Ngày soạn:
Người soạn: Huỳnh Minh Trung
BÀI 45: AXIT CACBOXYLIC
I.MỤC TIÊU
Kiến thức
Biếtđịnh nghĩa, cách phân loại và cách gọi tên axit cacboxylic.
Hiểu được mối liên quan giữa cấu trúc của nhóm cacboxylic và liên kết hiđro ở axit cacboxylic với tính chất vật lý của chúng.
Giải thích được đặc điểm cấu tạo phân tử,từ đó có thể dự đoán tính chất hóa học của axit cacboxylic:
+ Tính axit.
+ Phản ứng thế nhóm –OH.
Kĩ năng
Biết cách viết CTCT và gọi tên một số axit đồng phân.
Dựa vào tính chất vật lý và cấu trúc dự đoán tính chất hóa học.
Vận dụng đặc điểm cấu tạo giải thích một số tính chất vật lí của axit cacboxylic.
Tình cảm, thái độ
Giáo dục HS có thái độ nghiêm túc trong việc học tập, say mê khoa học.
Năng lực cần hướng tới
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
+ Giải thích sự ảnh hưởng của đặc điểm cấu tạo tới tính chất vật lý.
+ So sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của axit cacboxylic với ancol và phenol có cùng số C.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ Sử dụng thuật ngữ hóa học: viết và biểu diễn đúng công thức hóa học.
+ Sử dụng danh pháp: gọi tên axit cacboxylic.
Năng lực hợp tác nhóm để hoàn thành phiếu học tập, trò chơi.
Năng lực thực hành hóa học.
Phát triển năng lực sáng tạo.
+ Biết tự nghiên cứu,tự phát hiện được vấn đề cần giải quyết.
+ Biết đề xuất nhiều phương án giải quyết mới lạ đúng hướng để giải quyết vấn đề.
II. TRỌNG TÂM
Đặc điểm cấu trúc phân tử của axit cacboxylic.
Tính chất vật lý của axit cacboxylic
III. PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại gợi mở: GV – HS
Thuyết trình, giảng giải: GV
IV. PHƯƠNG TIỆN
Giáo viên:Máy chiếu, giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, tranh ảnh và bảng phụ.

BẢNG PHỤ
Điền các thông tin vào chỗ trống:
Axit cacboxylic là những …………………mà phân tử có nhóm ………………… liên kết trực tiếp ……………………………………
Axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở có CTPT chung là: ..……………………………………
Trạng thái: Các axit đều là chất…………………………..hoặc chất…………………..ở………………………………
Tính tan: Độ tan trong nước của các axit…..………….….. theo chiều tăng của phân tử khối. Trong đó, axit fomic, axit axetic……………………………..
Mùi vị: Mỗi axit đều có……………………….. : axit axetic có vị giấm ăn, axit oxalic có vị chua của me.













Học sinh:
+ Dụng cụ học tập.
+ Xem trước bài 10
+ Ôn lại bài axit axetic ở lớp 9.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp (1 phút): Ổn định lớp và kiểm tra sỉ số, tác phong học sinh.
Kiểmtra bài cũ: Tiến hành kiểm tra trong quá trình dạy học.
Hoạt động dạy học:(35’)
BÀI 45: AXIT CACBOXYLIC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung

I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới(1’)

Trong thực đơn của con người thì trái cây chiếm một phần khá quan trọng, thường ngày chúng ta ăn cam ,bưởi, nho, uống nước chanh ta thấy chúng có vị chua đặc trưng của mỗi loại trái cây. Vậy tại sao chúng lại có vị chua đặc trưng như thế? Đó là do trong trái cây có các axit hữu cơ hay còn gọi là axit cacboxylic mà mỗi loại axit lại có một vị chua riêng.
Axit cacboxylic là gì? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài 45: Axit cacboxylic.
HS lắng nghe.


Hoạt động 2: Định nghĩa(5’)

GV: Cho HS xem công thức cấu tạo của một số axit hữu cơ:
H-COOH
CH3-COOH
C6H5-COOH
HOOC-COOH
GV: Yêu cầu HS quan sát và nhận xét đặc điểm chung của các hợp chất trên. Liên hệ với định nghĩa anđehit từ đó nêu định nghĩa axit cacboxylic.


GV lưu ý: Nguyên tử Cacbon này có thể của gốc hiđrocacbon hoặc của nhóm –COOH khác.
GV cho một số ví dụ:
Ví dụ
C2H5-COOH : nhóm –COOH liên kết trực tiếp với C của nhánh ankyl.
HOOC-COOH :nhóm –COOH liên kết trực tiếp với C của nhóm cacboxylic khác.
GV: giới thiệu nhóm cacboxyl (-COOH) là nhóm chức của axit cacboxylic.
* Chuyển ý:Chúng ta vừa mới tìm hiểu thế nào là axit cacboxylic. Vậy axit cacboxylic được phân loại ra sao. Cô và các em sẽ
nguon VI OLET