BÀI 5 - SGK TIN HỌC 12

CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG

 

  1. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG

-         Kiến thức:

  • Biết cách cập nhật dữ liệu: thêm bản ghi mới, chỉnh sửa bản ghi, xóa bản ghi;
  • Biết cách sắp xếp dữ liệu tăng, giảm theo trường (ở chế độ hiển thị dạng bảng);
  • Biết cách tìm kiếm các bản ghi theo giá trị của một trường (hoặc một phần của trường);
  • Biết cách lọc dữ liệu để lấy một số bản ghi thoả mãn một số điều kiện (lọc theo ô dữ liệu đang chọn và lọc theo mẫu);
  • Biết cách in dữ liệu từ bảng.

-         Kỹ năng:

  • Thực hiện cập nhật dữ liệu ở chế độ hiển thị trang dữ liệu:

 

-                   Thêm bản ghi mới (Add) ;

 

-                   Chỉnh sửa bản ghi hiện thời (Edit);

 

-                   Xóa bản ghi hiện thời (Delete).

 

  • Thực hiện sắp xếp và lọc:

 

-                   Sắp xếp ở chế độ hiển thị trang dữ liệu. Sử dụng nút lệnh sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần trên thanh công cụ dựa trên giá trị của trường được chọn;

 

-                   Lọc ở chế độ hiển thị trang dữ liệu. Sử dụng các nút lệnh tương ứng trên thanh công cụ Table Datasheet để thực hiện lọc theo ô dữ liệu đang chọn và lọc theo mẫu.

 

  • Thực hiện thao tác tìm kiếm và thay thế thông tin trong bảng.

-         Thái độ:

  • Học sinh nghiêm túc học bài theo sự hướng dẫn của giáo viên;
  • Cẩn trọng khi thao tác với hệ quản trị cơ sở dữ liệu;

-         Đề xuất năng lực có thể hướng tới

  • Năng lực làm việc nhóm: giao tiếp, hợp tác hiệu quả để tìm ra giải pháp, đạt được mục tiêu của bài toán tin học đặt ra.
  • Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra khi giải quyết các bài toán liên quan đến thao tác với bảng trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
  • Làm việc có phương pháp, tự tin, kiên trì trước những vấn đề phức tạp, khó; làm việc có kế hoạch, khoa học, chính xác, tỉ mỉ.
  • Sử dụng thành thạo, đúng quy định các thiết bị vào/ra.

  • Tìm kiếm, xác định được công nghệ nào là hữu ích và chọn lựa công cụ, công nghệ thích hợp cho các công việc khác nhau.
  1. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ BÀI HỌC

Tên chủ đề: BÀI 5 - SGK TIN HỌC 12

CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG

Khái quát các hoạt động học tập:

  1. KHỞI ĐỘNG

1. Hoạt động 1. Tạo tình huống học tập dẫn đến yêu cầu cần cập nhật dữ liệu (5 phút)

(1)      Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh có nhu cầu biết các thao tác cập nhật dữ liệu.

(2)      Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm, trực quan.

(3)      Phương tiện dạy học: SGK, Bảng phụ, Bảng tương tác, máy tính.

(4)      Sản phẩm: Học sinh có nhu cầu mong muốn được học thêm các thao tác cập nhật dữ liệu.

Nội dung hoạt động:

GV chia lớp học ra thành một số nhóm tùy tình hình thực tế (sĩ số lớp, bố trí bàn, ghế, …)

GV nêu tình huống: “Có một học sinh chuyển từ trường THPT Long Thành đến trường THPT Lê Hồng Phong ở Biên Hòa. Trường THPT Lê Hồng Phong sẽ lưu trữ hồ sơ học sinh như thế nào trong cơ sở dữ liệu Quản_Lý_HS?”

GV treo bảng Học_Sinh cho HS quan sát.

GV cho HS thảo luận để đưa ra các thao tác xử lý cụ thể.

HD thảo luận theo nhóm.

HS giơ tay phát biểu diễn đạt các thao tác thực hiện (đã thảo luận ở trên).

GV ghi lên bảng hoặc chiếu lên bằng máy chiếu ý diễn đạt của HS theo định hướng như sau: thêm 01 dòng mới vào cuối bảng Học_Sinh thông tin của HS mới chuyển đến.

GV: Để thực hiện được thao tác thêm 01 dòng mới vào cuối một bảng thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các thao tác cập nhật dữ liệu.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoạt động 2. Xây dựng các bước thêm bản ghi mới vào bảng (10 phút)

(1)      Mục tiêu: HS biết các bước thực hiện thao tác thêm bản ghi mới.

(2)      Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm, trực quan.

(3)      Phương tiện dạy học: SGK, Bảng phụ, Bảng tương tác, máy tính.

(4)      Sản phẩm: Kết quả thực hành trên máy tính thao tác thêm một bản ghi mới vào bảng.

Nội dung hoạt động:


GV thực hiện các bước như sau trên máy tính và cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu:

Bước 1. Mở bảng Học_Sinh (ở chế độ trang dữ liệu).

Bước 2. Thực hiện 01 trong 02 cách thông dụng sau để thêm 01 bản ghi mới:

-       Cách 01: Nháy nút lệnh New Record trên thanh công cụ.

-       Cách 02: Vào menu Insert | New Record.

Bước 3. Nhập thông tin của HS vào bản ghi mới.

Bước 4. Lưu và đóng bảng Học_Sinh.

HS quan sát và ghi nhớ các bước trên.

GV mở cơ sở dữ liệu Quản_lý_HS, mở bảng Hoc_Sinh ở chế độ Datasheet, gọi một HS lên thực hành thao tác thêm một bản ghi mới (thêm thông tin một học sinh mới) vào bảng Hoc_Sinh.

HS lên bảng thực hiện trên máy tính của GV.

GV nhận xét và kết luận.

2. Hoạt động 3. Tạo tình huống học tập dẫn đến yêu cầu cần sắp xếp dữ liệu (5 phút)

(1)      Mục tiêu: HS biết các bước thực hiện thao tác sắp xếp dữ liệu trong bảng.

(2)      Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm, trực quan.

(3)      Phương tiện dạy học: SGK, Bảng phụ, Bảng tương tác, máy tính.

(4)      Sản phẩm: Kết quả thực hành trên máy tính thao tác sắp xếp dữ liệu trong bảng.

Nội dung hoạt động:

GV chia lớp học ra thành một số nhóm tùy tình hình thực tế (sĩ số lớp, bố trí bàn, ghế, …)

GV nêu tình huống: “Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2014-2015, trường THPT Long Thành tổ chức lưu trữ thông tin về kỳ thi trong cơ sở dữ liệu Tuyển_Sinh_10 của hệ QTCSDL MS Access. Sau kỳ thi, điểm số của thí sinh được cập nhật trong bảng Điểm_Thi với các cột: Số_BD, Môn_1, Môn_2, Môn_3, ĐiểmKK, Tổng_Điểm. Để xác định điểm chuẩn vào lớp 10 cần thực hiện như thế nào? Biết chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 của trường là 380 học sinh

GV treo bảng Diem_Thi cho HS quan sát.

GV cho HS thảo luận để đưa ra các thao tác xử lý cụ thể.

HS thảo luận theo nhóm.

HS giơ tay phát biểu diễn đạt các thao tác thực hiện (đã thảo luận ở trên).

GV ghi lên bảng hoặc chiếu lên bằng máy chiếu ý diễn đạt của HS theo định hướng như sau: sắp xếp giảm dần bảng Điểm_Thi theo Tổng_Điểm của HS. Sau đó quan sát học sinh thứ 380 để xác định Tổng_Điểm của thí sinh này. Đây có thể sẽ là Điểm_Chuẩn.

3. Hoạt động 4. Xây dựng các bước sắp xếp dữ liệu trong bảng (10 phút)

(1)      Mục tiêu: HS biết các bước thực hiện thao tác sắp xếp dữ liệu trong một bảng.

(2)      Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm, trực quan.

(3)      Phương tiện dạy học: SGK, Bảng phụ, Bảng tương tác, máy tính.


(1)      Sản phẩm: Kết quả thực hành trên máy tính thao tác sắp xếp dữ liệu trong bảng.

Nội dung hoạt động:

GV thực hiện các bước như sau trên máy tính và cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu:

Bước 1. Mở bảng Điểm_Thi (ở chế độ trang dữ liệu).

Bước 2. Thực hiện 01 trong 02 cách sau để sắp xếp giảm dần theo Tổng_Điểm:

-       Cách 01: Đặt con nháy trên cột Tổng_Điểm, nháy nút lệnh Sort Descending trên thanh công cụ.

-       Cách 02: Vào menu Record | Sort | Sort Descending.

Bước 3. Quan sát bản ghi thứ 380 để xem Tổng_Điểm của thí sinh này là bao nhiêu.

Bước 4. Tùy trường hợp thực tế để kết luận về điểm chuẩn.

GV mở cơ sở dữ liệu Quản_lý_HS, mở bảng Điểm_Thi ở chế độ Datasheet, gọi một HS lên thực hành thao tác sắp xếp giảm dần theo Tổng_Điểm.

HS lên bảng thực hiện trên máy tính của GV.

GV nhận xét và kết luận.

4. Hoạt động 5. Tạo tình huống học tập dẫn đến yêu cầu cần lọc dữ liệu (5 phút)

(1)      Mục tiêu: HS biết các bước thực hiện thao tác lọc dữ liệu trong bảng.

(2)      Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm, trực quan.

(3)      Phương tiện dạy học: SGK, Bảng phụ, Bảng tương tác, máy tính.

(4)      Sản phẩm: Kết quả thực hành trên máy tính thao tác lọc dữ liệu trong bảng.

Nội dung hoạt động:

GV chia lớp học ra thành một số nhóm tùy tình hình thực tế (sĩ số lớp, bố trí bàn, ghế, …)

GV cho HS quan sát kết quả sắp xếp như trên. Từ đó gợi ý để HS phát hiện thấy có trường hợp một số thí sinh bị điểm 0 mặc dù Tổng_Điểm vẫn cao hơn hoặc bằng điểm chuẩn.

GV cho HS thảo luận để đưa ra cách giải quyết vấn đề phát sinh này, nghĩa là thí sinh thi đậu thì không được có điểm 0.

HS thảo luận theo nhóm.

GV cho HS phát biểu để đưa ra cách xử lý trường hợp thí sinh bị điểm 0.

GV ghi lên bảng hoặc chiếu lên bằng máy chiếu ý diễn đạt của HS theo định hướng như sau: loại bỏ những trường hợp thí sinh bị 0 điểm (Môn1, Môn2 hoặc Môn3).

5. Hoạt động 6. Xây dựng các bước lọc dữ liệu trong bảng (10 phút)

(1)      Mục tiêu: HS biết các bước thực hiện thao tác sắp xếp dữ liệu trong một bảng.

(2)      Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm, trực quan.

(3)      Phương tiện dạy học: SGK, Bảng phụ, Bảng tương tác, máy tính.

(4)      Sản phẩm: Kết quả thực hành trên máy tính thao tác sắp xếp dữ liệu trong bảng.

Nội dung hoạt động:


Với cách giải quyết vần đề phát sinh như trên, GV thực hiện các bước như sau trên máy tính và cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu:

Bước 1. Thực hiện 01 trong 02 cách sau để sử dụng chức năng lọc theo mẫu:

-       Cách 01: Nháy nút lệnh trên thanh công cụ.

-       Cách 02: Vào menu Record | Filter | Filter by Form.

Bước 2. Đặt con nháy vào ô trống trên cột Môn1, nhập vào điều kiện >0.

Bước 3. Lặp  lại bước 2 cho 02 môn còn lại.

Bước 4. Thực hiện lọc theo 01 trong 02 cách sau:

-       Cách 01: nháy nút lệnh Apply Filter trên thanh công cụ.

-       Cách 02: Vào menu Filter | Apply Filter/Sort.

GV giới thiệu cho HS biết các thao tác thực hiện như trên gọi là lọc theo mẫu.

GV mở cơ sở dữ liệu Quản_lý_HS, mở bảng Điểm_Thi ở chế độ Datasheet, gọi một HS lên thực hành thao tác lọc ra danh sách học sinh có ít nhất 1 môn bị điểm 0.

HS lên bảng thực hiện trên máy tính của GV.

GV nhận xét và kết luận.

BÀI SOẠN CỦA NHÓM ÁP DỤNG CHO 01 TIẾT HỌC (45 phút)

nguon VI OLET