tăng, độ tan giảm.
  • C1 C3: tan hạn trong nước.

Tạo được liên kết hidroancol tan nhiều trong nước, ts cao hơn HC, đồng phân ete cùng PTK.

IV. Củng cố:

Nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài

Làm bài tập 1 (SGK trang 186)

 

V. Kiểm tra đánh giá chủ đề/bài học

- GV dự kiến một số câu hỏi, bài tập tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân của bạn:

............................................................................


............................................................................

 

- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.

.............................................................................

.............................................................................

V. Rút kinh nghiệm

.............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

.....................................................................................

Bạc Liêu, ngày  10  tháng 03 năm 2019

                                                                 Phê duyệt của GVHD

 

 

                                                               Huỳnh Trúc Linh

 

 

nguon VI OLET