Ngày soạn: 04/10/2020 Ký duyệt
Ngày dạy: 06/10 -> 10/10/2020

PHT. Trịnh Thị Dung

Tiết 9 – Bài 6: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ (Tiếp theo)
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
+ Giúp HS hiểu được phân tử là gì, so sánh được hai khái niệm phân tử và nguyên tử, biết được trạng thái của chất.
+ Biết tính thành thạo phân tử khối của một chất, so sánh nặng nhẹ của các phân tử.
+ Củng cố để hiểu kĩ hơn các khái niệm đã được học.
2. Kỹ năng:
+ Rèn kĩ năng tính toán
+ Biết sử dụng hình vẽ, thông tin để phân tích ( giải quyết vấn đề.
3. Giáo dục: Tạo hứng thú học tập bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Giảng giải, hỏi đáp, quan sát hoạt động nhóm, luyện tập.....
C.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1. GV : Chuẩn bị tranh vẽ 1.10, 1.11, 1.12, 1.13, 1.14
2. HS : Ôn lại I, II của bài đơn chất và hợp chất, làm các bài tập.
D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: HS1: Làm bài tập 1
HS2: Làm bài tập 2
III. Bài mới:
Đặt vấn đề:
Ta đã biết có hai loại chất là đơn chất và hợp chất. Dù là đơn chất hay hợp chất cũng đều do các hạt nhỏ cấu tạo nên. Để biết đó là các hạt gì chúng ta cùng nghiên cứu phần tiếp theo của bài học này.
2.Phát triển bài:

Hoạt động của GV và HS
Nội dung

* Hoạt động 1:Phân tử
- GV treo tranh vẽ 1.11, 1.12, 1.13 Sgk.
- HS quan sát tranh vẽ mô hình tuợng trưng các phân tử hiđro, oxi, nước.
? Mẫu khí hiđro và mẫu khí oxi các hạt phân tử có cách sắp xếp như thế nào. Nhận xét.
? Tương tự, đối với nước, muối ăn.
? Vậy các hạt hợp thành của 1 chất thì như thế nào.
- GV: + Các hạt hợp thành của một chất thì đồng nhất như nhau về thành phần và hình dạng và kích thước.
+ Mỗi hạt thể hiện đầy đủ tính chất của chất và đại diện cho chất về mặt hóa học và được gọi là phân tử.
? Phân tử là hạt như thế nào.
- GV giải thích trường hợp phân tử các kim loại: nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử ( như Cu, Fe, Al, Zn, Mg....)

- Cho học sinh nhắc lại định nghĩa NTK.
? Tương tự như vậy em hãy nêu định nghĩa PTK.
- GV lấy ví dụ giải thích.
(H2O = 1.2 +16 = 18 đvC;
CO2 = 12 + 16 . 2 = 44 đvC )
- Từ VD trên HS nêu cách tính PTK của 1 chất.
- HS nêu cách tính GV bổ sung và khái quát thành công thức:

? Tính PTK các hợp chất sau: O2, Cl2,CaCO3; H2SO4, Fe2(SO4)3....

III. Phân tử:
1.Định nghĩa:
VD:
- Khí hiđro, oxi : 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau.
- Nước : 2H liên kết với 1O.
- Muối ăn: 1Na liên kết với 1Cl.








* Định nghĩa: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.


2.Phân tử khối:

* Định nghĩa: (Skg)






VD: O2 = 2.16 = 32 đvC ; Cl2 = 71 đvC.
CaCO3 = 100 đvC ; H2SO4 = 98 đvC.

IV. Củng cố:
* Cho HS nhắc lại nội dung chính của bài:
+ Phân tử là gi?
+ Phân tử khối là gì?
+ Khoảng cách các chất ở các thể rắn, lỏng, khí như thế nào?
* Cho HS làm bài tập 6
* GV nhận xét, bổ sung cần thiết
Giải:
Bài tập 6: CO2 = 44, CH4 = 16, HNO3 = 63, KMnO4 = 158
V.Dặn dò: Bài tập về nhà: 4, 5, 7, 8 (SGK) .
VI.
nguon VI OLET