GVHD: Võ Thị Huỳnh Như
SVTT: Huỳnh Minh Trung
MSSV: 0015410940
Ngày dạy: 07/03/2019

Bài 45: HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH
(Tiết 1 + 2)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo phân tử, tính chất vật lý, tính chất hóa học đặc trưng của SO2, SO3.
- Biết được chất gây ô nhiễm và nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng mưa axit.
- Biết được các ứng dụng và các phương pháp điều chế SO2, SO3.
- Biết được SO2, SO3 là một oxit axit.
- Biết được SO2 vừacó tính khử, vừa có tính oxi hóa, SO3 chỉ có tính oxi hóa.
2. Kỹ năng:
- Từ cấu tạo phân tử và số oxi hóa suy ra tính chất của SO2, SO3.
- Viết PTHH minh họa cho tính chất của SO2, SO3.
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học của SO2, SO3.
- Giải thích hiện tượng ô nhiễm không khí, mưa axit.
- Trình bày được những phương pháp điều chế SO2, SO3.
- Tính toán hóa học SO2 tác dụng với dung dịch kiềm.
- Mô tả được phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Giúp học sinh nhận thức được khí SO2 là khí gây ô nhiễm và là chất gây mưa axit.
- Giáo dục học sinh về ảnh hưởng của khí SO2 đến môi trường, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống.
- Yêu thích môn học hơn.
4. Các năng lưc cần hướng tới:
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực hợp tác nhóm nhỏ.
- Năng lực tính toán.
5. Trọng tâm bài học:
- Nhấn mạnh đượctính chất hóa học của SO2 và SO3.
II. Phương pháp.
- Phương pháp trực quan sinh động.
- Phương pháp thuyết trình – vấn đáp.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị.
- GV: máy chiếu, video thí nghiệm, giáo án, SGK, hình ảnh, thí nghiệm ảo.
Hóa chất: Na2SO3, H2SO4, dd KMnO4, dd Br2, NaOH.
Dụng cụ: Giá đựng, kẹp gỗ, đèn cồn, ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc.
- HS: ôn tập bài cũ, đọc trước bài mới, SGK.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp: 1 phút.
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
- Hoàn thành sơ đồ phản ứng, ghi điều kiện nếu có.


Trả lời:
(1) S + Fe  FeS
(2) ++ H2S.
(3) 2H2S + O2 (thiếu)2H2O + 2S
(4) S + O2 SO2
(5) H2S + 4Br2 + 4H2O H2SO4 + 8HBr.
(6) 2H2S + 3O2(dư) 2H2O + 2SO2

3. Tiến trình dạy học:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Vào bài. (2 phút)

BÀI 45: HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH.
- Tiết vừa rồi các em đã được học về hợp chất của H và S đó là chất gì? Vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hợp chất tiếp theo của lưu huỳnh đó là hợp chất có oxi của lưu huỳnh.
- Học sinh trả lời câu hỏi và lắng nghe.

I. Lưu huỳnh đioxit.
Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử(5 phút)

I. Lưu huỳnh đioxit.
1. Cấu tạo phân tử:
- CTPT: SO2
- CTCThoặc 
- Trong hợp chất SO2, nguyên tử S có số oxi hóa +4.
- GV: yêu cầu HS viết cấu hình electron của S, O. Giải thích liên kết hóa học trong phân tử SO2. từ đó viết CTPT, CTCT của SO2.
- Trong hợp chất SO2, S có số oxi hóa là bao nhiêu?
-HS: viết cấu hình electron, từ cấu hình electron viết CTPT, CTCT.


- HS trả lời.

Hoạt động 3: Tính chất vật lý (5 phút)

2. Tính chất vật lý.
- Là chất khí, không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí, độc.
- Tan nhiều trong nước.
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và nêu tính chất vật lý của SO2.
- GV nhận xét và bổ sung
nguon VI OLET