Ngày soạn: 12/02/2017

Người soạn: Đỗ Văn Duy

Ngày dự: 15/02/2017

Dự lớp: 12A1

 

TIẾT 65 – BÀI 41: MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA SẮT

(Chương trình cơ bản)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức:

- Học sinh biết được:

+ Tính chất vật lý, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của sắt.

- Học sinh hiểu được:

+ Tính khử của hợp chất sắt (II): FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II).

2. Về kỹ năng:

- Viết các PTHH phân tử hoặc ion rút gọn minh họa tính chất hóa học.

- Nhận biết được ion Fe2+ trong dung dịch.

3. Về thái độ:

- Học sinh có thái độ nghiêm túc trong học tập.

- Học sinh có niềm say mê với môn hóa cũng như các môn khoa học thực nghiệm.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Một số hình ảnh của chất kết tủa, hợp chất của sắt trong bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Học bài và làm bài tập ở nhà, xem trước nội dung bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm.

IV. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Ổn định tổ chức: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

     Tính chất cơ bản của sắt là gì? Dẫn ra các PTHH để minh họa.

 

 

3. Đặt vấn đề: (1 phút)

     Hôm trước chúng ta đã nghiên cứu xong về sắt. Vậy một số hợp chất của sắt là gì? Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu tiết 65 – bài 41: Một số hợp chất của sắt.

4. Nội dung bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Hợp chất của sắt (II) (5 phút)

     GV: Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ dễ nhường 1e để trở thành Fe3+. Vậy tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là gì? Viết phương trình?

     HS: Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử.

Fe2+ → Fe3+ + 1e

     Tính chất hóa học cơ bản của hợp chất sắt (II) là tính khử.

Fe2+ → Fe3+ + 1e

Hoạt động 2: Sắt (II) oxit (10 phút)

     GV: Yêu cầu HS nêu tính chất vật lý của FeO?

     GV: Yêu cầu và gợi ý HS nêu tính chất hóa học của FeO?

 

    

GV: Từ tính chất hóa học đã nêu ở trên yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng minh họa.

 

     GV: Nêu cách điều FeO và yêu cầu HS viết phương trình phản ứng

 

    HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.

 

    HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.

 

 

 

    HS: Viết phương trình phản ứng minh họa.

 

 

 

 

    HS: Lắng nghe và viết phương trình phản ứng.

Fe(OH)2 FeO + H2O

Fe2O3 + CO 2FeO + H2O

- Tính chất vật lý của FeO:

     + Là chất rắn, màu đen, không có trong tự nhiên.

- Tính chất hóa học của FeO:

     + Tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng tạo ra muối sắt (II).

     + Tác dụng với axit HNO3 loãng, H2SO4 đặc, nóng tạo ra muối sắt (III).

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

3O + 10 HO3 loãng 3(NO3)3 + O + 5H2O

3FeO + NO3 + 10H+→ 3Fe3+ + NO + 5H2O

- Điều chế: Nung Fe(OH)2 hoặc khử Fe2O3 bằng CO, H2 ở nhiệt độ cao. 

Fe(OH)2 FeO + H2O

Fe2O3 + CO 2FeO + H2O

Hoạt động 3: Sắt (II) hiđroxit (10 phút)

     GV: Yêu cầu HS nêu tính chất vật lý của Fe(OH)2?

     GV: Yêu cầu và gợi ý HS nêu tính chất hóa học của Fe(OH)2?

     GV: Cho HS nghiên cứu thí nghiệm khi cho muối sắt (II) vào dung dịch kiềm và nhận xét.

 

     GV: Cho học sinh biết được Fe(OH)2 còn thể hiện tính bazơ và tính khử.

 

 

     GV: Cho học sinh biết phương trình phản ứng trên cũng là phương trình điều chế Fe(OH)2 và điều kiện cho phản ứng là phải trong điều kiện không có không khí.

    HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.

 

     HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.

 

 

     HS: Khi cho muối sắt (II) vào dung dịch kiềm, lúc đầu ta thu được kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ.

     HS: Lắng nghe và tự viết phương trình phản ứng.

 

 

 

 

     HS: Lắng nghe

- Tính chất vật lý của Fe(OH)2

     + Là chất màu trắng, hơi xanh, không tan trong nước.

- Tính chất hóa học của Fe(OH)2

     + Trong không khí Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3.

     Phương trình phản ứng:

Fe2+ + 2OH→ Fe(OH)2

4Fe(OH)2 + O2 + H2O → 4Fe(OH)3

 

 

 

 

     + Fe(OH)2 thể hiện tính bazơ khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng.

     + Fe(OH)2 thể hiện tính khử khi tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc.

 

 

- Điều chế:

     Điều chế trong điều kiện không có không khí.

Hoạt động 4: Muối sắt (II) (10 phút)

     GV: Yêu cầu HS nêu tính chất vật lý của muối sắt (II)?

 

     GV: Yêu cầu HS nêu tính chất hóa học của muối sắt (II)?

 

     GV: Nêu cách điều muối sắt (II) và yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.

     GV: Lưu ý cho HS muối sắt (II) điều chế được phải dung ngay vì trong không khí sẽ dần chuyển thành muối sắt (III).

     HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.

 

 

     HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.

 

 

     HS: Lắng nghe và viết phương trình phản ứng xảy ra.

Fe + 2HCl FeCl2 + H2

FeO + H2SO4 FeSO4 + H2O

- Tính chất vật lý của muối sắt (II)

     + Đa số muối sắt (II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.

Thí dụ: FeSO4.7H2O, FeCl2.4H2O.

- Tính chất hóa học của muối sắt (II)

     + Muối sắt (II) dễ bị oxi hóa thành muối sắt (III).

Thí dụ: FeCl2 + Cl2 2FeCl3

- Điều chế:

     Cho Fe (hoặc FeO, Fe(OH)2 tác dụng với axit HCl hoặc H2SO4 loãng.

Fe + 2HCl FeCl2 + H2

FeO + H2SO4 FeSO4 + H2O

V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ (5 phút)

- Củng cố kiến thức trọng tâm trong bài.

     + FeO tác dụng với axit HNO3 loãng, H2SO4 đặc, nóng tạo ra muối sắt (III).

     + FeO tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng tạo ra muối sắt (II).

     + Trong không khí Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3.

     + Fe(OH)2 thể hiện tính bazơ khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng.

     + Fe(OH)2 thể hiện tính khử khi tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc.

     + Muối sắt (II) dễ bị oxi hóa thành muối sắt (III).

- HS về làm bài tập trong SGK và SBT.

- HS chuẩn bị nội dung phần tiếp theo của bài.

Duyệt của GVHD

 

 

 

 

 

 

 

VI. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

- Phân phối thời gian:................

- Nội dung:.......................

- Phương pháp:.................... 

...............................

 

nguon VI OLET