Ngày soạn:
Người soạn: Huỳnh Minh Trung

BÀI 45: AXIT CACBOXYLIC (tiết 2)

I. MỤC TIÊU
A. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Học sinh hiểu:
- Hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của nhóm cacboxyl cũng như tính chất hóa học và điều chế axit cacboxylic
Học sinh biết :
- Biết phương pháp điều chế và ứng dụng của axit cacboxylic .
2. Kỹ năng
Vận dụng tính chất chung của axit và axit axetic để hiểu đúng tính chất hóa học của axit cacboxylic.
Viết các phương trình ion rút gọn các phản ứng của axit cacboxylic tác dụng với tác chất, và giải các bài tập về axit cacboxylic.
B. TRỌNG TÂM
Tính chất hóa học của axit cacboxylic
II. CHUẨN BỊ
Giáo án
Bài giảng điện tử
Đoạn video (tính chất hóa học chung của axit cacboxylic, phản ứng thế ở nhóm –OH)
Hình ảnh về ứng dụng của axit cacboxylic trong đời sống
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Gọi tên các axit dưới đây theo tên thay thế:
H-COOH ; CH3-COOH ; CH3CH2-COOH ; (CH3)2CH-COOH ; CH2=CH-COOH
Axit cacboxylic là gì?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung (trình chiếu)

Hoạt động 1: Nghiên cứu tính chất hóa học của axit cacboxylic thông qua tính chất hóa học của axit axetic

GV: Yêu cầu HS viết sơ đồ phân ly của axit axetic
GV: Cho HS quan sát đoạn video về phản ứng của CH3COOH với Zn, CuO, CaCO3, HS nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng?


- HS viết phương trình điện li của axit cacboxylic.
- HS quan sát đoạn video, nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính axit
a. Độ phân li:

b. Tác dụng với bazơ, oxit bazơ:


c. Tác dụng với muối

d. Tác dụng với kim loại đứng trước hidro:
Zn + 2CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2(

Hoạt động 2: Nghiên cứu phản ứng thế nhóm –OH

GV: Cho HS xem đoạn video phản ứng giữa CH3COOH và C2H5OH, yêu cầu HS quan sát, cho biết sản phẩm tạo thành là gì? Viết phương trình phản ứng?
GV: Cho biết vai trò của H2SO4 trong phản ứng?
* Chú ý:
- Cách viết phương trình tạo este: Gốc rượu luôn liên kết trực tiếp với nguyên tử oxi. Axit mất nhóm OH và rượu mất H tại nhóm OH.
- Phản ứng giữa ancol và axit tạo thành este và nước được gọi là phản ứng este hóa.
Đặc điểm của phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch và cần axit H2SO4 đặc làm chất xúc tác.
- HS quan sát, trả lời, viết phương trình.
2. Phản ứng thế nhóm -OH



Nhận xét: H2SO4 đặc đóng vai trò là chất xúc tác cho phản ứng. H2SO4 đặc hút nước sinh ra để cân bằng dịch chuyển về phía tạo este.
Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch.

Hoạt động 3: Điều chế

GV: Hãy cho biết các cách điều chế axit axetic, và viết phương trình phản ứng?
* Chú ý: Trong công nghiệp người ta đi từ metanol
- HS: Dựa vào sách giáo khoa và kiến thức đã biết để trả lời, và viết phương trình.
V. ĐIỀU CHẾ
1. Phương pháp lên men giấm

2. Oxi hóa andehit axetic

3. Oxi hóa ankan

4. Từ methanol


Hoạt động 4: Ứng dụng

GV: Sử dụng hình ảnh về ứng dụng của axit cacboxylic trong đời sống và yêu cầu HS nêu ứng dụng của axit cacboxylic.

- HS: Nhìn vào hình và nêu ứng dụng của axit cacboxylic.
VI. ỨNG DỤNG
- Làm nguyên liệu cho công nghiệp mĩ phẩm, công nghiệp dệt, công nghiệp hóa học,…

4. Củng cố kiến thức
Cho biết tính chất hóa học của axit cacboxylic là gì? Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho axit RCOOH tác dụng với: K, Na, Ba(OH)2, Na2CO3, CuO, ROH (xt).
Yêu cầu HS làm bài tập 7 sách giáo khoa trang 210
5. Dặn dò
Làm bài tập: 1, 2, 3, 4, 5, 6 sách giáo khoa trang 210
Ôn tập các kiến thức liên quan đến andehit, xeton, axit cacboxylic
Chuẩn bị bài 46



nguon VI OLET